Hội nghị Trung ương 10 và 11 khóa XII đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung sẽ tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011). Trong 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập Đảng ta đã có 4 bản cương lĩnh, đó là các bản cương lĩnh của ngày thành lập Đảng, Luận cương chính trị tháng 10/1930, Chính cương 1951, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNHX ở Việt Nam năm 1991(từ đây gọi là Cương lĩnh 1991) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNHX ở Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011) (từ đây gọi là Cương lĩnh 2011).

Đang xem: Tư sản dân quyền là gì

Chánh cương vắn tắt của Đảng đề ra mục tiêu “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Thế nhưng, mục tiêu trước mắt được xác định rất cụ thể, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của đại bộ phận người dân khi ấy. Về phương diện xã hội, Cương lĩnh đặt mục tiêu: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Về phương diện chính trị, Cương lĩnh chủ trương: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. Về phương diện kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý, thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Sách lược của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thu phục giai cấp, lãnh đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông; tranh thủ, phân hóa trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn đại địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, người cày có ruộng.

Xem thêm:

2. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)

*

Bút tích trang đầu dự thảo Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10/1930. (Ảnh tư liệu)

Luận cương chính trị khẳng định, cách mạng Đông Dương phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh lãnh đạo và đó được xem là điều kiện cốt yếu của cách amngj Việt Nam: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản”. Luận cương còn chỉ rõ: muốn giành được thắng lợi Đảng phải thu phục được đông đảo quần chúng lao động bằng cách tổ chức ra các đoàn thể cách mạng như Công hội, Nông hội…Luận cương chỉ rõ khi chưa có tình thế cách mạng, phải đặt khẩu hiệu “phần ít” như tăng cường giảm giờ làm, chống thuế…qua cuộc đấu tranh hàng ngày giáo dục cho quần chúng ý thức đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. Nhiệm vụ của Đảng là “phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng”. Về thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Luận cương chỉ rõ: “Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông”. Về phương pháp cách mạng, Luận cương cho rằng khởi nghĩa “không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo khuôn phép nhà binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình bãi công, v.v., để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này”. Luận cương cũng dự báo và nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm cho khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc ăn sâu trong quần chúng như khẩu hiệu “đổi chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, “phản đối binh bị”…; đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức tự vệ của công nông.và khẳng định: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.

Có một điểm cần lưu ý, Luận cương chính trị 10-1930 không hề có khẩu hiệu “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận ngọn”. Đó chỉ là một chủ trương của một xứ ủy và chủ trương sai lầm này đã ngay lập tức được phát hiện và chấn chỉnh.

Xem thêm: Hạn Tam Tai Là Gì – Cách Hoá Giải Hạn Tam Tai

3. Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951)

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã phân tích tình hình thế giới và Việt Nam và đưa ra nhận định: “Một đặc điểm của thế giới sau chiến tranh thứ hai là phong trào giải phóng thuộc địa và nửa thuộc địa sôi nổi làm lay chuyển hệ thống đế quốc chủ nghĩa đến tận nền tảng. Phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa đã trở thành một bộ phận khǎng khít của phong trào chống bọn đế quốc gây chiến, bảo vệ hòa bình và giành dân chủ trên thế giới”. Chính cương khẳng định “Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau. Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và bọn can thiệp. Chính cương đề ra những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập thống nhất, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; gây cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội…

4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (6-1991) và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *