Tôm thẻ là một món ăn rất được nhiều người ưa thích. Tại thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều loại tôm khác nhau như: Tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ chân đỏ, tôm thẻ bạc, v.v. Nổi bật trong đó là tôm thẻ chân trắng. Nếu bạn chưa biết loại tôm này là gì và đặc điểm của chúng ra sao, thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

*

Tôm thẻ là một loại được nuôi nhiều nhất ở miền Nam của Việt Nam

Tôm thẻ là gì?

Tôm thẻ có gồm có thể các loại khác như: tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ bạc, tôm thẻ chân đỏ, v.v. là một loại tôm panđan thuộc vùng đông Thái Bình Dương. Tôm thẻ thường được đánh bắt hoặc nuôi lấy thịt làm thực phẩm. Ecudor, Mexico và Brazil là những nơi cung cấp tôm thẻ chủ yếu. Hiện nay, loài tôm này được nuôi rất nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam,…

Phân loại tôm thẻ

Tôm thẻ chân trắng

*

Tôm thẻ chân trắngTên tiếng anh: White ShrimpTên khoa học: Lipopenaeus vannameiTên gọi khác: Penaeus vannameiNgành: ArthropodaLớp: MalacostracaBộ: DecapodaHọ: PenaeidaeGiống: LitopenaeusLoài: Lipopenaeus vannamei Boone, 1931

Tôm bạc thẻ

*

Tôm bạc thẻTên tiếng anh: Banana prawnTên khoa học: Fenneropenaeus merguiensisTên gọi khác: Tôm bạc gân, Banana shrimp, Tép bạcNgành: ArthropodaLớp: MalacostracaBộ: DecapodaHọ: PenaeidaeGiống: FenneropenaeusLoài: Fenneropenaeus merguiensis De Man, 1888

Tôm thẻ đuôi đỏ

*

Tôm thẻ đuôi đỏTên tiếng anh: Indian white prawnTên khoa học: Fenneropenaeus indicusTên gọi khác: Tôm thẻ Ấn Độ, Penaeus indicusNgành: ArthropodaLớp: MalacostracaBộ: DecapodaHọ: PenaeidaeGiống: FenneropenaeusLoài: Fenneropenaeus indicus H. Milne-Edwards, 1837

Đặc điểm chung của tôm thẻ

Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 – 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.Bạn đang xem: Tôm thẻ tiếng anh là gì

Đang xem: Tôm thẻ tiếng anh là gì

Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.

Đang xem: Tôm thẻ tiếng anh là gì

Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson (gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 – 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực.

Phân bố

Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.

Tập tính

Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 – 34‰, pH = 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 28oC.

Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú.

Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 – 120 ngày. Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú.

Sinh sản

Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 – 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 – 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 – 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius. ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm P.Vannamei khoảng 0,88 – 3mm.

Xem thêm: Cách Mạng Tư Sản Là Gì ? Câu Hỏi 11819 Lịch Sử 11/Phần 1/Chương 3/Bài 8

Hiện trạng

Có nhiều nước Mỹ La Tinh ở bờ Đông Thái Bình Dương có nghề khai thác tôm chân trắng như Pêru, Equađo, El Sanvado, Pa-na-ma, Costa Rica. Do nguồn lợi tôm rất ít và lại biến động nên nghề khai thác tôm không phát triển. Năm 1992 – 1993 có sản lượng kỷ lục là 14 nghìn tấn và năm 1999 lại tăng lên 8 nghìn tấn. Nhìn chung sản lượng khai thác tự nhiên không đáng kể. Nguồn lợi tôm tự nhiên được khai thác chủ yếu là tôm bố mẹ phục vụ cho nghề nuôi tôm nhân tạo rất phát triển ở khu vực. Ngoài ra việc vớt tôm giống tự nhiên phục vụ nuôi tôm nhân tạo cũng có vai trò quan trọng. Do đó các nước đã chuyển sang nuôi chủ yếu.

