Kíplà một từ mà người Việt đã mượn ở tiếng Thái Tây Bắc, có thể là do các tay thợ săn hoặc những người Việt lưu lạc ở Tây Bắc trước kia đã đem nó từ vùng thượng du về miền xuôi. Còn nguyên từ củakípthì được người Thái đọc làképvà đây là một từ mà họ đã mượn từ tiếng Lào (cũng đọc làkép)sau khi người Lào đã mượn từ người Xiêm (Thái Lan – cũng đọc làkép).Cònképlà một từ mà người Xiêm đã mượn ở danh từcapcủa tiếng Anh, nói tắt từpercussion cap,có nghĩa là cái kíp nổ. Người Tày cũng mượn của người Thái ở Tây Bắc mà đọc thànhképchứ không phảikípnhư người Việt.

Đang xem: Từ nguyên nghĩa là gì

Tuy trả lời như thế trên KTNN 379 nhưng chúng tôi vẫn phân vân, không biết tại sao người Việt lại không phát âm thànhképnhư người Xiêm, người Lào, người Thái Tây Bắc và người Tày, mà lại phát âm thànhkíp.Bây giờ thì chúng tôi đã tìm được câu trả lời.
Quảng Châu thoại phương ngôn từ điểncủa Nhiêu Bỉnh Tài, Âu Dương Giác Á và Chu Vô Kỵ (Thương vụ ấn thư quán, Hồng Kông, 2001) có ghi nhận một chữ mà các nhà biên soạn ghi là ”gib1” và giảng là kíp nổ. Xin lưu ý rằng ở đây ”g” chính là còn ”b” chính là

. Vậygib1chính màkípmà người Quảng Đông phiên âm từ tiếng Anhcaptrongpercussion capnhưng vì tiếng Quảng Đông không có vần-epnên mới phải thay nó bằng-ip.
Người Việt Nam đã mượn từkípcủa tiếng Quảng Đông, sau khi nó vượt biên giới Việt Trung qua ngõ Móng Cái để vào khu mỏ Hồng Quảng mà nơi có nhiều người Hoa gốc ở Quảng Đông sinh sống.
AN CHI:Cơ sở của lối nóirã bànhtô chính là ngữ vị từrã bành,mà theo chúng tôi, thì Phải viết thànhrả bành(chữrảvới dấu hỏi) mới đúng.Bànhlà một từ Việt gốc Pháp, bắt nguồn ở danh từballe,có nghĩa là kiện hàng.Rả bànhlà một ngữ vị từ tương ứng với động từdéballercủa tiếng Pháp, có nghĩa là tháo kiện hàng để lấy các món hàng ra. Cònemballerthì có nghĩa là đóng kiện, mà thực ra tiếng Việt cũng từng có hình thức đối dịch thích hợp làđóng bành.
Rảlà tách ra, tháo ra, gỡ ra, cắt ra; thí dụ:rả máy xe, rả xấp vải, rảsúcthịt,v.v.. Thực ra thì chữrảnày vốn cùng gốc vớirãtrongtan rã, rã đám.Xét về nghĩa thìrãlà rời ra từng bộ phận cònrảchẳng qua là làm cho rời ra từng bộ phận nên hai từ này vốn chỉ là một. Sự phân biệtrã ≠rảthực tế chỉ xảy ra ở trong Nam và sự ra đời của chữrả(dấu hỏi) chẳng qua chỉ là kết quả của một thao tác siêu chỉnh(hypercorrection),một hiện tượng mà chúng tôi cũng vừa mới đề cập trên KTNN 526.Đại từ điển tiếng Việtdo Nguyễn Như Ý chủ biên thu nhận chữ ”rả” có lẽ cũng chỉ là do đã theo cách viết ở trong Nam (chẳng hạn trongViệt-Nam tự-điểncủa Lê Văn Đức) chứ, theo chúng tôi thì ngoài Bắc không có từ ”rả” theo nghĩa đang xét (mặc dù vẫn córảtrongra rả, rả rích,v.v.).
Vậy nếu ta thừa nhận rằng cái từ gốc đã phân hóa thành hai, một mang thanh điệu 4 (dấu ngã) và một mang thanh điệu 3 (dấu hỏi) thì ta phải viếtrả bànhvới chữrảdấu hỏi. Sở dĩ một số quyển từ điển, chẳng hạn nhưViệt-Nam tự-điểncủa Lê Văn Đức hoặcTừ điển phương ngữ Nam Bộdo Nguyễn Văn Ái chủ biên (Nxb TP.HCM, 1994) viếtrã bànhvới chữrãdấu ngã, theo chúng tôi, chỉ là vì đã loại suy theo ngữ vị từrã bèn,nghĩa là rời cánh, rụng cánh (nói về hoa). Chính vì loại suy theorã bènmà viếtrả bànhthànhrã bànhnên người ta cũng đã hiểu ngữ vị từ sau theo nghĩa của ngữ vị từ trước mà cho rằngrã bànhlà ”tan vỡ, tan rã, tan tành”, như đã giảng trong từ điển do Nguyễn Văn Ái chủ biên. Đây cũng là một thí dụ khác về hiện tượng gọi là sự lấy nghĩa(contaminationdesen)mà chúng tôi đã nói đến trên KTNN 524 (tr.51, c.1).

Xem thêm: Lá Mướp Đắng Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Con Người? Uống Nước Mướp Đắng Phơi Khô Có Tác Dụng Gì

Thế nhưng tại sao lại còn nói”rã bànhtô”?Vàbànhtôlà gì?Bành tôlà tên một kiểu áo mà ta đã phiên âm từ tiếng Pháppaletot(chứ không phải do “manteau” như có chuyên gia ngữ học đã khẳng định).Bành tôlà ”loại áo Âu phục cổ kín, có nhiều túi, choàng bên ngoài”, như đã giảng trongTầm-nguyên tự-điển Việt-Namcủa Lê-Ngọc-Trụ (Nxb TP.HCM, 1993). Thế thìbànhtrongbànhtôchỉ là một tiếng đồng âm vớibànhtrongrã bànhchứ có đồng nhất đâu mà lại ghép thànhrã bànhtô?Nhưng vấn đề lại chính là ở chỗ này: người ta lợi dụng tính đồng âm mà ghép như thế để tạo ra sắc thái đùa tếu cho lối nói đang xét. Cũng giống như tiếngnghệtrongvăn nghệđâu có phải là tên của một giống thực vật nào nhưng người ta vẫn đồng nhất nó với tên củacủnghệmà nóivăn nghệ văn gừng.Tiếngtrịtrongchính trị;mà người Bắc phát âm thànhchị,đâu có liên quan gì với danh từchịtrongchị emnhưng người ta vẫn đồng nhất hai tiếng đó với nhau mà nói thànhchính chị (trị) chính em.Điển hình cho lối nói mang sắc thái đùa tếu này có lẽ là cấu trúctuyệt cúmèo.Ai có để ý đến chữ Hán cũng có thể biết rằngtuyệtvớicútrongcúmèolà tên một loài chàm mà nói thànhtuyệtcú mèo! Rã bành tôchính là một lối nói như thế và chính vì thế nên nó không hề mang sắc thái trung hòa. Nhưng nó chỉ có tính chất đùa tếu chứ không mang tính xấu nghĩa (pejorative).
Tóm lại,rã bành tôlà một lối nói mang tính chất đùa tếu, ít nhất cũng là không nghiêm chỉnh, có nghĩa là tan vỡ, tan rã, tan tành, không còn gì. Còn xuất phát điểm của nó thì lại là ngữ vị từrả bành,tương ứng với động từdéballercủa tiếng pháp.
Đăng tải tại Uncategorized | Leave a replyBia là một danh từ mà tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp bière (An Chi – HuệThiên)
”Dùng để chỉ một loại thức uống có độ cồn nhẹ, bia là một danh từ mà tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp bière. Nhưng cũng chính vì thế mà nó chỉ có nghĩa trong những cấu trúc như. bia bọt, – bia Tig r – bia hơi, v.v. Chứ nếu, với hai câu
mà ai đó lại bắt từ bia của tiếng Việt phải gánh cái nghĩa của từ bière trong tiếng Pháp thì thật là buồn cười.”
Tôi đã rất tâm đắc với đoạn trên đây. Nhưng mấy người bạn đã làm tôi cụt hứng. Họ rất giỏi tiếng Anh. Và họ khẳng định với tôi rằng bia là kết quả phiên âm từ danh từ beer của tiếng Anh/ Mỹ chứ tiếng Pháp bière chỉ đem đến cho tiếng Việt hai chữ lave mà thôi.
AN CHI: Khi làm từ nguyên, chúng tôi luôn luôn tâm niệm câu sau đây của J.Vendryes:
“Tous les sosies ne sont pas den parents”.
(Không phải tất cả những kẻ giống hệt nhau đều là bà con (với nhau)).
Thoáng nghe, và nếu chỉ nghe không mà thôi, thì rõ ràng là bia rất gần với beer của tiếng Anh mà chỉ là một người bà con xa với bière của tiếng Pháp. Nhưng, may thay, đó chỉ là một cách nhìn (nghe) quá bác học! Chứ nếu ta chịu gần người bình dân hơn thì ta sẽ thấy vấn đề hiện ra rất khác. Ai có theo dõi giải Bóng đá ngoại hạng của Anh cũng đều biết cây làm bàn của câu lạc bộ Arsenal là Thierry Henry. Thế nhưng một số người bình dân Việt Nam đâu có chịu gọi cái first nam của ngôi sao này là . Họ cứ phát âm một cách rất chi là Việt Nam thành ”tia-ri”. Thậm chí bình luận viên đài truyền hình có khi vì bình quá say sưa và gấp gáp cũng đã phát âm như thế. Vậy thì đâu có chi đáng lấy làm lạ – và càng chẳng có lý gì để chống lại – trước việc họ phát âm bière thành ”bia”.

