Tiện ích hỗ trợ
Huớng dẫn sử dụng dịch vụ
Quản lý tài khoản chứng khoán Hỗ trợ tài chính Tiện ích
Kiến thức cơ bản
a. Ý nghĩa:
GDP là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của một nền kinh tế. Đây là một trong những biến số kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế và là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
Đang xem: Tổng xuất lượng là gì
– Phương pháp chi tiêu:
GDP = C + I + G + X – M
(trong đó: C là tiêu dùng hộ gia đình, I là đầu tư tư nhân, G là chi tiêu chính phủ, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu)
– Phương pháp thu nhập:
GDP = W + R + I + Pr + OI + Te +Dep
(trong đó: W là thù lao lao động, R là tiền cho thuê tài sản, I là tiền lãi ròng, Pr là lợi nhuận doanh nghiệp, OI là thu nhập của doanh nhân, Te là thuế gián thu ròng, Dep là khấu hao tài sản cố định)
– Phương pháp sản xuất:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
2. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI)
a. Ý nghĩa:
Chỉ số PMI có những đặc tính của các thông số chỉ thị hàng đầu và là những thước đo tổng hợp thuận tiện cho thấy chiều hướng thay đổi chủ đạo. Một chỉ số đạt mức 50 điểm cho biết mức tăng tổng thể của chỉ số đó, dưới 50 điểm là một mức giảm tổng thể.
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất tại Việt Nam xây dựng trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ 400 nhà quản trị mua hàng ở các doanh nghiệp sản xuất tham gia trả lời các bảng câu hỏi khảo sát. Nhóm khảo sát được phân theo khu vực địa lý và theo Tiêu chuẩn Phân Ngành (SIC) dựa trên sự đóng góp của ngành vào GDP của Việt Nam. Các câu trả lời khảo sát phản ánh sự thay đổi, nếu có, trong tháng hiện tại so với tháng trước dựa trên dữ liệu thu thập vào giữa tháng. Đối với mỗi thông số chỉ thị, bản báo cáo cho biết tỷ lệ người trả lời cho mỗi câu hỏi khảo sát, mức chênh lệch thực giữa số lượng câu trả lời cao hơn/tốt hơn và các câu trả lời thấp hơn/xấu hơn, và chỉ số “khuynh hướng”. Chỉ số này là tổng của các câu trả lời tích cực cộng với một nửa câu trả lời “giữ nguyên”.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng là một chỉ số tổng hợp dựa vào năm trong số các chỉ số riêng biệt với những trọng số sau: Đơn đặt hàng mới – 0,3, Sản lượng – 0,25, Việc làm – 0,2, Thời gian giao hàng của nhà cung cấp – 0,15, Tồn kho các mặt hàng đã mua – 0,1cùng với chỉ số Thời gian giao hàng được đảo ngược để chỉ số biến động theo hướng có thể so sánh.
3. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)
a. Ý nghĩa:
Chỉ số này xác định tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất công nghiệp dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Iq= (tổng Iq1*Wq01)/ (tổng Wq01)
Trong đó: Iq1 là tốc độ phát triển sản xuất ngành cấp 1, Wq01 là quyền số ngành cấp 1, được tính bằng giá trị tăng thêm ngành cấp 1 kỳ gốc
4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
a. Ý nghĩa:
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đỏi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
IChỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.
CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở *100%
5. Lạm phát
a. Ý nghĩa:
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đỏi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.
CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở *100%
6. Tỷ giá hối đoái
a. Ý nghĩa:
Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp xác định một đồng tiền lên giá hay giảm giá (đồng tiền đó mạnh hơn hay yếu hơn)
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ.
Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Tỷ giá hối đoái luôn thay đổi
7. Lợi suất trái phiếu
a. Ý nghĩa:
Lợi suất đầu tư có thể được tính như một tỉ lệ hoặc như tỉ suất hoàn vốn nội bộ. Với trái phiếu, lợi suất trái phiếu tức được tính bằng cách lấy tổng trái tức năm chia cho mệnh giá trái phiếu.
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Lợi suất đầu tư là số phần trăm được tính toán theo thu nhập bằng tiền của người sở hữu chứng khoán.
Lợi suất trái phiếu = Tổng trái tức năm/Mệnh giá trái phiếu
8. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
a. Ý nghĩa:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng và số tiền dự trữ bắt buộc chính là kho dự trữ lỏng để trợ giúp cho các ngân hàng trong thời kỳ thiếu thanh khoản.
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM buộc duy trì trên tài khoản không kỳ hạn tại NHTƯ
9. Chỉ số tiêu thụ sản phầm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
a. Ý nghĩa:
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là chỉ tiêu so sánh mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ công nghiệp chế biến, chế tạo kỳ nghiên cứu với thời kỳ được chọn làm gốc so sánh. Kỳ gốc so sánh của chỉ số tiêu thụ thường là tháng bình quân của năm được chọn làm gốc hoặc tháng trước liền kề, tháng cùng kỳ năm trước
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Quy trình tính chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo cũng bao gồm 5 bước chính như sau: (1) Tính chỉ số tiêu thụ của từng sản phẩm; (2) Tính chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 4; (3)Tính chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2; (4)Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 1; (5)Chỉ số tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
10. Chỉ số tồn kho
a. Ý nghĩa:
– Là tỷ lệ so sánh mức hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở thời điểm quan sát với thời điểm lấy làm gốc so sánh.
– Phản ánh thực trạng và biến động của tồn kho sản phẩm ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
– Phản ánh hiệu quả của sản xuất và quản lí vĩ mô của ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
Xem thêm: Tứ Khoái Của Đàn Ông Là Gì, Tứ Khoái, Tứ Cực Khoái Và Tứ Thống Khổ
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Bao gồm nhiều công thức của (1) Từng sản phẩm, (2) chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến chế tạo cấp 3, (3) chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến chế tạo cấp 2, (4) chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến chế tạo cấp 1, (5) chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
11. Tỷ lệ tồn kho trên giá trị tổng tài sản
a. Ý nghĩa:
Chỉ số này được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Giả trị hàng tồn kho/Tổng tài sản
12. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
a. Ý nghĩa:
Chỉ tiêu phản ánh doanh thu bán hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể và cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp bán cho tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, đồng thời cũng phản ánh mức tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW thông qua thị trường
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa bao gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được (doanh thu) từ bán lẻ hàng hoá (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp và doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp và cơ sở cá thể sản xuất trực tiếp bán tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW
– Doanh thu dịch vụ ăn uống bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động phục vụ nhu cầu ăn uống của các cơ sở kinh doanh hàng ăn uống (quán ăn, nhà hàng, bar, căng tin, …) do bán hàng tự chế biến và hàng chuyển bán trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong một thời kỳ nhất định
– Doanh thu dịch vụ lưu trú là toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách nghỉ trọ ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW (khách sạn, nhà khách, nhà trọ, khu nghỉ biệt thự,…) trong một thời kỳ nhất định.
13. M2
a. Ý nghĩa:
Chỉ lượng cung tiền bao gồm M1 (bao gồm tổng lượng tiền mặt và tiền ngân hàng thương mại gửi tại NHNN) và các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tốc độ thay đổi của cung tiền nói chung tỉ lệ thuận với lạm phát
b. Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
M2 = M1 + Chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn… tại các tổ chức tín dụng) (Tiền rộng; Tiền gửi tiết kiệm không thể tiêu ngay được)