Viêm da cơ địa là bệnh lý về da phổ biến có tính chất mãn tính, tái phát dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Ngoài các triệu chứng nổi mụn, tổn thương, ngứa rát khó chịu, viêm da ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, nguy cơ bội nhiễm da nếu không được điều trị đúng cách. Thông tin chi tiết về bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả sẽ được gửi đến bạn đọc trong nội dung bài viết này.

Đang xem: Viêm da cơ địa tắm lá gì

Nên đọc: Viêm da cơ địa TÁI ĐI TÁI LẠI có chữa được không? Chuyên gia da liễu giải đáp thắc mắc

*

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa tiếng Anh là Atopic dermatitis hay còn gọi là eczema, chàm là tên gọi cho tình trạng viêm da mãn tính có liên quan đến yếu tố cơ địa, miễn dịch. Đây là bệnh lý viêm da mãn tính, thường tái đi tái lại nhiều lần với những tiến triển phức tạp bùng phát liên quan đến cơ địa, các tác nhân môi trường, thời tiết, hóa chất…

Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Viêm da cơ địa đặc trưng bởi các biểu hiện ngoài da là các thương tổn khô, bong tróc da, nổi mụn, ban đỏ kèm theo cảm giác ngứa rát khó chịu. Tình trạng ngứa – gãi khiến vùng da bị bệnh có xu hướng dày lên, tổn thương, đóng vảy và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, bội nhiễm.

*

Hình ảnh viêm da cơ địa ở lưng

Theo thống kê từ báo cáo của các phòng khám chuyên khoa Viện da liễu có khoảng 20% bệnh nhân đi thăm khám bệnh da liễu có biểu hiện mắc viêm da cơ địa. Đa số người mắc viêm da cơ địa khởi phát bệnh từ khi còn nhỏ. Trong đó, viêm da cơ địa ở trẻ em trong năm đầu đời chiếm 60%, 30% trong độ tuổi 1-5 và tỷ lệ khởi phát bệnh từ 6-20 tuổi là 10%.

Viêm da do cơ địa có liên quan đến các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen. Nhiều bệnh nhân viêm da có tiền sử mắc các bệnh dị ứng kể trên và trên 35% trẻ em gặp tình trạng hen nếu như mắc viêm da cơ địa. Các vị trí da bị bệnh phổ biến là mặt, các nếp gấp, vùng duỗi…

Nguyên nhân viêm da cơ địa thường gặp

Nói về nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa thì cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác là gì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bệnh có sự liên kết chặt chẽ với yếu tố cơ địa dị ứng và nhạy cảm, sự suy yếu của hệ miễn dịch. Các nguyên nhân cụ thể có thể gây khởi phát hoặc bùng phát bệnh nặng hơn bao gồm:

Do di truyền: Theo thống kê, khi mới sinh ra trẻ có 60% nguy cơ mắc viêm da cơ địa nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh, tỷ lệ này tăng lên 80% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh. Có nhiều gia đình có nhiều hơn 1 thành viên bị mắc bệnh.

Viêm da cơ địa dị ứng: Khi cơ thể dị ứng với các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài như khói bụi, lông động vật, len dạ, côn trùng, thực phẩm, hóa chất, thuốc… kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh lgE trong huyết thanh sinh ra phản ứng viêm và biểu hiện ngoài da.

Viêm da cơ địa mùa đông (thời tiết): Thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi khí hậu hanh khô khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm chức năng, lớp ceramic làm nhiệm vụ giữ ẩm, khoá ẩm suy giảm dẫn đến khô da vì mất nước. Chính vì vậy, viêm da cơ địa mùa đông và mùa thu dễ gặp hơn mùa hè.

Do hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến khởi phát hoặc tái phát viêm da cơ địa và tiến triển nặng hơn.

*

Nguyên nhân viêm da cơ địa thường gặp

Do một vài nhiễm trùng cấp: Một số biểu hiện viêm nhiễm cấp tính do nhiễm trùng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan… khiến độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng kích thích đại thực bào và hoạt hóa T lympho dẫn đến biểu hiện đỏ da, ngứa rát, nổi mụn, khô da…

Ngoài ra, viêm da cơ địa khởi phát hoặc tái phát do các yếu tố khác như sự căng thẳng, áp lực về thần kinh, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể…

*

Triệu chứng viêm da cơ địa nhận biết và chẩn đoán bệnh

Người bệnh có thể nhận biết một số biểu hiện lâm sàng khi bị viêm da cơ địa ở các thể cấp và mãn tính như sau:

Viêm da cơ địa cấp và bán cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, vùng da bị viêm da do cơ địa có biểu hiện đỏ da không rõ ranh giới, nổi sần và mụn nước tiết dịch từng nốt hoặc từng đám. Vùng da bị viêm chủ yếu ở má, trán, cằm, tay chân hoặc thân mình có biểu hiện phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết và kèm theo ngứa. Hành động gãi ngứa gây xước da, trợt da dẫn đến bội nhiễm hình thành mụn mủ, chảy dịch và đóng vảy tiết vàng. Giai đoạn viêm da cơ địa bán cấp không có biểu hiện tiết dịch hay phù nề tại vị trí da bị bệnh.

Viêm da cơ địa mãn tính: Bệnh kéo dài kèm theo tình trạng ngứa – gãi khiến vùng da bị bệnh có biểu hiện dày lên, vùng tổn thương đổi màu thâm lại, xuất hiện ranh giới rõ ràng với vùng da không bị bệnh. Tổn thương trên da chuyển sang giai đoạn liken hóa (khô, bong tróc, dày da), các vết nứt gây đau và ngứa rát. Các tổn thương xuất hiện tại bàn tay, ngón tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, vị trí các nếp gấp lớn, vùng da cổ, gáy…

Viêm da cơ địa bội nhiễm: Vùng da bị bệnh có dấu hiệu phù nề, nóng đỏ và sưng đau, xuất hiện dịch mủ, ngứa dữ dội, chảy dịch vàng khi gãi. Người bệnh có cảm giác đau rát âm ỉ, khó chịu tại vùng da bị bệnh và có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ… Tình trạng này xảy ra khi bệnh nặng không được điều trị đúng cách và khó khắc phục do vi khuẩn gây bội nhiễm có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh.

Ngoài các biểu hiện kể trên, triệu chứng viêm da cơ địa có thể khác nhau ở các nhóm đối tượng người bệnh và vị trí vùng da bị viêm. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh ở trẻ em và người lớn.

Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em:

Viêm da do cơ địa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 – 12 tuổi. Một số triệu chứng thường gặp ở các bé gồm:

Vùng da 2 bên má, trán, cổ, các nếp gấp, vùng duỗi, tỳ đè, mu bàn tay xuất hiện các đám ban đỏ, mụn nước nhỏ và dễ vỡ.

Khi mụn nước vỡ xuất hiện dịch tiết và tổn thương vết trợt trên da, da khô, nứt nẻ và ngứa.

Ở trẻ sơ sinh có biểu hiện nhiễm khuẩn thứ phát và lichen hóa ở trẻ nhỏ.

*

Biểu hiện viêm da ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở người lớn:

Da bàn tay, bàn chân, các vùng tỳ đè hoặc thân mình… nổi các đám ban đỏ kèm theo mụn nước chứa dịch (kích thước khác nhau, có thể dễ vỡ hoặc khó vỡ tùy dạng viêm da)

Mụn nước vỡ, chảy dịch, đóng vảy tiết, phù nề.

Ngứa – gãi – ngứa gây tổn thương da, nóng rát, sưng đau

Da có biểu hiện dày lên, đổi màu thâm, nứt da, ngứa rát âm ỉ hoặc dữ dội.

Chẩn đoán viêm da cơ địa thường dựa trên các biểu hiện lâm sàng và sự tăng cao của nồng độ lgE trong máu. Trong đó, 3 dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết là ngứa da, viêm da mạn tính và tái phát, hình thái và vị trí tổn thương. Ngoài ra, các dấu hiệu khô da, viêm môi, dị ứng thức ăn cũng là căn cứ để chẩn đoán viêm da cơ địa.

*

Viêm da cơ địa có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa có các biểu hiện ngoài da khiến nhiều người lo ngại về khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người thường. Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương, viêm da cơ địa bệnh học không có nguyên nhân từ vi rút, vi khuẩn nên không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Một số trường hợp nhiều thành viên trong gia đình cùng bị bệnh có nguyên nhân do di truyền hoặc yếu tố môi trường sống.

Viêm da cơ địa không lây nhưng dễ lan rộng ra các vùng da lân cận gần vị trí tổn thương khi bệnh tiến triển nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động khám chữa sớm và đúng cách để tránh bệnh lây lan nặng hơn. Ngoài việc lây lan tổn thương sang các vùng da lân cận, khi bị viêm da cơ địa người bệnh còn phải đối mặt với những nguy hiểm sau:

Bội nhiễm da: Viêm da kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn đến ngứa, gãi, tổn thương và nhiễm trùng, bội nhiễm da do vi khuẩn xâm nhập. Bội nhiễm da thường gây đau đớn, mưng mủ, lở loét, để lại sẹo. Khi bị bội nhiễm, cơ thể có biểu hiện sốt, sưng hạch bạch huyết… đi kèm. Thông thường bội nhiễm da sẽ khó điều trị do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.

*

Hình ảnh viêm da cơ địa bội nhiễm

Nhiễm khuẩn huyết: Viêm da cơ địa bội nhiễm không được điều trị đúng cách, vi khuẩn có thể lan vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ: Người bệnh cào gãi để giảm ngứa gây xước và tổn thương da dẫn đến dày da, thâm da, sẹo, sần sùi ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Đây là một trong những khó khăn mà người bệnh phải đối mặt và mong muốn tìm được cách chữa trị hiệu quả, nhất là khi bị viêm da cơ địa ở mặt.

Viêm da thần kinh: Viêm da cơ địa xảy ra tại vị trí các dây thần kinh, gần mắt, mặt có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến đau cơ, đau đầu. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Xem thêm:

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Viêm da cơ địa ở trẻ em khiến trẻ quấy khóc, kém ăn, kém ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do viêm da xảy ra ở trẻ lớn và người lớn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.

Ảnh hưởng đến thai nhi: Viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai có thể gây hại cho thai nhi và làm tăng nguy cơ di truyền bệnh từ mẹ sang con. Viêm da khi mang thai khó khăn trong việc dùng thuốc điều trị.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Người mắc viêm da do cơ địa có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ địa như viêm mũi dị ứng, hen… do dị ứng cơ địa.

Ngoài ra, viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần và bùng phát theo mùa là vấn đề khiến nhiều người lo lắng vì khó điều trị, chữa mãi không khỏi.

Cách điều trị viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến hiện nay

Viêm da cơ địa hiện Y học hiện đại chưa có được phương pháp điều trị dứt điểm. Việc điều trị được xem là thành công khi kiểm soát được triệu chứng và hạn chế tái phát. Việc áp dụng sai phương pháp có thể gây biến chứng bội nhiễm nguy hiểm. Để điều trị viêm da cơ địa, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp được áp dụng phổ biến dưới đây.

Sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa

Tùy vào mức độ nặng, nhẹ, mức độ tổn thương da và giai đoạn bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Phác đồ điều trị viêm da cơ địa chung sẽ bao gồm làm ẩm da, bôi/ uống corticoid, histamin giảm ngứa.

Thuốc chữa viêm da cơ địa cấp tính:

– Sử dụng băng đắp ẩm, bôi kem corticoid và kháng sinh ngoài da.

– Viêm da có biểu hiện bội nhiễm uống kháng sinh nhóm chống vi khuẩn tụ cầu vàng.

– Giảm ngứa, chống dị ứng bằng thuốc kháng histamin.

*

Thuốc bôi chữa viêm da cơ địa

Thuốc chữa viêm da cơ địa nặng, mãn tính:

Ở giai đoạn này, viêm da cơ địa thường tái phát liên tục và tổn thương lan rộng. Người bệnh có thể được chỉ định 1 số nhóm thuốc giúp cải thiện triệu chứng như sau:

– Sử dụng kem bôi có tác dụng dưỡng ẩm giảm tình trạng khô, bong tróc, nứt nẻ da.

– Thuốc corticoid: Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Nhóm thuốc này cần thận trọng khi sử dụng vì tiềm ẩn tác dụng phụ đến da và cơ thể. Một số trường hợp có thể tăng nguy cơ bội nhiễm khi lạm dụng thuốc. Nếu viêm da cơ địa nặng có thể sử dụng thuốc corticoid dạng uống để ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, sử dụng thuốc uống cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc histamin: Nhóm thuốc này giúp giảm ngứa, chống ngứa, hạn chế phản ứng dị ứng và giảm triệu chứng viêm da.

