” />
Làm rõ cấu thành tội phạm của tộisử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảncó ý nghĩa quyết định trong việc phân biệt tộisử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảnvới những tội phạm khác. Điều đó cũng có nghĩa là cấu thành tội phạmsử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảnlà căn cứ pháp lý để Tòa án kết án một người có phạm tộisử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảnhay không. Khoa học về pháp luật hình sự xác định có 04 yếu tố cấu thành tội phạm, đó là: chủ thể tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và khách thể của tội phạm. 04 yếu tố cấu thành tội phạm có mối liên hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau.
Đang xem: Tội phạm mạng là gì
BấmVÀO ĐÂYđể hiểu thêm về từng yếu tố cấu thành tội phạm.
1.1 Chủ thểcủa tội phạm
Những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự về tộisử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
1.2 Mặt khách quan của tội phạm
Để hiểu khái niệm “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” cần làm rõ các khái niệm sau:
Mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau (Khoản 3 Điều 2 Thông tư 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009)
Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông (Khoản 10 Điều 3 Luật Viễn thông 2009)
Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự (Khoản 5 Điều 4. Giải thích từ ngữ Luật Giao dịch điện tử 2005)
Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự (Khoản 10 Điều 4. Giải thích từ ngữ Luật Giao dịch điện tử 2005)
Thương mại điện tửlà việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử (Khoản 5Điều 2 Thông tư 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009)
Thẻ ngân hàng làcông cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ (Khoản 6Điều 2 Thông tư 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009)
Chiếm đoạt tài sản: Là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình (1)
*Ghi chú: (1) Theo từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Chủ biên GS. Hoàng Phê, NXB Hồng Đức năm 2018
Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các công cụ phạm tội như sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và phương tiện điện tử được (là hành vi hành động) được thể hiện ở một số dạng như sau:
– Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của Cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ là hành vi dùng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà người phạm tội biết được thông qua các cách thức khác nhau, rồi dùng thông tin đó để trả tiền hàng hóa, dịch vụ mà mình sử dụng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
– Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Làm giả thẻ ngân hàng là việc cá nhân không có thẩm quyền sản xuất, phát hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất thẻ giống như thẻ ngân hàng (trong đó có chứa đựng thông tin, dữ liệu như thẻ của ngân hàng phát hành).
– Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa hoặc sử dụng mã truy cập của người khác mà không được sự cho phép của người đó để truy cập vào tài khoản không phải của mình.
– Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng là sử dụng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật về một sản phẩm, một vấn đề, lĩnh vực trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu trên mạng nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản, người quản lý tài sản, làm cho họ tưởng là thật và mua, bán hoặc đầu tư vào lĩnh vực đó.
– Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi tạo ra một hệ thống viễn thông, internet mà không được pháp luật cho phép, nhằm thu hút khách hàng vào sử dụng và chiếm đoạt tài sản của họ.
Xem thêm: Dragon : Con Rồng Tiếng Anh Là Gì, Con Rồng Đất
Hậu quả: Không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Hậu quả chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên khi có hậu quả xảy ra thì hậu quả là dấu hiệu bắt buộc cần phải xem xét.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả: Không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản. Tuy nhiên, nếu có hậu quả xảy ra thì việc xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc.
1.3 Mặt chủ quan của tội phạm
Nội hàm cụm từ “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” đã thể hiện người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (xâm phạm đếntrật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh mạng, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, quyền sở hữu tài sản của người khác)vẫn mong thực hiện hành vi đó.
Bộ luật 100/2015/QH13 – Bộ luật Hình sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần: Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
1.4 Khách thể của tội phạm
Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh mạng, phương tiện điện tử, đồng thời xâm phạm quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân.
2. Khi nào một người phạm tộisử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản(tội phạm hoàn thành)
Tội phạmsử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảnhoàn thành (có nghĩa là người phạm tội phải chịu đầy đủ trách nhiệm hình sự và hình phạt theo quy định tạiĐiều 290 BLHS) khi hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản (cấu thành cơ bản) sau đây:
– Người đó phải đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (xem mục 1.1 văn bản này);
– Người đó đã thực hiện hành vidụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của Cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bấthợp phápvào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoánqua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.(xem mục 1.2 và mục 1.4 văn bản này);
– Người đó phải thực hiện hành vi phạm tộimột cách cố ý (xem mục 1.3 văn bản này).
Cấu thành tội phạm gồm hai loại: Cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. Tội phạm có cấu thành vật chất hoàn thành khi hậu quả đã xẩy ra, còn cấu thành tội phạm hình thức hoàn thành khi hành vi phạm tội xẩy ra mà không phụ thuộc vào việc hậu quả đã xẩy ra hay chưa.
Xem thêm: Difference Between Vty Line Vty 0 4 Là Gì, Line Vty 0 4 Là Gì
Nội hàm của từ “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” được quy định trong nội dung điều luật đã thể hiện rõ hành vi của người phạm tộiđã thể hiện rõ sựnguy hiểm cho xã hội (xâm phạm trực tiếp đếntrật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh mạng, mạng viễn thông, phương tiện điện tử). Do đó, tộisử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảnđược pháp luật quy định là tội có cấu thành hình thứcvà tội phạm hoàn thành khi thực hiện xong một trong các hành vi nêu tại mục 1.2 văn bản này.