Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí bị tràn vào giữa phổi và thành ngực, làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi và gây đau đớn, khó thở cho người bệnh. Mức độ bệnh càng nguy hiểm khi khí tụ càng nhiều không được dẫn ra gây xẹp phổi.
Đang xem: Tràn khí màng phổi là gì
1. Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Màng phổi là một khoang nằm giữa các lá màng phổi, tạo lớp bao bọc lấy các lá phổi. Bình thường giữa màng phổi là một lớp dịch hỗ trợ việc di động dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên vì rách, hở màng phổi mà không khí có thể đi vào lớp này.
Tràn khí màng phổi làm suy giảm chức năng hô hấp của phổi
Có những trường hợp tràn khí màng phổi tìm ra nguyên nhân và nhiều trường hợp vô căn, được gọi là tràn khí màng phổi tự phát.
1.1. Tràn khí màng phổi tự phát
Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra ở người khỏe mạnh, không có bệnh lý phổi, chấn thương hay phẫu thuật liên quan nào. Một số giả thuyết cho rằng, hoạt động trao đổi khí của phổi hoặc tổn thương đột ngột khiến một phần nhỏ của màng phổi bị rách, từ đó không khí tràn ngược vào màng phổi. Khi tình trạng này xảy ra, khí ứ đọng sẽ làm tổn thương phế nang, khiến phổi xẹp lại và không thể thực hiện chức năng trao đổi khí.
Tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh hiếm gặp nhưng nguy hiểm
Theo một thống kê y tế tại Anh, trung bình cứ 10.000 người trưởng thành lại có khoảng 2 người mắc chứng tràn khí màng phổi tự phát. Trong đó, nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới, lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là dưới 40 tuổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh hơn, nguyên nhân là hóa chất trong khói thuốc khiến cho thành màng phổi mỏng hơn, dễ rách hơn.
Ngoài ra còn 1 dạng tràn khí màng phổi xảy ra ở phụ nữ độ tuổi sinh sản là tràn khí màng phổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Đặc điểm bệnh khá giống với trường hợp tự phát thông thường, song khởi phát bệnh liên quan đến các chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do trong chu kỳ, một lượng nhỏ mô tử cung di chuyển lên làm tổ ở màng phổi, gây rách, tổn thương và tràn dịch.
Những người từng bị tràn dịch màng phổi dù được điều trị tích cực thì nguy cơ tái phát khá cao, khoảng 30%. Hầu hết trường hợp tái phát xảy ra ở cùng bên phổi, trong vòng 3 năm đầu kể từ lần phát bệnh trước.
1.2. Tràn khí màng phổi thứ phát
Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do:
Biến chứng của vỡ phế nang ở bệnh phổi cấp tính hoặc mạn tính và không liên quan tới chấn thương.
Có thể xảy ra ở những bệnh nhân có các bệnh lý nền tại phổi như viêm phổi, dị vật đường thở, hít nước ối phân xu,…
Xem thêm: Thì Hiện Tại Tiếp Diễn Là Gì, Tổng Hợp Ví Dụ Thì Hiện Tại Tiếp Diễn
Tràn khí màng phổi ở người có bệnh lý phổi thường nguy hiểm hơn
Hầu hết trường hợp tràn khí màng phổi thứ phát nguy hiểm hơn, có tiên lượng xấu hơn tự phát do bệnh lý nền ở phổi khiến chức năng phổi suy giảm nặng hơn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây tràn khí ở màng phổi như: chấn thương ngực, phẫu thuật vùng ngực làm tổn thương màng phổi, biến chứng bệnh lạc nội mạc tử cung,…
2. Triệu chứng và chẩn đoán tràn khí màng phổi
Triệu chứng điển hình của chứng tràn khí màng phổi là chức năng hô hấp bị suy giảm và dấu hiệu toàn thân do thiếu oxy.
2.1. Đau ngực đột ngột
Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tràn khí màng phổi, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng này. Cơn đau ngực khởi phát đột ngột, mức độ đau tăng lên khi hít thở. Tuy nhiên người bệnh vẫn phải thở gắng sức để đáp ứng nhu cầu oxy thiếu hụt do chức năng phổi suy giảm.
2.2. Khó thở
Tràn khí màng phổi thường khiến 1 bên phổi bị xẹp, chức năng hô hấp suy giảm. Tình trạng khó thở tăng lên theo diễn biến bệnh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến bệnh nhân nguy kịch do biến chứng suy hô hấp, xẹp phổi.
2.3. Choáng
Triệu chứng choáng điển hình ở bệnh nhân tràn khí màng phổi bao gồm: Vã mồ hôi, người tái xanh, tụt huyết áp, tinh thần hốt hoảng, tay chân lạnh, mạch đập nhanh và nông,…
Khó thở và đau ngực là 2 triệu chứng điển hình của tràn khí màng phổi
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có triệu chứng đau nhói vai theo cơn ho. Tuy nhiên không nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng này, nếu có thì triệu chứng cũng không kéo dài lâu và không thường nặng lên.
Chẩn đoán tràn khí màng phổi sẽ dựa trên các triệu chứng hô hấp và toàn thân trên, cùng với đó là dấu hiệu cận lâm sàng, thường là chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp điện toán, khám thực thể,…
Triệu chứng bệnh đa phần là rầm rộ, dễ nhận biết song ở 1 số bệnh nhân, biểu hiện lâm sàng rất nghèo nàn, dễ gây nhầm lẫn và bỏ sót.
3. Điều trị tràn khí màng phổi thế nào?
Mọi trường hợp tràn khí màng phổi đều phải chụp X-quang phổi. Nếu bị nhẹ, có thể theo dõi. Tùy từng trường hợp và mức độ tràn khí, nguyên nhân tràn khí, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.
Nếu bệnh nhân có bệnh lý phổi hoặc lượng khí tràn lớn, bác sĩ có thể phải can thiệp dẫn lưu khí nhanh chóng. Phương pháp thường được lựa chọn là dùng 1 ống dẫn lưu mỏng, xuyên qua thành ngực và đưa khí ra khỏi màng phổi qua ống tiêm.
Tình trạng tái phát sau điều trị rất thường gặp do màng phổi từng bị tổn thương trở nên yếu ớt, dễ rách hơn. Vì thế cần phòng ngừa tích cực bằng một số biện pháp như: phẫu thuật làm dính màng phổi, bỏ thuốc lá,…
Phẫu thuật làm dính màng phổi giúp điều trị và phòng ngừa tràn khí màng phổi tái phát
Tràn khí màng phổi là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong do biến chứng hô hấp. Vì thế nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh nghi ngờ, cần sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế điều trị. Sau điều trị, cần theo dõi và phòng ngừa bệnh tái phát dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.