Nội dung quỹ tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Quỹ tiền lương gồm những khoản gì? Các khoản phải trích theo lương để làm gì? Bài viết dưới đây, kế toán honamphoto.com sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn nội dung quỹ tiền lương và các khoản phải trích theo lương.Bạn đang xem: Tổng quỹ lương là gì
1. Nội dung quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương thuộc doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu sau:
– Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán.
Đang xem: Tổng quỹ lương là gì
– Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
– Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
-Tiền ăn trưa, ăn ca.
– Các loại phụ cấp làm thêm giờ, làm thêm…
– Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…
Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo CB và phụ cấp kèm theo.
Xem thêm: Trái Bưởi Tiếng Anh Là Gì ? Trái Bưởi Ở Việt Nam Là Pomelo Hay Grapefruit
– Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất… được hưởng theo chế độ.
Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với công tác kế toán và phân tích kinh tế. Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Nội dung quỹ tiền lương
2. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
Sức lao động của con người không phải là vô hạn mà nó tuân theo quy luật tự nhiên. Vì vây, để đảm bảo cho người lao động có cuộc sống ổn định khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động. thai sản… và khi không còn đủ sức khoẻ để tiếp tục lao động. Do đó, phải hình thành các quỹ để tài trợ cho người lao động khi ốm đau, tai nạn, mất sức lao động hay để duy trì hoạt động của tổ chức bảo vệ trực tiếp quyền lợi cho người lao động. Đó là quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách tính trên tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương CB và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành (giai đoạn 2012 – 2013): tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 24% nhân với tiền lương cơ bản. Trong đó 17% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 7% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. (giai đoạn 2014 – 2016): tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 26% trong đó 18% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 8% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ bảo hiểm xã hội tính được trong kỳ sau khi trừ đi các khoản đã trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp (được cơ quan bảo hiểm xã hội phê duyệt) phần còn lại phải nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội tập trung.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Happy Go Lucky Là Gì, Nghĩa Của Từ Happy
Bảo hiểm thất nghiệp được đóng bằng 3% nhân với tiền lương cơ bản. Trong đó: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.)
Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 2% nhân với tiền lương cơ bản và người sử dụng lao động phải chịu. Khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường khi xác định được mức tính kinh phí công đoàn trong kỳ thì một nửa doanh nghiệp phải nộp lên công đoàn cấp trên còn một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công đoàn tại đơn vị.
Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo honamphoto.com theo thông tin sau: