– Chọn bài -Phong cách Hồ Chí MinhCác phương châm hội thoạiSử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhLuyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhLuyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhCác phương châm hội thoại (tiếp theo)Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhLuyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhTuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ emCác phương châm hội thoại (tiếp theo)Xưng hô trong hội thoạiViết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minhChuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếpSự phát triển của từ vựngLuyện tập tóm tắt văn bản tự sựChuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỷ bút)Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn (trích)Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)Trả bài tập làm văn số 1Truyện Kiều của Nguyễn DuChị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều)Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)Thuật ngữMiêu tả trong văn bản tự sựKiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) (Tự học có hướng dẫn)Trau dồi vốn từViết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sựThuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sựLục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)Chương trình địa phương (phần Văn)Tổng kết về từ vựngTrả bài tập làm văn số 2Đồng chíBài thơ về tiểu đội xe không kínhKiểm tra về truyện trung đạiTổng kết về từ vựng (tiếp theo)Nghị luận trong văn bản tự sựĐoàn thuyền đánh cáBếp lửa (Tự học có hướng dẫn)Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)Tập làm thơ tám chữKhúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹÁnh trăngTổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luậnLàng (trích)Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sựLuyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâmLặng lẽ Sa Pa (trích)Ôn tập phần Tiếng ViệtViết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sựNgười kể chuyện trong văn bản tự sựChiếc lược ngà (trích)Kiểm tra về thơ và truyện hiện đạiKiểm tra phần Tiếng ViệtÔn tập phần Tập làm vănCố hươngÔn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)Kiểm tra tổng hợp cuối học kì INhững đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đạiTrả bài tập làm văn số 3Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì
Đang xem: Hoàng lê nhất thống trí
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài (Đoạn đầu của hồi này nói về việc Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long, thấy dễ dàng, cho là vô sự, không để phòng gì cả. Điều đó làm cho vua tôi Lê Chiêu Thống, vốn đã biết rất rõ tài cầm quân của Nguyễn Huệ, rất lo lắng). Nhắc lại, Ngô Văn Sở sau khi đem các đạo quân rút lui, tức tốc sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm” vào Nam cáo cấp”. Một mặt, chặn ngang đất Trường Yên” làm giới hạn, đóng thuỷ quân ở hải phận Biện Sơn, quân bộ thì chia giữ vùng núi Tam Điệp”, hai mặt thuỷ bộ liên lạc với nhau, ngăn hẳn miền Nam với miền Bắc. Vì thế, việc ở bốn trấn” Đàng Ngoài không hề thấu đến hai xứ Thanh, Nghệ. Vì vậy việc quân Thanh đến Thăng Long và việc vua Lê thụ phongo ngày 22 tháng 11, từ Thanh Hoá trở vào, không một người nào được biết. Ngày 2064tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp, thì ngày 24 Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân”. Bắc Bình Vương” tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:- Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn”, lòng tÔn pho”) của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu”, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn.Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân”, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế ra áo cổn mũ miện”, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc(**) làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống so) o huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào ?Thiếp nói:- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân tayếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dep tan.Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân” ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh” tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân.Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ” họ rằng:5-NGL『VAN 91 -A 65- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc” không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc” xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng”, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước !Các quân lính đều nói: “Xin vâng lệnh, không dám hai lòng !”.Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội.Vua Quang Trung nói:- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả T1 thừa tuyên, lại cho tuỳ tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng : “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng”, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tuỳ cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cớ rõ ràng. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kì làm66 5 NGUVAN 91 E3nội ứng cho chúng, thì các ngươi làm sao mà cử động được ? Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy. Thì Nhậm bèn lạy hai lạy để tạ ơn. Vua Quang Trung lại nói: – Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược” tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ? Bọn Sở, Lân đều lạy tạ và nói: – Chúa thượng thật là lo xa, chúng tôi ngu dại không thể nghĩ tới chỗ đó. Hiện nay phương lược tiến đánh ra sao, xin chúa thượng nhất nhất chỉ rõ để chúng tôi tuân theo mà làm. Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: – Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã.. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác !(…)Cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh, đúng ngày, gióng trống lên đường ra Bắc.Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy67về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết.Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất””, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông. Đến lúc ấy, quân Thanh chạy về trông thấy, càng thêm hoảng sợ, bèn tìm lối tắt theo đường Vịnh Kiều mà trốn. Chợt lại thấy quân voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đỏ”, quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn người.Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành.68(…)Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ở Thăng Long, tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả. Cho nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”. Nào hay, cuộc vui chưa tàn, cơ trời đã đổi. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cáo cấp. Thật là : “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”.(…)Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc. Trưa ngày mồng 6, vua Lê và những người tuỳ tòng chạy đến núi Tam Tằng, nghe nói Tôn Sĩ Nghị đã đi khỏi đó. Bấy giờ quân Thanh chạy về nước, trên đường đông nghịt như chợ, đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi. Vua đưa thái hậu cùng đi với họ đến đồn Hoà Lạc thì gặp một người thổ hào”. Hồi trước vua Lê chạy ra ngoài, người ấy đã được biết mặt; lúc đó thấy vua, người ấy bất giác rơi lệ, nhân tiện mời vua vào trại trong núi tạm nghỉ. Bấy giờ, vua Lê và những người tuỳ tòng luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều đã mệt lử. Người thổ hào kia liền giết gà làm cơm thết đãi. Vua sai bưng một mâm lên mời thái hậu, còn mình thì cùng ăn với bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới.Ản vừa xong, chợt nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi đến nơi. Vua cuống quýt bảo người thổ hào rằng:- Muôn đội hậu tình”, không có gì để báo đáp, chỉ có trời cao đất dày chứng giám tấc lòng thành của ông mà ban phúc cho thôi. Bây giờ quân giặc gần tới, trước mắt đây có con đường sống nào có thể chạy gấp lên cửa ải, xin tính kế ngay cho.69Người thổ hào vội vã sai con đưa đường, theo lối tắt trong núi mà đi. Trời nhá nhem tối thì nhà vua đến cửa ải, theo kịp chỗ nghỉ của Tôn Sĩ Nghị. Một lát, các viên quan khác cũng lục tục theo đến, cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt. Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ. (Ngô gia văn phái”, Hoảng Lê nhất thống chí, bản dịch của Nguyễn Đức Vân – Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)Chú thích(*). Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn. (1) Hoàng Lê nhất thống chí: tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê (chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc). Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự nhất thống của vương triều nhà Lê, mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi, trên đây trích phần lớn hồi mười bốn, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. (2) Chạy trạm : thời xưa, việc chuyển công văn giấy tờ trên đường dài được thực hiện chỉ bằng người và ngựa. Người ta đặt trên từng quãng đường những trạm để có thể thay người và ngựa chạy tiếp chặng sau, gọi là chạy trạm. (3) Cáo cấp: báo cáo việc khẩn cấp. (4) Trường Yên: nay thuộc tỉnh Ninh Bình. (5) Tam Điệp: dãy núi nằm ở ranh giới hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. (6) Trấn: đơn vị hành chính thời xưa, tương đương với tỉnh, thành hiện nay. Từ thời Lê Thánh Tông đổi là thừa tuyên. (7) Thụ phong: ở đây là nhận sắc phong An Nam quốc vương của vua nhà Thanh. (8) Phú Xuân: nơi đóng đô của nhà Tây Sơn lúc đó, nay là thành phố Huế.70(9) Bắc Bình Vương: tức Nguyễn Huệ. (10), Ngôi chí tôn: ngôi vị cao nhất, ở đây chỉ ngôi vua của Nguyễn Nhạc. (11) Tôn phò (hay tôn phù): kính trọng và giúp đỡ nhà vua. (12). Chính Vị hiệu: làm cho cương vị được rõ ràng.(13). Núi Bần : nay thuộc địa phận xã An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.(14) 4o cổn, mũ miện: áo mũ của vua.(15) Nguyễn Nhạc: anh ruột của Nguyễn Huệ, là thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, xưng vương năm 1776.(16). Công sĩ: người đã đỗ hương cống (từ triều Lê trở về trước) hoặc cử nhân (dưới triều Nguyễn) đi thi Hội.(17). Thân quân: quân đội thân cận, tin cậy nhất, tuyển mộ ở quê hương nhà vua.(18) Doanh: đơn vị quân đội xưa, mỗi doanh có khoảng 500 quân. (19) Dụ:(vua chúa) truyền lệnh cho bề tôi và dân chúng. (20). Đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng: ngày xưa người ta cho rằng vùng đất nào cũng ứng với một vì sao trên trời, ý nói nước nào cũng có chủ quyền riêng, đó là do trời định sẵn. (21). Người phương Bắc: chỉ bọn phong kiến Trung Quốc xâm lược nước ta. (22) Hồi nội thuộc: thời đất nước ta bị bọn phong kiến Trung Quốc cai trị (23) Lương tri: khả năng phân biệt được tốt xấu, phải trái về đạo đức, lẽ sống (lương : tốt lành ; tri : hiểu biết). Lương năng: năng lực tốt bẩm sinh của con người. (24) Võ dũng: có sức mạnh nhưng thiếu tài trí, mưu lược. (25) Phương lược: phương hướng chiến lược. (26). Dàn thành trận chữ “nhất”:ý nói dàn hàng ngang. (27). Quỳnh Đô; nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. (28). Bất trắc: ý nói không lường trước được (bẩt: không; trắc: đo).(29) Thổ hào: kẻ có quyền thế ở một địa phương trong xã hội cũ (thổ: đất, địa phương; hảo: đứng đầu, mạnh thế hơn người).(30), Hậu tình: tình cảm nồng hậu. Ó đây chỉ cách đối xử đầy đặn, thân tình.71Tìm đại ý và bố cục đoạn trích. Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào ? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này ? Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào ? Ngòi bút tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó. 4. Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.G/h/ nhớVới quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chẩn thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đất của vua tôi Lê Chiêu Thống.LUYÊN TÂPDựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789).