Tôm he chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biến nhất (chiếm hơn 70% các loài tôm he Nam Mỹ) ở Tây bán cầu (Wedner và Rosenberry, 1992). Sản lượng tôm chân trắng chỉ đứng sau tổng sản lượng tôm sú nuôi trên thế giới. Các quốc gia châu Mỹ như Equađo, Mê-hi-cô, Pa-na-ma… là những nước có nghề nuôi tôm chân trắng phát triển từ đầu những năm 90, trong đó Equađo là quốc gia đứng đầu về sản lượng, riêng năm 1998 đạt 191.000 tấn. Hiện nay, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng ước tính trên 1 kg bằng 81% so với tôm sú (khoảng 8 USD/kg so với 10 USD/kg).

Đặc điểm của tôm thẻ tại Việt Nam

Tại miền Nam nước ta, tôm thẻ là một loài được nuôi rất phổ biến, chiếm khoảng 90% ở khu vực miền Nam. Đây là một loài khá dễ nuôi, tuy đặc điểm sinh học của chúng có hơi đặc biệt. Tôm thẻ thuộc loại tôm nhiệt đới, thích nghi được với môi trường có nhiệt độ và độ mặn cao. Môi trường kiềm và tôm có thể sống được có độ kiềm khoảng 150, PH từ 60-80, nhiệt độ nước từ 24-35 độ C. Khoảng giới hạn nhiệt độ để tôm phát triển khỏe mạnh nhất từ 29-35 độ C.

*

Để tôm thẻ phát triển tốt nhất nên nuôi trong môi trường có nhiệt độ từ 29-35 độ C

Như chúng ta thường thấy, tôm thẻ có màu trắng đục, thân không có đốm vằn, chân bơi màu hơi vàng, và chân bò màu trắng. Vành đuôi của tôm có màu đỏ nhạt hoặc xanh. Vỏ của chúng thường mỏng, râu tôm thường dài gấp rưỡi chiều dài thân tôm và có màu đỏ gạch. Bụng tôm có khoảng 2 răng cưa và 8-9 răng cưa ở lưng. Ở các đốt răng cưa thường dùng để mang trứng.

Về đặc điểm sinh học của tôm thẻ thì đây là loài phát triển vô cùng nhanh trong giai đoạn đầu. Một tuần tôm có thể tăng trưởng lên 3gram với mật độ 100con/m2, đến khi đạt được 20 gram thì tôm phát triển chậm lại và chỉ tăng khoảng 1gram/tuần. Tôm cái thường có kích thước lớn hơn tôm đực. Tôm cái có khả năng sinh sản vượt trội có thể đạt khoảng 100-250 nghìn trứng/con (khoảng 30-45gram).

Xem thêm: 9 Cách Trị Gai Gót Chân Là Gì, Bị Gai Gót Chân, Cách Nào Điều Trị

Ban đêm là thời gian mà tôm thẻ lột xác. Khoảng 1-3 tuần tôm lột xác 1 lần. Thời gian giữa 2 lần lột xác của tôm sẽ tăng dần theo thời gian nuôi. Khi tôm sinh trưởng đến giai đoạn trung bình thì khoảng 2,5 tuần tôm mới lột xác 1 lần. Việc nắm rõ các đặc điểm sinh học của tôm ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và thất bại khi nuôi tôm. Vì loài tôm này có đặc điểm là vỏ mỏng, dễ bóc, giá thành cũng khá rẻ hơn tôm sú nên rất thích hợp dùng để nấu những món ăn như: hấp, luộc, rim,…

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin để biết rõ tôm thẻ là gì? Đặc điểm của loại tôm này. Từ đó, giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức trước khi bắt tay vào quá trình nuôi tôm. Nếu biết nuôi tôm đúng cách, thì việc kinh doanh tôm của bạn sẽ hết sức thành công. Bởi vì, loại tôm này đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam và rất nhiều các nước khác nhau trên thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *