CÂY TÙNG LA HÁN – CÂY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Thuộc trong bộ tứ quý mang lại phú quý, tiền tài cho gia chủ. Thông la hán hay còn gọi là Tùng là hán là loại cây khá được ưa chuộng hiện nay. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT Từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chơi cây cảnh Cây Tùng La Hán đã trở thành một trong những cây có giá trị thẩm mỹ, kinh tế cũng như về mặt phong thủy.

Đang xem: Cây tùng la hán giống

Cây Tùng La Hán đẹp là một trong các loại cây được sử dụng rất nhiều trong các công trình như công viên, đình chùa, khuôn viên các công trình văn hóa, sân vườn biệt thự, tiểu cảnh…

Cây được trồng thành hàng hay trồng kết hợp với các loại cây trồng viền, cây cỏ nền tạo cảnh quan xanh thu hút. Tùng La Hán xanh quanh năm, là loài cây mang lại màu xanh tươi mát, không khí trong lành cho môi trường. Ý nghĩa: Tùng La Hán được xem là loài cây mang lại sư may mắn, phồn vinh, thịnh vượng nên được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là những người sành điệu trong làng cây cảnh.

Tên gọi La Hán Tùng (Tùng La Hán) bắt nguồn từ Trung Quốc, có nghĩa là một loài thông có hạt nằm trên đế mập trông tựa như một bức tượng la hán (quả của cây rất giống tượng La Hán).

Một thời gian dài, Tùng La Hán được xem là loài cây quý hiếm trong các vườn cảnh của những gia đình giàu có,quý tộc,hay các bậc đế Vương vua chúa, nên khá xa lạ với quần chúng lao động. Theo quan niệm của người Nhật, Tùng La Hán là loại cây có Linh khí, sống ngàn năm tuổi,cản gió độc,trừ tà.

THÔNG TIN CHI TIẾT : Cây Thông La Hán – Tùng La Hán Tên thông thường: Tùng La Hán, La Hán Tùng, Thông La Hán… Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus Họ thực vật: Podocarpaceae (Thông tre)

*

Tùng La Hán là loài cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản, cây được nhập vể Việt Nam và ngày càng phát triển rộng khắp. Tùng La Hán là cây thân mộc, có thể chị hạn tốt, thích nhiệt độ nóng ẩm (nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là trong khoảng từ 18-25oC), tuy nhiên Tùng La Hán là loài cây chịu lạnh kém. Cây có chiều cao trung bình từ 7-10m, tối đa là 20m, cành nhánh nhiều, tán lá rộng.

Xem thêm: In God We Trust Nghĩa Là Gì, Tại Sao Đồng Tiền Mỹ Lại Có Dòng Chữ

Lá của cây Tùng La Hán mọc so le, có dạng hình xoắn ốc, dày, cứng và có màu xanh đậm. Lá cây bền, ít rụng và xanh quanh năm. Qủa của cây có dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tía nhìn giống ông la hán khoác áo cà sa nên cây có tên gọi là Tùng La Hán. Hạt của cây được dùng để ươm trồng cây giống, trồng cây kiểng nội thất đẹp và sang trọng. Cây Tùng La Hán đẹp là một trong các loại cây được sử dụng rất nhiều trong các công trình như công viên, đình chùa, khuôn viên các công trình văn hóa, sân vườn biệt thự, tiểu cảnh… Cây được trồng thành hàng hay trồng kết hợp với các loại cây trồng viền, cây cỏ nền tạo cảnh quan xanh thu hút.

*

Tùng La Hán được xem là loài cây mang lại sư may mắn, phồn vinh, thịnh vượng nên được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là những người sành điệu trong làng cây cảnh. Tùng La Hán xanh quanh năm, là loài cây mang lại màu xanh tươi mát, không khí trong lành cho môi trường.

Cũng giống với các loại cây như cây may mắn, cây cẩm thạch, cây tùng búp,…Tùng La Hán cũng sử dụng các chất trồng đơn giản như mùn dừa, tro trấu hoặc đất trồng giàu dinh dưỡng để ươm trồng cây. Cây con cần có chế độ chăm sóc kỹ, tưới nước và cung cấp thêm chất dinh dưỡng để cây khỏe và phát triển tốt. Tùng La Hán tuy có bộ rễ phát triển mạnh, ưa nhiều nước nhưng khi bị úng lâu cây cũng sẽ bị vàng lá hoặc chết dần.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc Tùng la hán:

Đất trồng cây và giá thể sử dụng ươm cây con:

Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% sơ dừa, 30% tro trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% sơ dừa. – Phân bón:

Khi cây tùng la hán từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40-50 gam/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non. -Tưới nước: Cây tùng la hán có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3-4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.

*

– Phòng trừ sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây tùng la hán vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC – Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

Xem thêm: Các Chuyến Tàu Nh1 Là Tàu Gì, Tổng Công Ty Đường Sắt, Hôm Nay Chính Thức Chạy Tàu Nha Trang

– Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…

– Nhân giống bằng phương pháp vô tính

Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15-20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 4-6 tuần , sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây tùng la hán phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *