Ông bà xưa thường có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Ngoài bàn thờ gia tiên thì bàn thờ bản mệnh cũng khá là gần gũi với người Việt ta. Vậy bát hương bản mệnh là gì? Cách bốc và xoay hướng như thế nào để mang đến tài lộc, bình an, thịnh vượng cho gia chủ. Có phải ai cũng có bát hương riêng? Và bát hương bản mệnh của ai cũng như nhau? Hãy cùng Tháp Long Thọ trả lời những câu hỏi nêu trên nhé!
Bát hương bản mệnh hay còn gọi là tôn nhang bản mệnh thường được thờ tại gia hoặc đền, chùa. Bản mệnh là bản mệnh gốc của một con người theo nghĩa Hán Việt. Thoạt nghe thì có thể khó hiểu nhưng từ rất lâu, việc thờ bát hương bản mệnh đã hòa và đi vào một phần đời sống tâm linh của mỗi gia đình Việt chúng ta.
Đang xem: Tôn nhang bản mệnh là gì
Trong thế giới tâm linh, bát hương bản mệnh được xem là khí cụ của con người thành tâm và tôn kính gửi gắm thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng tối cao cầu mong nhận được sự che chở bảo bọc, ban tài tiếp lộc, cuộc sống được may mắn hanh thông, gia đình thịnh vượng.
Theo quan niệm của Thánh và Tiên đạo, bát hương bản mệnh thường chia làm hai loại chính đó là:
Bát hương bản mệnh bắt buộcBát hương bản mệnh tự nguyên
Bát hương bản mệnh bắt buộc là dành cho người có căn đồng, là con của Tiên, Thánh, Vương mà nghĩa vụ trách nhiệm phải thờ phụng đấng linh thiêng thì bắt buộc phải mở phủ, trình đồng hay nói cách khác là đội bát hương bản mệnh.
Ngoài ra, những người những người có căn quả từ kiếp trước mà được bề trên cứu rỗi, do đó từ tiền kiếp đã phải lập bát hương bản mệnh, nên kiếp này cũng cần phải tiếp bước lập bát hương bản mệnh của mình. Kiếp này vẫn phải nương nhờ đến các Ngài và nhớ ơn đức của Ngài đã cứu rỗi cuộc đời.
Bát hương bản mệnh tự nguyện là loại bát hương được lập xuất phát từ cái tâm của con người, dành cho những người có căn nhẹ không quá nặng nề, có tâm hướng thiện mong nhận được sự phù hộ của đấng bề trên. Hoặc dành cho những người do điều kiện chưa thể phục vụ Thánh Đức, chưa thể hầu hạ Tiên Thánh được nên mới đội bát hương, những tín đồ mới vào đạo cần thời gian chiêm nghiệm và tìm hiểu về đạo nhiều hơn.
Ngoài ra, bát hương bản mệnh tự nguyện còn có thể dành cho những đứa trẻ thanh thiếu niên ngỗ ngược, khó nuôi. Mỗi một tuổi thì có một số vị thần bảo hộ khác nhau và ngày cúng đồ cúng cũng khác nhau.
Thông thường lễ này được làm vào tháng 2-3 và 8-9 âm lịch tức là vào mùa xuân và mùa thu. Một số trường hợp đặc biệt có thể không cần chọn thời điểm miễn là ngày lành, tháng tốt, giờ tốt.
Bạn có thể chọn lễ đội bát hương bản mệnh ở điện hay đền đều được, cái cốt là ông thầy và ngôi đền đó, ông thấy mà tốt tâm tốt tính, làm đúng pháp là ổn. Về nguyên tắc khi bạn bốc bát hương bản mệnh ở đền – phủ – điện nào là mình đã trở thành con hương đệ tử ở đó. Sau khi đội bát hương xong thì mình sẽ phải trình hầu. Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt. Trường hợp xa những nơi thờ cúng trên có thể xin bát hương về nhà để thờ nhưng phải có bàn thờ riêng không thờ chung với gia tiên.
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục “bốc bát hương” thì bát hương đó mới có tác dụng là vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ.
Xem thêm: Các Khái Niệm Lãnh Đạo Là Gì ? Cách Để Phân Biệt Giữa Lãnh Đạo Và Quản Lý
Người bốc bát hương bản mệnh trước ngày lễ phải kiêng cữ chuyện vợ chồng, phải chăm làm việc thiện lành. Các bước bốc bát hương bao gồm: chuẩn bị lễ vật, nghi thức và văn khấn bốc bát hương.
Lục cúng (nhang, đèn, hoa, trà, trái cây, trầu cau) tùy tâm theo điều kiện lễ mặn (gà hoặc miếng thịt heo luộc, dĩa xôi, rượu).Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng gà hoặc trứng vịt sống, gạo, muối, rượu, và có thể thêm miếng thịt heo sống xắt ra 5 miếng nhỏ.Vàng mã có nghìn vàng Tứ phủ hoặc nghìn vàng hoa, mâm hài Tứ phủ 24 đôi (12 đôi to và 12 đôi nhỏ chia bốn màu), thêm mấy đinh vàng lá… (có bảng tra bản mệnh lục thập hoa giáp in tên hiệu Thánh bản mệnh và tiến lễ kim ngân hài hán), vàng mã và đồ vật tùy tuổi của người muốn xin bốc bát hương bản mệnh.
Khi làm lễ, người xin bát hương bản mệnh (gọi là tín chủ) được ngồi ở giữa sập đọc văn khấn và hành lễ, đầu trùm khăn phủ diện đỏ trên đội tráp hay mâm có bát nhang, sớ xin bát nhang, vàng lá, đôi nến, đặt hai bên bát nhang, hoa tươi, quả cau, lá trầu. Đồng thầy làm lễ sẽ đọc tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh cho tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ tín chủ với các điều mong muốn cầu, kêu cầu Phật Thánh gia hộ cho tín chủ.
Nếu khất đài được nhất âm nhất dương mới xin kêu hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ. Sau khi đã yên vị bát nhang thì xin hóa kim ngân vàng mã, hài hán, giấy sớ và sau ba ngày đến đền thành tâm lễ tạ Thánh. Tín chủ xin phép lấy lễ vật xuống, lập tức đem những trái trứng sống và thịt sống đi luộc chín. Trường hợp tín chủ ở xa đền, phủ, có thể xin bát nhang bản mệnh của mình về nhà để thờ tại gia.
Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tín chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:
“Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiến linh, hiến pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …, tháng …, năm …
Tên con là … tín chủ của …, ngụ tại …
Con xin làm lễ bốc bát hương bản mệnh, mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các vị Thánh bản mệnh. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương, kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho con.”
Làm sao để hóa giải bát hương bản mệnh? Và có nên trình đồng mở phủ hay không? Tháp Long Thọ xin được trích dẫn câu trả lời từ Thượng Tọa Phật Giáo Việt Nam Thích Nhật Từ, hiện tại là trụ trì chùa Giác Ngộ: “Theo lời Phật giảng dạy trong các kinh, thì thực tế không bao giờ có cái gọi là bát hương bản mệnh cho từng người và do đó không cần phải trình đồng, mở phủ. Tất cả người tu học Phật phải nhớ, khi chính thức làm để tử Phật, ngoài việc thành kính nhận Đức Phật làm thầy, chân lí Phật làm thầy, cần phải pháp nguyện bất qui y Thiên, Thần, Quỷ, vật, tức là không thờ phụng Thượng Đế, không tín ngưỡng thần linh, không tin vào ma quỷ, do đó không cần phải vào đình, phủ vốn thuộc các tôn giáo khác, không phải đạo Phật.
Từ bỏ các tập tục mê tín nêu trên, quí vị sẽ thoát khỏi nỗi sợ hại do mê tín gây ra, do đó không cần phải cúng kiếng như bát hương bản mệnh mà tâm vẫn bình an vô sự, thoải mái thảnh thơi ở mọi nơi mọi chốn.”
Có nên bốc bát hương bản mệnh hay không? Đây là câu hỏi có rất nhiều bạn độc giả quan tâm, thắc mắc. Vậy câu trả lời là tùy thuộc vào suy nghĩ và gia phong của mỗi gia đình khác nhau, sẽ có những quan niệm khác nhau về việc tin hay không tin vào bát hương bản mệnh.
Ví dụ như những ai có tướng yểu mệnh đó là tiền kiếp của người đó thường làm ác, tồn hại nhiều sinh linh, không có tâm nhân từ, hay là sân si thì mệnh mình giảm và không được trường thọ. Còn ngược lại, với những ai chăm tu hành, chăm làm phước sống nhân từ, bác ái và thương người cứu vật tự nhiên thì sẽ hiện ra tướng thọ mệnh và mạng mình sẽ được kéo dài.
Vậy chính các bạn làm chủ bản mệnh của mình, chứ không phải thờ bát hương bản mệnh sẽ có ông thần bản mệnh, phù hộ để kéo dài mạng sống cho mình đâu. Có câu “ác quả ác báo”, các bạn làm ác thì sẽ gặp ác. Vì vậy mình nên tu tâm, dưỡng tính, chăm làm việc thiện để tích đức, tích phúc thì tự khắc bản mệnh của mình sẽ được an nhiên hưởng lạc.
About Tháp Long Thọ
Tháp Long Thọ cung cấp dịch vụ hỏa táng trọn gói, dịch vụ lưu tro cốt ngắn và dài hạn, hũ đựng tro cốt bằng gốm sứ và đá cao cấp được giao toàn quốc.View all posts by Tháp Long Thọ →