Xem thêm: Lý Tưởng Sống Là Gì ? Bàn Về Lý Tưởng Thanh Niên Việt Ngày Nay

Nhưng vấn đề đâu chỉ có thế. Vấn đề là từ bia (đã có mặt trong từ vựng của tiếng Việt từ hồi còn mồ ma thực dân Pháp, nghĩa là rất lâu trước khi thứ tiếng American English đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, theo chân của lính Mỹ. Chẳng thế mà Nguyễn Tuân đã xài ”bia” trong Quê hương từ năm 1943. Thì đây, Ngũ Ân Tuyên của chúng ta đã viết thế này:
Khi Nguyễn Tuân xài ”bia” như thế thì người Việt Nam hãy còn gọi dân đảo quốc sương mù là Hồng Mao, là Ăng-Lê chứ danh xưng ”Anh” thậm chí còn chưa được dùng chính thức, càng chưa được dùng một cách thống nhất và phổ biến như hiện nay. Chúng tôi tuyệt nhiên không nói rằng lúc bấy giờ chẳng có người Việt Nam nào biết tiếng Anh. Nhưng hồi đó, thứ tiếng này chẳng có thớ mà cũng không có thế để ”nhập” bia vào kho từ vựng của tiếng Việt. Chỉ có tiếng Pháp mới là một thứ tiếng ”ngon lành” để đưa đến cho tiếng Việt nhiều từ vay mượn mà thôi. Thậm chí nó còn đưa đến cho tiếng Việt cả những từ Pháp gốc Hồng Mao nữa, đặc biệt là trong khẩu ngữ, chẳng hạn trong môn bóng đá (P. = Pháp, A. = Anh):

*

Vậy cái sự giỏi tiếng Anh mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ, để làm từ nguyên học về từ Việt gốc Anh. Nếu chỉ ”trông mặt mà bắt hình dong” thì ta sẽ dễ dàng cho rằng phom (dạng, kiểu, khuôn, mẫu) là một từ gốc Anh, vì nó được phát âm rất gần với tiếng Anh form

*

trong khi tiếng Pháp lại là forme

*

, có vẻ như… xa hơn. Nhưng thợ đóng giày người Việt Nam đã dùng ”phom” để đóng giày cho Tây – và dĩ nhiên là cho cả khách hàng người Việt Nam – từ rất lâu trước khi Mỹ đến.
Vậy xin cứ yên tâm tin rằng bia là một từ Việt gốc Pháp. Chỉ xin nhấn mạnh rằng đây vốn là một từ của tiếng Việt miền Bắc còn la ve, tuy cũng gốc Pháp, nhưng lại là một từ của tiếng Việt miền Nam. Thật vậy, trước đây người Bắc và người Nam vẫn có những cách phiên âm khác nhau đối với một số từ nhất định của tiếng Pháp, chẳng hạn (theo thứ tự: Pháp > Nam – Bắc):

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *