Tên khác: Cây dư thừa còn được gọi là trái dư, cà vú bò, cà vú, trái đầu bò…Bộ phận dùng: Không ăn được.
Đang xem: Quả Dư Thừa ( Trái Dư Là Trái Gì
Tính vị: có độc không dùng để ăn, chỉ dùng ngoài da.
Khoảng ba bốn năm trở lại đây, năm nào nhà tôi cũng được hàng xóm tặng cho năm bảy trái dư (quả dư thừa) chưng Tết. Ai cũng hy vọng rằng năm mới sẽ dư dả và có thể đem cái dư đó chia cho người khác, người nhận cũng được dư lây.
Trái dư nhỏ hơn nắm tay, có vỏ vàng đậm và bóng bẩy, nhìn như một trái cây bằng nhựa. Hơn nữa, ngay ở cuống trái có dư ra năm múi thịt nhìn khá đẹp, vì vậy khi đem chưng Tết cùng mãng cầu và xoài nữa thì “hết sẩy” (vì “cầu dư xài” mà!). Chưa kể, trái này còn chưng được rất lâu (chưng qua Tết đến năm bảy ngày, thậm chí đến mười ngày vẫn còn thấy đẹp). Thế nhưng, chỉ tiếc một điều là quả này không ăn được và ai cũng biết rằng: “Chưng cho đẹp chớ ăn là chết liền”.
Hình ảnh cây quả dư thừa
Trái dư bầy mâm ngũ quả
Mục lục hiện
1. Về tên gọi của cây dư
2. Độc tính của trái dư (quả dư thừa)
3. Trái dư (quả dư thừa) đã được dùng làm thuốc gì?
Về tên gọi của cây dư
Ở Việt Nam, cây dư được chú ý trước tiên từ các tỉnh miền Tây mặc dù cây này cũng được tìm thấy ở Đà Lạt và một số tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ… Sau đó, cây và trái của nó được phổ biến ra nhiều vùng khác để làm đồ chưng Tết vì dễ bảo quản và vận chuyển.
Cây dư: Ở miền Tây, cây dư, trái dư đã không còn xa lạ bởi Tết nào người ta cũng bày bán khắp các chợ hoặc trao tặng cho nhau để trang trí. Cây có tên là dư là vì trái của nó có các múi thịt dư ra và chữ dư cũng gắn liền với quan niệm dư dả, giàu có (nên mọi người thích gọi tên này). Bên cạnh đó, cũng có người gọi nó là trái dư thừa nhưng tên này ít dùng hơn.
Cà độc dược: Trước đây, ở Cần Thơ có người gọi cây dư là cà độc dược vì lá của nó giống như lá cà và quả thì có độc. Tuy nhiên, lá và thân cây dư đều có gai tua tủa. Vài tháng trước, trong sân nhà tôi cũng mọc vài cây dư nhưng hễ đi ngang qua, sơ suất là sẽ bị gai nó đâm (rất đau) nên tôi đã chặt bỏ.
Cà trời, cà vú, đào tiên: Theo các tác giả công trình Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, trang 305 thì cây dư còn được gọi là cây cà vú (vì trái dư có hình như núm vú) hay cà trời, đào tiên… (3). Ngoài ra, ở một số nơi, người ta còn gọi trái dư là cà vú dê, cà đầu bò… hay nipplefruit (quả hình vú) (7).
Xem thêm: File Mềm Và File Cứng Là Gì ? Các Định Dạng Của File Mềm File Mềm Là Gì
Cà ngũ giác: Ở Trung Quốc, cây dư được gọi là “ngũ giác cà” (cà năm góc) vì trái của nó có năm góc thịt dư ra.
Bổ đôi Quả dư thừa
Độc tính của trái dư (quả dư thừa)
Cây dư có tên khoa học là Solanum mammosum, thuộc họ Cà: Solanaceae (1). Về độc tính của trái dư, có thể kể ra một số nhìn nhận như:
Theo công trình Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1 thì trái dư có vị đắng và có độc (3).
Tham khảo: Cà độc dược – Bí kíp điều trị hen suyễn, đau thần kinh tọa cực hay
Trái dư (quả dư thừa) đã được dùng làm thuốc gì?
Ở Việt Nam, trái dư được xem là một trong những loại có độc, gây nguy hiểm chết người và được cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, toàn cây dư cũng có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da để sát khuẩn (dùng tươi hoặc khô). Bên cạnh đó, trái dư cũng được dùng như chất gây ngủ nhưng dùng với liều rất thấp và cũng ít khi dùng (vì kiêng dè độc tính của nó) (3).
Ở Trung Quốc, trái dư cũng được dùng làm thuốc nhưng chỉ dùng ngoài da. Theo trang baike.baidu.com, trái dư có độc nhưng có thể dùng ngoài da trong các trường hợp như: giảm đau, tiêu viêm, tan máu bầm, viêm hạch bạch huyết và mọc mụn ở nách. Cách dùng: lấy trái dư xẻ làm hai, hơ trên lửa cho ấm nóng rồi đắp lên da (2) (4).
Bên cạnh trái thì cả cây dư còn được dùng điều trị tràng nhạc và đau vùng tâm vị. Tuy nhiên, người ta cũng ít dùng các bài thuốc này mà chỉ dùng dịch chiết (toàn cây dư) như một chất độc để diệt côn trùng và các động vật thân mềm (3).
Nguồn tham khảo
Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 305.