Người dân được yêu cầu nhà nước giải trình

Nội dung trên được quy định tại Nghị định 90/2013/NĐ-CP. Theo đó, người đứng đầu cơ quan hoặc người được ủy quyền thực hiện giải trình phải cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về nội dung yêu cầu giải trình trong phạm vi trách nhiệm giải trình.Việc giải trình phải được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu; Trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn thời gian giải trình nhưng không quá 15 ngày và phải được thông báo bằng văn bản.Cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan nhà nước tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý nếu không chấp hành nghiêm quy định về thực hiện trách nhiệm giải trình theo Nghị định này.Trình tự, thủ tục thực hiện việc giải trình được quy định cụ thể trong Nghị định.
MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 90/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆNNHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐƯỢC GIAO

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi,bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luậtsố 27/2012/QH13;

Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;

Chínhphủ ban hành Nghị định quy định trách nhiệm giảitrình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao,

Chương 1.

Đang xem: Trách nhiệm giải trình là gì

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định về điều kiệntiếp nhận yêu cầu giải trình; quyền, nghĩa vụ của ngườiyêu cầu giải trình và người giải trình; trình tự, thủ tục của việc giải trình và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định về trách nhiệm giảitrình.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

Nghị định này áp dụng cho các đối tượngsau:

1. Các cơ quan hành chính nhà nước,các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan hành chính nhànước và người có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chínhtrị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; các tổchức nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; công dân ViệtNam, người nước ngoài sinh sống hoặc làm việc tại Việt Nam có yêu cầu giảitrình.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giải trình là việc cơ quan nhà nướccung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.

2. Người yêu cầu giải trình là cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩmquyền giải trình về những nội dung liên quan đến việc thựchiện quyền và nghĩa vụ của mình.

3. Người giải trình là người đứng đầucơ quan nhà nước hoặc người được người đứng đầu cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện việc giải trình.

Điều 4. Nguyên tắcthực hiện và áp dụng pháp luật về trách nhiệm giải trình

1. Việc thực hiện trách nhiệm giải trình phải theo những nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm công khai, minh bạch, đầyđủ, kịp thời và đúng thẩm quyền;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củaNhà nước, tổ chức, cá nhân.

2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về trách nhiệm giải trình thì áp dụng theo quy định củavăn bản quy phạm pháp luật đó.

Điều 5. Những nộidung không thuộc phạm vi trách nhiệm giải trình

1. Người giải trình không có tráchnhiệm giải trình đối với các nội dung sau:

b) Những nội dungliên quan đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơquan nhà nước; trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơquan hành chính cấp dưới;

c) Nội dung thông tin thuộc bí mật đờitư;

d) Nội dung thông tin thuộc bí mậtkinh doanh;

đ) Các nội dung đãđược giải trình hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

2. Các yêu cầu giải trình sau 90ngày, kể từ ngày cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được hoặc biết được quyết định,hành vi của cơ quan nhà nước tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp củamình.

Điều 6. Điều kiệntiếp nhận yêu cầu giải trình

1. Cá nhân yêu cầu giải trình phải cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; cơ quan,tổ chức yêu cầu giải trình phải thông qua người đại diện hợp pháp.

2. Nội dung yêu cầu giải trình liênquan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình.

3. Nội dung yêu cầu giải trình thuộcphạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan được yêu cầu.

Chương 2.

QUYỀN, NGHĨA VỤCỦA NGƯỜI YÊU CẦU GIẢI TRÌNH VÀ NGƯỜI GIẢI TRÌNH

Điều 7. Quyền củangười yêu cầu giải trình

1. Tự mình hoặc ủy quyền cho ngườikhác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình.

2. Được rút một phần hoặc toàn bộ yêucầu giải trình.

3. Được nhận văn bản giải trình củacơ quan có trách nhiệm giải trình.

Điều 8. Nghĩa vụ của người yêucầu giải trình

1. Thực hiện các trình tự, thủ tục vềyêu cầu giải trình theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình.

3. Cung cấp thông tin, tài liệu cóliên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.

Điều 9. Quyền củangười giải trình

1. Yêu cầu người yêu cầu giải trìnhcung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.

2. Yêu cầu người yêu cầu giải trìnhthực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liênquan.

3. Bổ sung hoặc đính chính các thôngtin trong văn bản giải trình nhằm làm rõ, chính xác và đầy đủ hơn các nội dung giải trình.

4. Ngoài các trường hợp quy định tạiĐiều 6 của Nghị định này, khi giải trình trực tiếp, người giải trình có quyền từchối giải trình trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu giải trình đangtrong tình trạng không kiểm soát được hành vi do dùng rượu, bia hoặc chất kíchthích khác;

b) Người được ủy quyền, người đại diệnkhông có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

c) Người yêu cầu giải trình có hànhvi gây rối trật tự, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người giải trình.

Điều 10. Nghĩa vụcủa người giải trình

1. Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn người yêu cầu giải trìnhthực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Nghị địnhnày và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Giải quyết yêu cầu giải trình theođúng hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định này và cácvăn bản pháp luật có liên quan.

Xem thêm:

Chương 3.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤCTHỰC HIỆN VIỆC GIẢI TRÌNH

Điều 11. Yêu cầugiải trình

1. Yêu cầu giải trình được thực hiệnbằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải trình.

2. Yêu cầu giải trình bằng văn bản phảiđáp ứng các điều kiện sau:

a) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Trườnghợp người nước ngoài có yêu cầu giải trình, thì văn bản yêu cầu giải trình phải được dịch sang tiếng Việt;

b) Thể hiện rõ nội dung yêu cầu giảitrình;

c) Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại(hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của người yêu cầu giải trình.

3. Yêu cầu giải trình trực tiếp:

a) Người yêu cầu giải trình trình bàyrõ ràng nội dung yêu cầu với cán bộ, công chức tiếp nhận yêu cầu giải trình.

Trường hợp nhiềungười cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện đểtrình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản;

b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Trườnghợp người nước ngoài yêu cầu giải trình thì người đó phảisử dụng người phiên dịch tiếng Việt của mình trong quá trình thực hiện yêu cầu giải trình;

c) Cán bộ, công chức tiếp nhận yêu cầugiải trình phải thể hiện trung thực nộidung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặcđịa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của người yêu cầu giải trình;

d) Người yêu cầu giải trình ký hoặcđiểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Điều 12. Tiếp nhậnyêu cầu giải trình

Việc tiếp nhận yêu cầu giải trìnhđược thực hiện như sau:

1. Tiếp nhận và vào sổ tiếp nhận yêu cầu giải trình.

2. Hướng dẫn người yêu cầu giải trìnhthực hiện đúng hình thức yêu cầu giải trình trong trường hợp chưa đáp ứng theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo cho người yêu cầuvề việc tiếp nhận hoặc từ chối và nêu rõ lý do.

Trường hợp yêu cầu giải trình khôngthuộc trách nhiệm thì hướng dẫn người yêu cầu gửi đến đúng cơ quan có trách nhiệm giải trình. Trường hợp nội dung yêu cầu đã được giải trìnhnhưng có người khác yêu cầu giải trình thì cung cấp bản sao văn bản đã giải trình cho người đó.

4. Lưu giữ hồ sơ các yêu cầu giảitrình đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ.

Điều 13. Thực hiện việc giảitrình

1. Đối với những yêu cầu giải trìnhtrực tiếp có nội dung đơn giản, người giải trình có thể thực hiện giải trình trựctiếp và người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhậnvào biên bản thực hiện việc giải trình.

2. Đối với những yêu cầu giải trìnhkhác, người giải trình phải thực hiện như sau:

a) Nghiên cứu nội dung yêu cầu giảitrình;

b) Thu thập, xác minh thông tincó liên quan;

c) Làm việc trực tiếp với người yêu cầugiải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dunglàm việc được lập thành biên bản có chữ ký của các bên;

d) Ban hành văn bản giải trình vớicác nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình;

– Nội dung yêu cầu giải trình;

– Kết quả làm việc trực tiếp với tổchức, cá nhân (nếu có);

– Các căn cứ pháp lý để giải trình;

– Nội dung giải trình cụ thể theo từngyêu cầu.

đ) Gửi văn bản giảitrình đến người yêu cầu giải trình. Trong trường hợp cần thiết thì công bố côngkhai văn bản giải trình theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Thời hạnthực hiện việc giải trình

Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày kể từ ngày ra thông báo tiếpnhận yêu cầu giải trình. Trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn thờigian giải trình. Thời gian gia hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày,kể từ ngày gia hạn và phải thông báobằng văn bản đến người yêu cầu giảitrình.

Điều 15. Tạmđình chỉ, đình chỉ việc giải trình theo yêu cầu

Người đứng đầu cơ quan nhà nước thôngbáo bằng văn bản về việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việcgiải trình trong trường hợp cụ thể sau:

1. Tạm đình chỉviệc giải trình khi cá nhân có yêu cầu giải trình đã chếtmà chưa có người kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình; cơquan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kếthừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình.

Người giải trình tiếp tục thực hiệnviệc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.

2. Đình chỉ việc thực hiện giải trìnhkhi người yêu cầu giải trình rút yêu cầu giải trình.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆNVÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong tổ chức thực hiện trách nhiệmgiải trình

1. Cụ thể hóa việc thực hiện tráchnhiệm giải trình trong Nội quy, Quy chế làm việc của cơ quan phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình.

2. Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểmtra cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý thực hiện hiện nghiêm túc các quy địnhvề trách nhiệm giải trình và xử lý trong trường hợp vi phạmquy định về trách nhiệm giải trình.

Điều 17. Thanhtra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình

1. Cơ quan nhà nước cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước cấp dưới.

2. Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủthanh tra, kiểm tra thực hiện trách nhiệm giải trình của các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

Điều 18. Xử lý vi phạm trongviệc thực hiện các quy định về trách nhiệm giải trình

Cán bộ, công chức, người đứng đầu cơquan nhà nước không chấp hành nghiêm quy định về thực hiện trách nhiệm giảitrình theo các quy định tại Nghị định này thì tùy tính chất, mức độ mà bị xử lýtheo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 19. Hiệu lựcthi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kểtừ ngày 30 tháng 9 năm 2013.

Điều 20. Tráchnhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện

1. Tổng Thanh tra Chính phủ phối hợpvới Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịutrách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Xem thêm: L-Lysine Là Gì ? 8 Lợi Ích Và Cách Bổ Sung Lysine Hằng Ngày Lysine Là Thuốc Gì

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, V.I (3b).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *