Bounce Rate – Tỷ lệ bỏ trang là vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của nhiều website cũng như các diễn đàn nó là một trong các chỉ số vô cùng quan trọng và đáng quan tâm đối với một website. Vì thông qua chỉ số này, các nhà đầu tư SEO có thể đánh giá một cách khách quan trải nghiệm của người tiêu dùng trên một bài viết, một trang, hay thậm chí là trên toàn site. Hơn thế nữa Bounce Rate còn phần nào giúp thể hiện được chất lượng và uy tín của một website. Mặc dù có một tầm đáng quân tâm lưu ý quan trọng khá lớn như vậy, nhưng hầu hết các bạn mới vào nghề SEO đều rất ít hiểu biết về Bounce Rate.Nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư SEO cũng như các doanh nghiệp có website hiểu rõ về khái niệm của thuật ngữ SEO này, bài viết sau xin định nghĩa một cách cụ thể nhất thuật ngữ Bounce Rate thông qua bài viết: “Bounce Rate

*

Bounce Rate trong Google Analytics là một chỉ số đo lường quan trọng và được các SEOer cũng như nhà quản trị webte trên thế giới quan tâm tìm hiểu rất kỹ. Nó thường chủ yếu được sử dụng để đánh giá trải nghiệm người dùng và chất lượng của website và thậm chí cả về điều hướng người dùng trong trang.

Đang xem: Tỷ lệ thoát trang là gì

Tỷ lệ bỏ trang phải gắn với từng trang, tức là tỷ lệ này chỉ được tính cho từng trang trên website. Và chỉ số Bounce Rate của toàn site chính bằng trung bình cộng của tỷ lệ Bounce Rate ở các trang trên site. Trong Google Analytics, chỉ số Bounce Rate thường được hiển thị đó chính là tỷ lệ bỏ trang trung bình của site.

Công thức tính Bounce Rate

Tỷ lệ Bounce Rate của website (tỷ lệ bỏ trang trung bình site) được tính theo công thức:

Công thức tính Bounce-rate

Số lần bỏ trang của người dùng (number of bounces) là số lần người dùng truy cập trang và thoát ra luôn mà không có thêm bất kỳ tương tác nào với website. Và một lưu ý quan trọng đó là khác với Exit Rate (tỷ lệ thoát trang), tỷ lệ bỏ trang được tính dựa trên số lần truy cập trang (visits) của người dùng.

Tương tự, tỷ lệ Bounce Rate của từng trang trên một website cũng được tính với công thức tương tự, nhưng có một điểm khác đó là các chỉ số về số lần thoát trang và số lần truy cập trang được sử dụng lúc này là của trang được tính.

Tỷ lệ Bounce rate ảnh hưởng như thế nào đến Website

*

Có thể bạn sẽ thắc mắc là liệu tỷ lệ thoát trang (Bounce-rate) như thế có ảnh hưởng gì đến Website của mình hay không? Xét về phương diện để đánh giá độ ranking thì đây cũng là một phần quan trọng trong những yếu tố quyết định ranking của một Website, Nếu bạn muốn SEO một page nào đó thì tỷ lệ Bounce rate sẽ là yếu tốt rất quan trọng. Nói một cách khái quát nhất thì đây là một trong những yếu tố để các công cụ tìm kiếm (SE) đánh giá về cao về chất lượng website của bạn để từ đó có thề sắp xếp thứ hạng trên SERP.

Theo đó, tỉ lệ Bounce rate càng cao thì các page trong website đó bị các SE đánh giá càng thấp và ngược lại, để khắc phục giảm thiểu tỉ lệ thoát thì bạn chỉ còn cách là tập trung vào phần chất lượng hơn là số lượng, chẳng hạn ngày bạn viết bài để cập nhật lên website là 2 bài nhưng chất lượng nội dung không mấy thu hút cũng không mang lại giá trị gì cho người truy cập thì bạn chỉ nên viết 1 bài và thay vào đó là dành thời gian để tập trung đầu tư xây dựng một nội dung chất lượng hơn. Nội dung dài hơn sẽ giúp thời gian lưu lại của người truy cập cao hơn ngoài ra bạn cũng nên dùng các kiến thức vốn có của mình lèo lái nội dung sao cho có thể Internal Link đến những bài viết khác liên quan đến nội dung được nhắc đến, cần cần một cái click chuột của người dùng sang page mới trong website là bạn đã tránh khỏi diện bị liệt vào mục Bounce rate trên Google Analytics cũng như trên các SE khác. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý hơn về cách bố trí bố cục làm sao cho bắt mắt hình ảnh phong phú đa dạng càng tốt như vậy tỉ lệ thoát trang (Bounce-rate) cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Xem thêm: ” Cải Lương Tiếng Anh Là Gì ? Tuồng Cải Lương Trong Tiếng Anh Là Gì

Hãy hướng đến người dùng cũng như đoán được thói quen của người dùng để giữ chân họ càng lâu càng tốt nếu như không muốn người dùng thoát trang mình một cách nhanh chóng, bạn có thể hướng họ đến một page nào đó (nếu có thể thì càng tốt). Một số nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao thường thấy là: Tốc độ load trang chậm có thể do hình ảnh bạn chứa dung lượng khá lớn, nội dung bài viết thì không liên quan đến tiêu đề, nội dung thì dài dòng, lặp lại quá nhiều tệ nhất là viết sai chính tả quá nhiều gây phản cảm cho người truy cập vào theo dõi bài viết.

Tầm Quan Trọng Của Bounce Rate

*

Bounce Rate không phải ngẫu nghiên mà nó lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của các SEOer cũng như nhà đầu tư SEO trên thế giới. Nó được đánh giá là một chỉ số có thể phán ánh được thái độ (hay trải nghiệm) của khách truy cập sau khi tìm hiểu thông tin trên trang web. Như vậy, Bounce Rate cao sẽ là một đòn đả kích rất lớn đến công việc SEO của các SEOer hay nhà đầu tư SEO, bởi bản chất của công việc SEO cũng chỉ nhằm mục đích hướng thông tin của website và sản phẩm đến với người dùng.

Ngoài ra, Bounce Rate còn có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của một website, thông qua việc phân tích trải nghiệm người dùng. Bounce Rate cao có một ảnh hưởng rất lớn đến độ uy tín của các website (Domain authority) – bộ mặt của doanh nghiệp trên thế giới online. Một website có chất lượng tốt về cả nội dung và điều hướng thì rất khó có khả năng thu về một tỷ lệ Bounce Rate cao.

Chính vì vậy, có rất nhiều khả năng Bounce Rate chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc đánh giá thứ hạng của website. Mặc dù vẫn còn nhiều nhận định khác nhau nhưng Bounce Rate hoàn toàn có khả năng được các công cụ tìm kiếm sử dụng như một yếu tố xếp hạng website.

Xem thêm: V Trong Tiếng Anh Là Gì ? ? Viết Tắt V N Adj Adv O S Là Gì Trong Tiếng Anh

Bounce Rate trong Google Analytics

Kết Luận :

Bài viết trên được sưu tầm cũng như tóm tắt lại các nguồn thông tin đáng tin cậy có thể một phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về Bounce-Rate (tỉ lệ thoát trang) để các bạn mới học cũng như làm SEO sẽ tìm ra những phương thức hay cách xử lý khéo léo hơn trong những bài viết để ngày càng chất lượng hơn giúp cho việc giãm tối thiểu tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate). Trân thành cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết này, chúc thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *