Một trong các thuật ngữ thường rất hay xuất hiện trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó chính là lãi gộp. Vậy lãi gộp là gì? Ý nghĩa của số liệu này có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp. Hãy cùng 8th Street Grille tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây nhé!
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp hay còn được biết đến với tên gọi khác là lợi nhuận gộp – Gross Profit. Đây chính là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đây là số tiền lãi thu về sau khi lấy doanh thu bán hàng trừ đi chi phí chính.
Đang xem: Tỷ lệ lãi gộp là gì
Lãi gộp là số tiền lãi thu về sau khi doanh thu bán hàng trừ đi chi phí chính.
Lãi gộp ở mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có cách xác định khác nhau như sau:
Lãi gộp của các doanh nghiệp buôn bán là chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí nhập hàng.Lãi gộp của các doanh nghiệp sản xuất là chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí sản xuất.
Công thức tính lãi gộp
Để tính lãi gộp, chúng ta áp dụng công thức sau:
Lãi gộp/ Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn
Ví dụ:
Để hiểu rõ hơn về công thức tính lãi gộp chúng ta cùng nhau xem xét ví dụ sau:
Doanh nghiệp A kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm. Trong Quý 1 năm 2021, Doanh nghiệp A sản xuất được 1000 chiếc mũ bảo hiểm, bán ra với chi phí là 150.000 VNĐ / chiếc, chi phí để sản xuất ra một chiếc mũ là 60.000 VNĐ / chiếc.
Xem thêm: Sedan Là Gì? Phân Biệt Sedan Với Hatchback Và Sedan Là Gì ? Làm Sao Phân Biệt?
Từ đó, ta có thể tính lãi gộp của doanh nghiệp A trong quý 1 năm 2020 là: 60.000.000
1000 x 150.000 – 1000 x 60.000 = 90.000.000 VNĐ
Tỷ lệ lãi gộp là gì? Cách tính?
Tỷ lệ lãi gộp (hay tỷ lệ lợi nhuận gộp) trong thuật ngữ tiếng Anh là Gross Profit Margin. Đây là tỷ lệ tổng lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu. Dựa vào tỷ lệ lãi gộp người ta sẽ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng.
Để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp, chúng ta sử dụng công thức:
Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu
Công thức tính tỷ lệ lãi gộp
Ví dụ về tỷ lệ lãi gộp:
Năm 2019, Doanh nghiệp A có số liệu lãi gộp là 10 tỷ, doanh thu 50 tỷ. Khi đó, tỷ lệ lãi gộp trong năm 2019 của doanh nghiệp A là: (10 tỷ / 50 tỷ) x 100% = 20%Sang đến năm 2020, số liệu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp A thay đổi như sau: lãi gộp: 15 tỷ, doanh thu 100 tỷ. Khi đó, tỷ lệ lãi gộp trong năm 2020 của doanh nghiệp A là: (15 tỷ / 100 tỷ) x 100% = 15%.
Qua việc tính tỷ lệ lãi gộp trong 2 năm (2019 và 2020) của doanh nghiệp A, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:
Năm 2020, Doanh nghiệp A tăng gấp đôi doanh thu so với 2019. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi gộp trong năm 2020 của doanh nghiệp A lại giảm (5%) so với số liệu của năm trước đó. Điều này cho thấy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Nguyên nhân có thể kể đến như: chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí nhân công tăng, chi phí marketing tăng…
Ý nghĩa của lãi gộp
Việc xác định lãi gộp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đây là một bài ý nghĩa quan trọng của lãi gộp đối với doanh nghiệp.
Đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp:
Khi tính lãi gộp, các nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp sẽ biết được doanh nghiệp này đang làm ăn có lãi hay lỗ. Từ đó chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về mô hình, chiến lược kinh doanh hay bộ máy nhân sự. Sau đó sẽ có biện pháp kinh doanh nhằm tăng hiệu quả hoạt động.
Đánh giá lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp:
Nhu cầu của thị trường có thể được biểu hiện thông qua chỉ số lãi gộp. Khi lãi gộp tăng, nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ đó sẽ tăng cao và ngược lại. Qua đó, doanh nghiệp sẽ cần có kế hoạch cụ thể trong việc định hướng phát triển mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Xem thêm: Tỷ Lệ Thất Nghiệp Là Gì ? Xác Định Thất Nghiệp Và Tỉ Lệ Thất Nghiệp
Đánh giá đối thủ cùng lĩnh vực kinh doanh:
Nếu trong cùng một năm tài chính, doanh nghiệp của bạn có chỉ số lãi gộp thấp hơn đối thủ cạnh tranh, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả.
Kết luận
Mong rằng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ lãi gộp là gì cũng như ý nghĩa của lãi gộp như thế nào. Từ đó có thể sử dụng để đánh giá tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình và tìm được đúng hướng đi cho tương lai.