Hỏi: Tôi đọc báo thấy nói đến tu chính án trong hệ thống luật pháp Mỹ. Vậy xin hỏi tu chính án là gì, vai trò của nó và quá trình hình thành ra sao? Nguyễn Bình (Quận 1, TPHCM)
Đang xem: Chữ Và Nghĩa: ' Tu Chính Án Là Gì ? Tu Chính Án Là Gì
Trang thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ bản nguyên thủy. |
Theo Điều V Hiến pháp nguyên thủy, tiến trình soạn, đề nghị, và thông qua tu chính án được thiết lập bằng hai bước. Bước một là sự đề xuất tu chính án. Việc này được thực hiện bằng hai cách. Theo cách một, Quốc hội có thể đề nghị một tu chính án với 2/3 phiếu thuận trong Thượng viện lẫn Hạ viện; theo cách hai, việc đề nghị tu chính án cần có tỉ lệ ý kiến thống nhất của 2/3 bộ máy lập pháp các tiểu bang (tức 34/50 tiểu bang thời điểm hiện tại) sau đó đệ trình Quốc hội để tổ chức hội nghị quốc gia (tính đến năm 2007, tất cả tu chính án trong Hiến pháp Mỹ đều được thông qua bằng cách một).
Xem thêm: Tìm Hiểu Gỗ Ash Là Gỗ Gì Và Có Tốt Không, So Sánh Gỗ Tần Bì Và Gỗ Sồi
Xem thêm: Hiện Tượng Đoản Mạch Là Gì Và Cách Phòng Tránh, Đoản Mạch Là Gì Và Phương Pháp Phòng Tránh
Theo cách nào đi nữa, nguyên tắc ra đời tu chính án vẫn phải bám vào sườn của Hiến pháp nguyên thủy; nội dung tu chính án hoàn toàn không mâu thuẫn với nội dung Hiến pháp nguyên thủy và tất nhiên tu chính án có giá trị như một điều luật trong Hiến pháp. Bước hai là tiến trình chuẩn y.
Một tu chính án chỉ có thể ra đời nếu được phê chuẩn của ¾ tiểu bang (tức 38/50 bang); một số tiến trình chuẩn y có khi kèm theo qui định thời gian tối đa (thường là 7 năm) để hạn chế tình trạng kéo dài của một số qui trình thông qua tu chính án (chẳng hạn Tu chính án XXVII). Cần nhấn mạnh, tổng thống Hoa Kỳ gần như không có vai trò gì trong quá trình hình thành một tu chính án (không được đề xuất cũng như phủ quyết).
Tính đến nay, trong 33 dự thảo tu chính án được thông qua tại Quốc hội (trong đó có 27 tu chính án kể trên), 6 dự thảo đã không bao giờ được áp dụng bởi không nhận được đủ ¾ tỉ lệ ủng hộ cấp tiểu bang.
Một số dự thảo tu chính án thời gian gần đây gồm: Quốc hội khóa 109 (2005-2006) – Cho phép công dân không sinh tại Mỹ được tranh cử và trở thành tổng thống nếu họ nhập tịch Mỹ 20 năm trở lên; Quốc hội khóa 108 – Hạ thấp tuổi tối thiểu của ứng cử viên dân biểu (từ 30) và thượng nghị sĩ (từ 25) xuống còn 21; Cho phép công dân tại các lãnh thổ thuộc Mỹ được bầu tổng thống Mỹ; Quốc hội khóa 106 – Đề xuất phương pháp mới trong việc thông qua tu chính án (chỉ cần tỉ lệ ủng hộ 2/3 tiểu bang chứ không phải ¾); Quốc hội khóa 104 – Xem lại ý nghĩa của Tu chính án II (cho phép công dân sở hữu vũ khí)…