Ngoài ra, Y học hiện đại có thể ứng dụng một số phương pháp hiện đại với việc sử dụng tia UVA, UVB, nhóm thuốc cyclosporin trong trường hợp bệnh nặng.

Chữa viêm da cơ địa nhẹ bằng thuốc dân gian

Trong trường hợp viêm da không quá nghiêm trọng, tổn thương chữa nhiều, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sau:

Tắm lá chè xanh chữa viêm da cơ địa: Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút. Gạn lấy nước để đến khi nước nguội bớt thì dùng nước này ngâm, rửa vùng da bị tổn thương.

Lá trầu không giảm triệu chứng viêm da: Lấy 1 nắm lá trầu không sạch, không có hóa chất, đem rửa sạch và đun sôi với nước. Để gia tăng hiệu quả, người bệnh có thể thêm vào một chút muối sạch. Sau khi tinh chất lá trầu không tan hết ra trong nước thì gạn lấy nước này, để đến khi còn ấm thì dùng để ngâm, rửa, tắm giúp giảm ngứa ngoài da.

*

Sử dụng thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi: Người bệnh sử dụng 200g tỏi, bóc vỏ, rửa sạch và cho vào ngâm cùng mật ong trong 2 tuần. Sau đó, bạn dùng nước tỏi mật ong uống mỗi ngày 1 thìa vào buổi sáng với nước nóng. Phần tỏi cắt lát và chà nhẹ lên da, sau 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Trị viêm da cơ địa bằng lá khế: Dùng 1 nắm lá khế rửa sạch với nước và vò nát, cho thêm 1 thìa muối biển và đun sôi lá khế với nước. Dùng nước lá khế ngâm, rửa vùng da bị viêm giúp giảm ngứa hiệu quả.

Chữa viêm da cơ địa hiệu quả bằng Y học cổ truyền

Viêm da do cơ địa trong Y học cổ truyền được cho là có căn nguyên khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, tà khí, nhiệt độc xâm nhập không được đào thải do gan, thận suy yếu. Các yếu tố này uất kết dưới da mà sinh bệnh với các biểu hiện phát ra ngoài da. 

Để điều trị viêm da cơ địa, Y học cổ truyền chú trọng điều trị cả nguyên nhân sinh bệnh và triệu chứng ngoài da. Nhờ vậy, các bài thuốc kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc mang lại hiệu quả điều trị cao, ngăn tái phát. Một số bài thuốc điều trị viêm da theo YHCT có thể kể đến như:

Bài thuốc 1: 

Thành phần: rau má, sài đất, kim ngân hoa, đẳng sâm, mạch đông, đơn tướng quân mỗi vị 12g; trúc diệp, hoàng liên mỗi vị 8g.

Cách dùng: Rửa sạch và đun sắc với 2 lít nước cho đến khi còn lại 1/3 lượng nước. Chia lượng thuốc thu được làm 3 phần và uống hết trong ngày.

*

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Y học cổ truyền hiệu quả và an toàn

Bài thuốc 2: 

Thành phần: Kim ngân hoa, bồ công anh, phục linh 12g mỗi vị; 8g kinh giới, sài hồ, độc hoạt, khương hoạt, bạch tiên bì, phòng phong; 4g thuyền thoái, 6g cát cánh.

Xem thêm: Lens Điện Thoại Là Gì ? Mua Lens Điện Thoại Giá Rẻ Ở Đâu Uy Tín Nhất?

Cách dùng: Rửa sạch toàn bộ các vị thuốc, cho vào ấm sắc thuốc cùng với 2 lít nước. Sắc liên tục với lửa nhỏ trong khoảng 60 phút và gạn lấy nước thuốc uống làm 3 lần trong ngày.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang ĐẶC TRỊ viêm da cơ địa, KHÔNG tái phát

Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc đặc trị các bệnh viêm da mãn tính như viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng hiệu quả của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin là giải pháp hoàn chỉnh cho các bệnh viêm da. TẠI ĐÂY>

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *