Vhea Việt Nam

Vi Khuẩn Hp Dương Tính Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị – Vhea Việt Nam – Sức Khỏe và Y Tế Cộng Đồng

Sign In Navigation

*

Blogs Sức Khỏe

Vi khuẩn HP dương tính là thuật ngữ đề cập đến tình trạng vi khuẩn HP tồn tại trong niêm mạc dạ dày. Sự hiện diện của vi khuẩn này chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản, xuất huyết tiêu hóa và làm tăng nguy cơ ung thư.

Đang xem: Xét Nghiệm Vi Rút Hp Là Gì ? Lây Qua Đường Nào? Vi Khuẩn Hp Là Gì

*

Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP dương tính là gì?

Vi khuẩn HP dương tính là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng nhiễmvi khuẩn HP(Helicobacter pylori). Vi khuẩn này còn được gọi là vi trùng bao tử, có khả năng sinh sống và phát triển trong niêm mạc dạ dày.

Xét nghiệm vi khuẩn HP là kỹ thuật chẩn đoán quan trọng nhằm xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày. Nếu chẩn đoán cho kết quả dương tính, bác sĩ buộc phải nuôi cấy vi khuẩn và xây dựng kháng sinh đồ tương ứng.

Vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao nên điều trị thường khó khăn hơn so với các nguyên nhân thông thường (sử dụng rượu bia, căng thẳng, lạm dụng thuốc,…).Hơn nữa, chủng vi khuẩn này có thể bài tiết độc tố gây phá hủy màng bảo vệ niêm mạc, thúc đẩy quá trình ăn mòn của dịch vị và làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP không có sẵn trong cơ quan tiêu hóa mà chủ yếu lây nhiễm từ bên ngoài. Vi khuẩn này không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn hiện diện trong phân, nước bọt, thức ăn, đất và nguồn nước. Vì vậy, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu có thói quen vệ sinh kém và tiếp xúc thân mật với người nhiễm bệnh.

*

Ăn uống chung với người mắc bệnh có khả năng lây nhiễm vi khuẩn cao

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP:

Sử dụng chung vật dụng cá nhân, hôn môi hoặc ăn uống chung với người mắc bệnh Không có thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Dùng thức ăn và nguồn nước nhiễm vi khuẩn Lây nhiễm chéo do sử dụng các thiết bị y tế (dụng cụ nha khoa, thiết bị nội soi) chưa được vô trùng Không thường xuyên vệ sinh không gian sống

Ngoài ra, thói quen gắp thức ăn, dùng chung nước chấm và mớm cơm cho con trẻ cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.

Cách xác định dương tính với vi khuẩn HP

Khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP bám vào niêm mạc, sau đó bài tiết men urease nhằm trung hòa dịch vị và phá vỡ màng bảo vệ thành dạ dày. Màng bảo vệ bị hư hại khiến axit xâm lấn, ăn mòn và gây tổn thương các mô. Do đó khi nhiễm vi khuẩn này, bạn có thể nhận thấy đường tiêu hóa phát sinh một số triệu chứng bất thường.

1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn HP, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:

Dạ dày cồn cào, nóng rát Đau thượng vị Bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu Chán ăn Ợ hơi Đau bụng âm ỉ, đặc biệt là khi đói Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể thiếu sức và sụt cân

Nếu vi khuẩn HP đã gây tổn thương niêm mạc, các triệu chứng trên có thể khởi phát với tần suất thường xuyên và có mức độ nặng nề hơn. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn HP chỉ tồn tại một số lượng nhất định trong dạ dày và không gây ra triệu chứng lâm sàng (bao gồm cả triệu chứng cơ năng và tổn thương thực thể).

2. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán

Thực tế, xác định dương tính với vi khuẩn HP thông qua các triệu chứng lâm sàng thường không chính xác vì biểu hiện không có tính điển hình cao. Vì vậy bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán sau:

*

Test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,… là các kỹ thuật chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP phổ biến

Xét nghiệm máu:Khi nhiễm xoắn khuẩn HP, hệ miễn dịch có xu hướng đối kháng bằng cách sản sinh kháng thể nhằm ức chế vi khuẩn. Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm phát hiện kháng thể kháng vi khuẩn HP. Xét nghiệm phân:Vi khuẩn HP có khả năng bám vào thức ăn, di chuyển xuống đường ruột và cuối cùng được đào thải qua phân. Vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm phân để tìm sự hiện diện của vi khuẩn. Test hơi thở:Test hơi thở là kỹ thuật chẩn đoán vi khuẩn HP hiệu quả, dễ thực hiện và cho kết quả trong thời gian ngắn. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách uống dung dịch ure và thổi hơi thở vào thiết bị chẩn đoán. Nội soi dạ dày:Nội soi là kỹ thuật quan trọng nhất trong chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP. Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện các ổ viêm loét và vấn đề bất thường ở niêm mạc tiêu hóa. Ngoài ra khi nội soi, bác sĩ có thể sinh thiết mô, sau đó đem xét nghiệm và nuôi cấy để xây dựng kháng sinh đồ.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số kỹ thuật chẩn đoán khác không được đề cập trong bài viết.

Xem thêm:

Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?

Đối với trường hợp âm tính với vi khuẩn HP, điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng và phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên nếu dương tính với vi khuẩn này, bác sĩ buộc phải xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt để tiệt trừ vi khuẩn và phòng ngừa biến chứng.

Chủng vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao. Vì vậy nếu không tuân thủ điều trị, vi khuẩn có thể kháng kháng sinh, biến đổi bất thường và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

*

Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày – tá tràng, thủng và xuất huyết dạ dày

Các ảnh hưởng và biến chứng nặng nề do nhiễm vi khuẩn HP:

Viêm loét dạ dày – tá tràng:Enzyme urease và các độc tố do vi khuẩn HP bài tiết có thể phá hủy màng nhầy bảo vệ niêm mạc, kích thích axit ăn mòn và gây viêm loét thành dạ dày. Thống kê cho thấy, có khoảng 80 – 95% trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng dương tính với vi khuẩn HP. Thủng dạ dày:Thủng dạ dày là biến chứng có mức độ nặng nề. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn HP phát triển mạnh kết hợp với các yếu tố thuận lợi như sử dụng rượu bia, thuốc giảm đau, chống viêm,… khiến thành dạ dày bị loét nặng và hình thành lỗ thủng. Ung thư dạ dày:Một số nghiên cứu cho thấy, dương tính với vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Cơ chế gây ung thư là do vi khuẩn gây teo niêm mạc, kích thích tế bào chuyển sản ruột, loạn sản và biến đổi thành tế bào ung thư.

Vi khuẩn HP được xem là tác nhân chính gây ra các vấn đề ở dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Do đó khi được chẩn đoán HP dạ dày dương tính, cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Phương pháp điều trị HP dạ dày dương tính

Mục tiêu chính của điều trị HP dạ dày dương tính là tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn, phục hồi ổ viêm loét (nếu có), cải thiện triệu chứng lâm sàng và phòng ngừa các di chứng nặng nề. Mặc dù có khả năng kháng thuốc cao nhưng nếu tuân thủ điều trị, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ sau 10 – 14 ngày.

1. Phác đồ tiệt trừ lần đầu

Trước khi áp dụng phác đồ điều trị, bạn cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc để được chỉ định phác đồ phù hợp.Đối với điều trị lần đầu, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ 3 thuốc hoặc 4 thuốc tùy vào tình trạng sức khỏe của từng trường hợp.

*

Điều trị vi khuẩn HP dương tính cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất

Phác đồ 3 thuốc cơ bản:

Phác đồ này được sử dụng với tần suất 2 lần/ ngày trong liên tục 10 – 14 ngày Thuốc ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin 500mg và Amoxicillin 1g

Phác đồ kế tiếp (được áp dụng khi đáp ứng kém với phác đồ 3 thuốc cơ bản:

Trong 5 ngày đầu, dùng PPI + Amoxicillin 5 ngày tiếp thep, sử dụng PPI + Amoxicillin + Tinidazole

Phác đồ 3 thuốc không có Clarithromycin:

Phác đồ này được áp dụng đối với trường hợp có sử dụng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần đây PPI + Amoxicillin 1g + Metronidazole 500mg

Phác đồ 3 thuốc có Clarithromycin:

