Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, thường hay gặp ở trẻ nhỏ và đặc biệt nguy hiểm cho thai nhi nếu mẹ bầu mắc phải trong thời gian mang thai. Tại Bệnh viện Đa khoa honamphoto.com bệnh Thủy đậu chẩn đoán bằng nhiều phương pháp cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

Đang xem: Varicella zoster virus là gì

Bệnh Thủy đậu là gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh Varicella-zoster virus (VZV) là một bệnh siêu vi cấp tính, rất dễ lây lan. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa đặc biệt cao vào mùa Đông và mùa Xuân.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là những nốt phát ban mụn nước toàn thân kèm theo sốt, đau nhức cơ thể. Bệnh thủy đậu rất ngứa và thường khiến người nhiễm bệnh thấy khó chịu mặc dù những nốt mụn nước không nhiều.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em biểu hiện hầu hết là các rối loạn nhẹ, tuy nhiên bệnh thủy đậu có xu hướng nặng ở người lớn và thai nhi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh hoặc ở các đối tượng suy giảm miễn dịch.

*

Hình 1: Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc thủy đậu

Varicella zoster virus là một Herpesviridae, tác nhân gây bệnh ít biến thể di truyền (chỉ có một kiểu huyết thanh). Sau khi nhiễm lần đầu tiên, virus tồn tại ở trong các sợi thần kinh và sau đó tái hoạt động gây ra bệnh zoster (bệnh Zona). Bệnh Zona là một bệnh thường gặp ở người già hoặc người suy giảm miễn dịch, bệnh này có thể gây đau, nổi các mụn nước theo vùng có liên quan đến viêm rễ thần kinh lưng hoặc thần kinh sọ não hạch cảm giác.

Bệnh thủy đậu dễ lây, cách lây chủ yếu là khi bệnh nhân chạm vào hoặc hít phải các hạt virus xuất phát từ mụn nước thủy đậu của nguồn bệnh. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây lan qua những giọt nhỏ chưa virus bay vào không khí khi người bị thủy đậu thở hoặc nói chuyện. Bệnh thủy đậu có thể lây lan trước khi người nhiễm bệnh bị phát ban 1-2 ngày cho đến khi tất cả các mụn nước hình thành vảy.

*

Hình 2: Hình ảnh nốt phỏng nước phát triển theo ngày

Nhiễm VZV có thể rất nguy hiểm xảy ra ở phụ nữ có thai, đặc biệt nguy hiểm cho thai nhivà trẻ sơ sinh. Nhiễm virus trong giai đoạn 4 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ, trong khi nhiễm trùng ở giai đoạn chuyển dạ có thể đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy bệnh thủy đậu có thể được kiểm soát bởi việc tiêm vaccine phòng bệnh.

Xét nghiệm chẩn đoán thủy đậu

a. Xét nghiệm huyết thanh học xác định kháng thể IgM, IgG đối với virus varicella-zoster

*

– Kháng thể IgM có thể được phát hiện trong thời gian nhiễm trùng lần đầu tiên và tái nhiễm, thời gian xuất hiện kháng thể IgM từ 5-7 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, một kết quả âm tính không phải lúc nào cũng loại trừ cấp tính.

– Kháng thể IgG xuất hiện sau 10-12 ngày sau khi khởi phát triệu chứng.Những người có tiền sử tiêm chủng hoặc đã từng mắc bệnh khi nồng độ kháng thể IgG tăng gấp 4 lần rất có ý nghĩa đối với các trưởng hợp xác định đang mắc thủy đậu. Một kết quả xét nghiệm huyết thanh học IgG thủy đậu dương tính duy nhất không thể được sử dụng để xác nhận bệnh thủy đậu.

– Xét nghiệm huyết thanh IgM, IgG ít nhạy hơn đáng kể so với xét nghiệm PCR trên mẫu tổn thương da. Một xét nghiệm huyết thanh học IgM dương tính có thể cho thấy đang nhiễm VZV cấp tính, nhưng không thể phân biệt giữa nhiễm trùng tiên phát, tái nhiễm hoặc tái kích hoạt.

b. Xét nghiệm PCR/kiểu gen

Phương pháp PCR (phản ứng chuỗi polymerase) để xác định sự hiện diện của DNA virus VZV trong các mẫu: dịch nốt phỏng nước, tổn thương hoàng điểm hoặc từ lớp vỏ của tổn thương.

Chỉ định xét nghiệm VZV IgM/IgG trong các trường hợp sau

– Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu.

– Xác nhận nguyên nhân gây ra dịch trong một cộng đồng có phải do thủy đậu.

– Xác nhận thủy đậu trong trường hợp nặng (nhập viện hoặc tử vong) hoặc trường hợp bất thường.

Xem thêm:

– Định lượng kháng thể sau khi tiêm vacxin thủy đậu.

Hướng dẫn lấy mẫu

a. Mẫu huyết thanh

– Lấy 2mL máu tĩnh mạch cho vào ống không chứa chất chống đông hoặc chứa chất chống đông (Heparin, EDTA), ly tâm ống mẫu ở mức 3000 vòng trong 5 phút.

*

– Bảo quản và vận chuyển mẫu: Xét nghiệm không bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian 24h ở 15 -25oC, trong 3 ngày ở 2-8oC, nếu không thực hiện xét nghiệm ngay phải tách huyết thanh/ huyết tương và bảo quản ở -20oC hoặc thấp hơn. Mẫu được vận chuyển trong thùng có chứa đá khô chuyển đến phòng xét nghiệm.

b. Mẫu chẩn đoán PCR

– Phương pháp tăm bông polyester: Phù hợp nhất để lấy mẫu tổn thương mụn nước.

– Phương pháp trượt kính: Phương pháp này rất quan trọng đối với việc thu thập vật liệu từ các tổn thương đa bào.

Bảo quản mẫu

– Mẫu lam kính phải để khô tự nhiên và được lưu trữ ở nhiệt độ 15 -25oC trong 7 ngày, lưu ý với mẫu lam kính không bảo quản lạnh và nên được vận chuyển khô trong điều kiện nhiệt độ từ 15 -25oC.

– Mẫu tăm bông, mẫu là lớp vỏ của tổn thương: bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8oC trước khi chuyển về phòng xét nghiệm. Nếu bệnh phẩm không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu, các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong âm 70oC (-70oC) và sau đó phải được giữ đông trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Khibị mắc thủy đậu chúng ta cần làm gì ?

– Uống nhiều nước để tránh mất nước.

– Uống paracetamol để giảm đau và khó chịu

– Mang tất tay cho trẻ em vào ban đêm để không bị gãi do ngứa gây trầy xước da.

– Cắt móng tay cho trẻ.

– Sử dụng kem làm mát hoặc gel.

– Tham khảo ý kiến bác sí về việc sử dụng thuốc kháng histamine để giúp giảm ngứa.

– Tắm trong nước mát và vỗ nhẹ cho da khô (không chà xát)

– Mặc quần áo rộng

Tài liệu tham khảo:

1. Hales, C. M., Harpaz, R., Joesoef, M. R., & Bialek, S. R. (2013). Examination of links between herpes zoster incidence and childhood varicella vaccinationExternal. Ann Intern Med, 159(11), 739-745.

Xem thêm: Rắc Rối Khi Cài Vcredist Là Gì Vậy? Vcredist_X86 Là Gì Vc_Red Là Gì Vậy

2. Gershon, A. A., Gershon, M. D., Breuer, J., Levin, M. J., Oaklander, A. L., & Griffiths, P. D. (2010). Advances in the understanding of the pathogenesis and epidemiology of herpes

3. Kawai, K., Yawn, B. P., Wollan, P., & Harpaz, R. (2016). Increasing Incidence of Herpes Zoster Over a 60-year Period From a Population-based StudyExternal. Clin Infect Dis, 63(2), 221-226.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *