Hoạt động trung gian thương mại có những đặc điểm pháp lý nào? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin giải đáp thắc mắc của quý khách hàng như sau.

Đang xem: Trung gian thương mại là gì

*

Thứ ba, hoạt động dịch vụ trung gian thương mại tồn tại hai quan hệ: Quan hệ giữa bên uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm; quan hệ giữa bên được uỷ nhiệm (hoặc bên uỷ nhiệm) và bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Theo vậy, hoạt động trung gian thương mại được trình bày ở phần trên thì để thực hiện các hoạt động trung gian thương mại, trước tiên bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ của người trung gian (bên uỷ nhiệm) và bên cung ứng dịch vụ trung gian (bên được uỷ nhiệm) phải thiết lập được quan hệ với nhau. Bên uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm thoả thuận nội dung công việc mà bên được uỷ nhiệm thực hiện thay mặt bên uỷ nhiệm giao dịch với bên thứ ba cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với nhau. Bởi vậy, có thể thấy trong hoạt động trung gian thương mại, quan hệ giữa bên uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm thường có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ và phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Đó là các hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá và hợp đồng đại lí. Các hợp đồng này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù. Hình thức của các hợp đồng này bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương với văn bản, bao gồm: Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hiện Tượng Tự Nhiên Là Gì – 8 Hiện Tượng Tự Nhiên Khoa Học Chưa Thể Lý Giải

Hoạt động trung gian thương mại sẽ không thể thực hiện được nếu như chỉ tồn tại quan hệ giữa bên uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm. Để thực hiện hoạt động này, bên được uỷ nhiệm phải giao dịch với bên thứ ba để hoàn thành yêu cầu mà bên uỷ nhiệm giao cho. Khi giao dịch với bên thứ ba, tư cách và vai trò của người trung gian không luôn giống nhau. Họ có thể và nhân danh bên uỷ nhiệm (như bên đại diện) để giao dịch với bên thứ ba trong hoạt động đại diện cho thương nhân hoặc họ chỉ thay mặt bên uỷ nhiệm nhưng lại nhân danh chính mình để quan hệ với bên thứ ba (như bên nhận uỷ thác, bên đại lí) trong hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá, hoạt động đại lí thương mại hoặc chỉ nhận sự uỷ nhiệm của bên thuê dịch vụ để tìm kiếm bên thứ ba và giúp bên thuê dịch vụ, bên thứ ba tiếp xúc với nhau. Bởi vậy, trong hoạt động trung gian thương mại, bên thứ ba sẽ có quan hệ pháp lí với bên uỷ nhiệm (đối với hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại) hoặc trực tiếp quan hệ với bên được uỷ nhiệm như trong hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá.

Xem thêm:

Thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại, các nhà kinh doanh có thể hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại hình dịch vụ trên một phạm vi rộng, tạo điều kiện cho chiếm lĩnh, mở rộng thị trường (VD: Đại lý TM,…). Hoạt động trung gian thương mại phát triển sẽ làm thị trường hàng hóa, dịch vụ sôi động hơn, khối lượng hàng hóa trên thị trường tăng lên và đẩy mạnh tăng trưởng của nền kinh tế lên mức cao hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Các hình thức trung gian thương mại

– Hợp đồng trung gian thương mại

– Đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *