Tài sản cố định thuê tài chính là một loại tài sản được các kế toán viên mới vào nghề rất quan tâm. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn đọc kiến thức về loại tài sản này và cách thức hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất.
Đang xem: Tài sản thuê tài chính là gì
1. Tài sản cố định thuê tài chính là gì?
Tài sản cố định thuê tài chính được hiểu đơn giản là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê từ những công ty cho thuê tài chính có tài sản, nhưng không có nhu cầu sử dụng tới.
Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp đi thuê được quyền ưu tiên chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Số tiền để thuê TSCĐ quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Đặc biệt, loại tài sản này còn là sự chuyển giao phần lớn giữa lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp đi thuê (bên đi thuê), thời gian cho thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích.
Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê tài chính:
Là hợp đồng thuê tài chính cần thoả mãn 1 trong 5 điều kiện dưới đây:
– Hết thời hạn thuê, bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê;
– Thời điểm bắt đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;
– Cho dù ko có sự chuyển giao quyền sở hữu thì thời hạn thuê tài sản tối thiểu vẫn phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản;
– Ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;
– Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần tới sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn ít nhất 1 trong 3 điều kiện sau:
– Bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng này cho bên cho thuê;
– Thu nhập hay tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê, sẽ gắn với bên thuê;
– Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
Với trường hợp thuê tài sản là quyền sử dụng đất thì thường được phân loại là thuê hoạt động.
2. Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản TSCĐ thuê tài chính (TK 212)
Bên Nợ:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do điều chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Xem thêm: Fast Moving Consumer Goods Là Gì, Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành Fmcg
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
3. Lưu ý khi hạch toán tài sản cố định thuê tài chính
a. Tại đơn vị đi thuê
Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào chứng từnhưhoá đơn dịch vụ cho thuêtài chính, hợpđồng thuê tài chính… kế toán ghi: |
Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK 142 (1421): Số cho thuê phải trả Có TK 342: Tổng số tiền thuê phải trả (giá chưa có thuế |
Định kỳ, thanh toán tiền thuê dựa theo hợp đồng |
Nợ TK 342 (hoặc TK 315): Số tiền thuê phải trả Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT đầu vào Có TK liên quan (111, 112…): Tổng số thanh toán |
Hàng kỳ sẽ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển (trừ dần) vào chi phí kinh doanh |
Nợ TK liên quan (627, 641, 642) Có TK 214 (2142): Số khấu hao phải trích Có TK 1421: Trừ dần phải trả vào chi phí |
Kết thúc hợp đồng thuê |
Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê: Nợ TK 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn TSCĐ: BT 1: Kết chuyển nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 212: Nguyên giá BT 2: Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế: Nợ TK 214 (2142) Có TK 214 (2141, 2143): Giá trị hao mòn Nếu bên đi thuê được mua lại TSCĐ: Ngoài hai bút toán phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn giống như khi được giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu (tính vào nguyên giá TSCĐ) Nợ TK 211, 213: Giá trị trả thêm Nợ TK 133 (1332) Có TK: 111, 112, 342 |
b. Tại đơn vị cho thuê
Bản chất TSCĐ thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Do đó, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê. Số thuế VAT đầu vào khi mua TSCĐ đã nộp, sẽ được bên đi thuê trả dần trong thời gian cho thuê theo nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê.
Các tài khoản kế toán được phản ánh | Nội dung |
Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê |
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê Nợ TK 214 (2141, 2143): GTHM (nếu có) Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê. |
Căn cứ trên hợp đồng, định kỳ (tháng, quý, năm) phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn và lãi) |
Nợ TK 111, 112, 1388…: Tổng số thu Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ Có TK 3331 (33311): Thuế VAT phải nộp. Xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ. Nợ TK 811 Có TK 228 |
Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn/ hết hạn cho thuê |
BT1: Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản Nợ TK 111, 112, 131,… Có TK 711 BT2: Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi Nợ TK 811 Có TK 228 |
Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có) |
Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL Nợ TK 811 (hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại. Xem thêm: Thấy Gì Từ Vụ Án 'Mua Bán Logo Xe Vua'? ? Mua Bán Logo Xe “Vua” Có TK 228: GTCL chưa thu hồi. |