Phác đồ này được áp dụng cho người không sử dụng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần đây PPI + Amoxicillin 1g + Clarithromycin 500mg

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth trong 10 ngày:

Amoxicillin 1g (2 lần/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày) + Tinidazole hoặc Metronidazole 1g (2 lần/ ngày) + Clarithromycin 500mg (2 lần/ ngày)

Phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong 14 ngày:

Phác đồ này được sử dụng trong trường hợp dị ứng với kháng sinh penicillin (Amoxicillin) hoặc kháng phác đồ 3 thuốc Bismuth 240mg (2 lần/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày) + Tetracycline 500mg (2 – 3 lần/ ngày) + Metronidazole 500mg hoặc Tinidazole 500mg (2 lần/ ngày).

2. Phác đồ tiệt trừ lần 2

Nếu phác đồ tiệt trừ lần đầu thất bại, có thể áp dụng các phác đồ tiệt trừ lần 2 sau:

Sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong 14 ngày nếu chưa từng áp dụng phác đồ này Nếu phác đồ trên thất bại, sử dụng PPI + Levofloxacine 250 – 500mg (2 lần/ ngày) + Amoxicillin 1g (2 lần/ ngày)

3. Phác đồ cứu vãn

Phác đồ cứu vãn là phác đồ dành riêng cho trường hợp thất bại trong 2 lần điều trị và vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh và xây dựng kháng sinh đồ mới.

Các phác đồ cứu vãn có thể được áp dụng, bao gồm:

Phác đồ 3 thuốc cơ bản chưa từng áp dụng Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacine Phác đồ 4 thuốc có Bismuth

Chế độ chăm sóc dành cho người dương tính vi khuẩn HP

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc khoa học nhằm hạn chế mức độ phát triển của vi khuẩn, giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa và tránh kích thích ổ viêm loét. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp ngăn ngừa biến chứng, tăng tốc độ phục hồi niêm mạc và hỗ trợ hiệu quả của phác đồ điều trị.

Xem thêm: Hướng Dẫn Nat Port Đầu Ghi Hikvision Trên Modem Hg8045A5, Cài Đặt Đầu Ghi Hình Hikvision Xem Qua Mạng

*

Người bị HP dương tính cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học

Chế độ chăm sóc đối với người bị HP dạ dày dương tính, bao gồm:

Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống kích thích dạ dày sản sinh axit và co bóp quá mức như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, thực phẩm chứa nhiều axit (cóc, xoài,…), thức ăn chứa gia vị cay nóng, dầu mỡ, muối đường,… Tập trung bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, có khả năng trung hòa dịch vị và bảo vệ ổ viêm loét như rau xanh, nước lọc, trái cây, các loại củ, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Thay đổi một số thói quen tác động xấu đến dạ dày như hút thuốc lá, thức khuya, căng thẳng quá mức, vận động ngay sau khi ăn, ăn uống quá mức và thói quen thường xuyên bỏ bữa. Cần ăn chín uống sôi, hạn chế các món ăn tươi sống như gỏi cá, sushi, sashimi, tiết canh, nem,… Rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi chế biến món ăn và trước khi ăn uống. Trong thời gian điều trị, nên ăn uống riêng, tránh sử dụng chung vật dụng với thành viên trong gia đình. Đồng thời không hôn môi, mớm cơm hoặc gắp thức ăn bằng đũa riêng cho trẻ nhỏ. Có thể tận dụng một số thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và tái tạo niêm mạc dạ dày như nghệ, mật ong, lô hội, cam thảo, lá khôi,… nhằm ức chế bài tiết axit, kiểm soát hoạt động của vi khuẩn và phục hồi ổ viêm loét. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm trong thời gian điều trị HP dạ dày dương tính. Các loại thuốc này có thể khiến dạ dày bị loét nặng và có nguy cơ xuất huyết cao. Luyện tập thể thao hằng ngày giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP dương tính có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu can thiệp điều trị sớm. Đối với trường hợp chủ quan, vi khuẩn có thể gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến hiện tượng loét, xuất huyết và thủng dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn HP tiến triển lâu ngày còn kích thích tế bào biến đổi bất thường và làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy khi được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn này, bạn cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *