Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng được chúng tôi sưu tầm và tổng kết các kiến thức về khối lượng – đo khối lượng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 5chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 5.
Đang xem: Trọng lượng là gì vat ly 6
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 5
1. Khối lượng của một vật là gì?
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
2. Đo khối lượng
Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị.
3. Đơn vị khối lượng
– Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế Pháp.
– Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:
+ Lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.
1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg
+ Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg)…
1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg
4. Dụng cụ đo khối lượng
* Để đo khối lượng người ta dùng cân. Một số cân thường dùng là: Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van…
* Trên mỗi cân đều ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).
– Giới hạn đo là số ghi lớn nhất trên cân.
– Độ chia nhỏ nhất là hiệu hai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp.
* Tìm hiểu cân Rô-béc-van
– Cấu tạo gồm các bộ phận sau:
(1) Đòn cân
(2) Đĩa cân
(3) Kim cân
(4) Hộp quả cân
(5) Ốc điều chỉnh
(6) Con mã
– Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật:
+ Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.
+ Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
+ Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
– Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp.
5. Cách đo khối lượng
Muốn đo khối lượng của một vật cho chính xác ta cần:
– Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp.
– Điều chỉnh kim chỉ vạch số 0 trước khi cân.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày Là Gì Nguyên Nhân Triệu Chứng
– Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách.
– Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
6. Bài tập ví dụ minh họa
Bài tập 1: Làm thế nào để chia một túi gạo 5kg thành 3 phần, 2 phần mỗi phần 2kg, 1 phần 1kg bằng một cân Rô – béc – van và một quả cân 3kg.
Hướng dẫn
– Bước 1: Đặt quả cân 3kg lên một bàn cân Robecvan, bàn cân còn lại ta đặt túi gạo 5kg, điều chỉnh và lấy bớt gạo trong túi ra ngoài sao cho 2 bàn cân bằng nhau.
– Bước 2: Đặt phần gạo 3kg vừa đong lên một bàn cân, bàn còn lại đặt phần gạo 2kg còn lại lên, cân đo và lấy bớt gạo ra sao cho 2 bàn cân bằng nhau.
Ta lấy được một phần gạo 1kg, 2 phần mỗi phần 2kg từ túi gạo 5kg bằng cân Robecvan và một quả cân 3kg
Bài tập 2: Một quả nặng có khối lượng 500g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao?
Hướng dẫn
Trọng lượng của quả nặng là:
Mà lực đàn hồi và trọng lực tác dụng vào vật làm vật đứng yên
Bài tập 3: Khi cân một túi đường, người ta dùng 2 quả cân 1kg, 1 quả cân 0,5kg, 1 quả cân 200g và 1 quả cân 100g. Vậy khối lượng túi đường là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Khối lượng của các quả cân bằng khối lượng của túi đường đó
Do ta có 2 quả cân 1kg nên tổng bằng 2kg
Nên khối lượng túi đường bằng:
B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 5
Câu 1. Trên một hộp mứt Tết có ghi 250 g. Số đó chỉ
Sức nặng của hộp mứt. Thể tích của hộp mứt. Khối lượng của hộp mứt. Sức nặng của hộp mứt.
Câu 2. Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?
mg cg g kg
Câu 3. Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ
Thể tích của cả hộp thịt Thể tích của thịt trong hộp Khối lượng của cả hộp thịt Khối lượng của thịt trong hộp
Câu 4. Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml). Số liệu đó chỉ:
Thể tích của cả 2 chai nước Thể tích của nước trong chai Khối lượng của cả chai nước Khối lượng của nước trong chai
Câu 5. Một cân Rô béc van có đòn cân phụ được vẽ hình 5.2:
ĐCNN của cân này là:
1g 0,1g 5g 0,2g
Câu 9. Cân ở hình 5.3 có GHĐ và ĐCNN là
5kg và 0,5kg. 50kg và 5kg. 5kg và 0,05kg. 5kg và 0,1kg.
Câu 10. Kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là:
1kg. 950g. 1,00kg. 0,95kg.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | D | B | D | D | A | C | C | A |
—————————————-
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách tính và đo khối lượng của một vật…
Trên đây honamphoto.com đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng.
Xem thêm: Make Up Nghĩa Là Gì ? Các Nghĩa Của Make Up Make Up Là Gì
Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà honamphoto.com tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, honamphoto.com mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.