Ngân hàng Nhà nước khoe việc kiểm soát lạm phát và lượng tiền đưa ra nền kinh tế
Lan Nhi
(TBKTSG Online) – “Mặc dù dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục nhưng mức tăng của tổng phương tiện thanh toán (M2) và lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp”, Thống đốc Lê Minh Hưng tự tin thông báo các con số chi tiết mức tăng tổng phương tiện thanh toán qua từng năm trong Báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN) gửi Quốc hội.
Đang xem: Tổng phương tiện thanh toán là gì
Cung tiền tăng trưởng ở mức độ hợp lý trong những năm gần đây cho thấy việc “bơm tiền” ra nền kinh tế quá mức trong những năm 2006-2008 đã không còn nữa. Ảnh minh họa: Thành Hoa |
Tổng phương tiện thanh toán (M2) là một trong những thước đo mức độ “bơm tiền” ra nền kinh tế của hệ thống ngân hàng, một “mắt xích” quan trọng để đo mức độ lạm phát tăng cao hay thấp. Năm 2007-2008, thời kỳ lạm phát tăng cao, số liệu cụ thể về M2 còn được đóng dấu tối mật trong các cơ quan quản lý, từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến Vụ Thống kê tài khoản quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)… vì tại thời điểm ấy, con số M2 tăng gần 50%, nghĩa là mất cân đối tiền – hàng, dẫn đến lạm phát tăng cao.
Xem thêm: Gia Hạn Nợ Là Gì – Khái Niệm Về Gia Hạn Nợ
Lạm phát bình quân năm 2016, 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 2,66%; 3,53%; 3,54% và 2,79%, luôn duy trì thấp hơn mục tiêu do Quốc hội đề ra (khoảng 4%) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân 7,8%/năm của giai đoạn 2011-2015. Lạm phát cơ bản từ năm 2016 đến nay ổn định ở mức thấp, tạo dư địa để Chính phủ điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý.
Xem thêm: Trình Độ Intermediate Là Gì, Phân Chia Cấp Độ Trong Tiếng Anh
Điều đó cho thấy, việc kiểm soát mức độ tăng của cung tiền, việc phối hợp trong chính sách điều hành giữa tiền tệ và tài khóa đã đồng điệu, thay vì thiếu phối hợp chặt chẽ như trước. Ngay NHNN cũng khẳng định: “Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, công tác phối hợp trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa giữa NHNN và Bộ Tài chính đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ. qua đó giúp ổn định giá trị đồng tiền, hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, NHNN đã điều hành giữ mặt bằng lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn giúp làm giảm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Thường xuyên trao đổi các thông tin về thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu Chính phủ, việc điều hành ngân quỹ của Kho bạc nhà nước để tăng cường sự phối hợp giữa công tác điều hành tiền tệ và tài khóa”.