Tổ chức phi chính phủ (NGO) là một tổ chức không phải là một bộ phận của chính phủ cũng không phải là một doanh nghiệp vì lợi nhuận thông thường. Ngày này, sự tồn tại của các tổ chức phi chính phủ đang được chứng minh là một điều cần thiết trong sự phát triển xã hội của một nhà nước, quốc gia hoặc cộng đồng trong các xã hội trên toàn thế giới hiện đại. Trong bài viết này, hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu về khái niệm tổ chức phi chính phủ là gì? Vai trò và thực trạng quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam.

Đang xem: Tổ chức phi chính phủ là gì

Tổ chức phi chính phủ là gì?

Tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: Non-Governmental Organization) gọi tắt là NGO, đề cập đến các tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận hoạt động ngoài sự kiểm soát của chính phủ. Hay nói cách khác là một tổ chức độc lập, không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) chủ yếu dựa vào tình nguyện viên, trong khi những tổ chức khác hỗ trợ đội ngũ nhân viên được trả lương.

Các tổ chức phi chính phủ được thành lập với nhiều mục đích. Các mục đích này bao trùm nhiều khía cạnh chính trị – xã hội, triết lý, nhân văn… Một trong số các mục đích quan trọng nhất của NGOs là đẩy mạnh các mục tiêu chính trị – xã hội như khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người (Amnesty International); bảo vệ môi trường thiên nhiên (Greenpeace); cải thiện phúc lợi cho những người bị thiệt thòi như quyền phụ nữ, quyền trẻ em , phát triển kinh tế, vận động bảo vệ môi trường, chuẩn bị cho thiên tai… Một số tổ chức phi chính phủ nổi tiếng nhất trên Thế giới như: Greenpeace, Amnesty International, International Rescue Committee, Bill & Melinda Gates Foundation, Mercy Corps…

Các tổ chức phi chính phủ được tài trợ chủ yếu thông qua các khoản tài trợ, cho vay, hội phí thành viên và các khoản đóng góp tư nhân. NGOs cũng có thể nhận được tài trợ từ các tổ chức chính phủ mà không bị mất tư cách tổ chức phi chính phủ. Mặc dù một số tổ chức phi chính phủ phụ thuộc vào loại tài trợ này, tuy nhiên các chính phủ không thể tham gia vào các quyết định hoặc giám sát những gì tổ chức phi chính phủ thực hiện.

*

Tổ chức phi chính phủ là gì?

→ Vốn ODA là vốn gì? Thực trạng và giải pháp thu hút vốn ODA tại Việt Nam

Lịch sử phát triển của các tổ chức phi chính phủ là gì?

Về mặt lịch sử, các tổ chức phi chính phủ quốc tế có lịch sử ít nhất từ ​​năm 1839. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào chống chế độ nô lệ và cũng tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ ở thế kỷ 19. Tuy nhiên, cụm từ “tổ chức phi chính phủ” chỉ được sử dụng phổ biến khi Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập vào năm 1945 với quy định tại Điều 71 Chương 10 của Hiến chương Liên hợp quốc. Định nghĩa về “tổ chức phi chính phủ quốc tế” (INGO) lần đầu tiên được đưa ra trong nghị quyết 288 (X) của ECOSOC ngày 27 tháng 2 năm 1950. Chương 27 của Chương trình nghị sự 21 của Liên Hợp Quốc ghi nhận sự phù hợp của các tổ chức phi chính phủ trong việc đóng góp vào phát triển bền vững. Sau đó, các chính phủ, các tổ chức song phương và đa phương khác bắt đầu đề cập đến NGOs trong các chương trình của họ. Nhưng cuối cùng, sự ra đời của toàn cầu hóa thế kỷ XXI đã tạo ra một phong trào NGO trên tất cả các quốc gia, đặc biệt hoạt động cho các nước nghèo và đang phát triển.

Cho đến hiện tại, Liên Hợp Quốc ghi nhận có khoảng 40.000 NGO quốc tế và hàng triệu tổ chức hoạt động ở các quốc gia. Các tổ chức phi chính phủ đã trở nên đa dạng tỉ lệ thuận với các vấn đề xã hội phải đối mặt. Từ quyền con người đến phát triển sinh kế, từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến giải quyết xung đột, từ nghiên cứu kinh tế xã hội đến vận động chính sách, các tổ chức phi chính phủ nói chung đã mở rộng phạm vi của mình để giải quyết các vấn đề và thách thức, phần lớn là người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Các tổ chức phi chính phủ ở cả cấp cơ sở và cấp toàn cầu đã trở thành những phương tiện quan trọng để tiếp cận hàng triệu triệu cộng đồng bị thiệt thòi trên khắp thế giới.

Ví dụ về tổ chức phi chính phủ

*

Ví dụ về các tổ chức phi chính phủ trên Thế giới

Rất nhiều ví dụ điển hình về một tổ chức phi chính phủ, dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Oxfam International: Tổ chức này là một ví dụ điển hình về một tổ chức phi chính phủ quốc tế xuất sắc trong việc đi sâu vào các khu vực gặp khó khăn, nơi mà người dân địa phương hầu như không thể nhận được mọi sự trợ giúp cần thiết (như vùng chiến sự hoặc các quốc gia nghèo đói) và cung cấp hỗ trợ nhân đạo trực tiếp dưới hình thức hỗ trợ y tế, dinh dưỡng và giáo dục cho họ.CARE International: Care là một tổ chức phi chính phủ quốc tế với sứ mệnh là chấm dứt đói nghèo và mang lại công bằng xã hội trên toàn thế giới.Save the children International: Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế là một tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới nhằm cải thiện cuộc sống của trẻ em. Có 30 tổ chức thành viên Save the Children trên khắp thế giới.

Bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho bài luận văn về tổ chức phi chính phủ của mình? Bạn chưa chọn được chủ đề ưng ý hay bạn gặp khó khăn với việc phát triển bài luận? Đừng lo lắng, tham khảo ngay dịch vụ viết luận văn thạc sĩ thuê tại Luận Văn 2S. Chỉ cần gửi yêu cầu cho chúng tôi và đội ngũ tư vấn viên và chuyên viên học thuật tuyệt vời của chúng tôi sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho bài luận của bạn.

Phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau về các loại hình các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cụ thể:

*

Phân loại các tổ chức phi chính phủ

Phân loại theo phạm vi hoạt động

Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Chính phủ (GONGO): Là các tổ chức do Chính phủ thành lập.

Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Quốc gia (NNGO): là tổ chức mà các thành viên đều có chung một quốc tịch. Hội chữ thập đỏ là một ví dụ điển hình của NNGO.

Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Quốc tế (INGO): là tổ chức được sáng lập bởi các thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau. Có phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới. Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác. Một số các tổ chức INGO kể đến như: Redd Barna, Save the Children organizations, OXFAM, CARE, Rockefeller Foundations…

Phân loại theo tính chất hoạt động

Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất trợ giúp nhóm yếu thế: Đúng như tên gọi, các NGO này thực hiện các hoạt động tổ chức các hoạt động, vận động, quyên góp nhằm mục đích trợ giúp nhóm yếu thế. Thông thường các tổ chức này sẽ hoạt động trong phạm vi quốc gia, tuy nhiên nếu lực lượng lớn mạnh, họ có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra quốc tế.

Xem thêm: Làm Pg Là Làm Gì – Tìm Hiểu Công Việc Pg Cần Làm

Các tổ chức mang tính chất tôn giáo: Mục đích của các tổ chức phi chính phủ mang tính chất tôn giáo là thực hiện tâm nguyện của giáo hội, truyền bá các tư tưởng tôn giáo và phát triển tín đồ.

Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp: Thực hiện các hoạt động trợ giúp những người trong nhóm cùng hoàn cảnh trên các hoạt động đời sống xã hội đặc biệt là hội nhập. Loại NGO này có thể được thành lập trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc quốc tế.

Phân loại theo cơ sở pháp lý

Nghị định 12/2012/NĐ-CP, các tổ chức phi chính phủ được chia thành hai loại:

Các tổ chức hoạt động vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận.Các tổ chức hoạt động hỗ trợ phát triển.

List đề tài luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước mới nhất 2021

Vai trò và tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ là gì?

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao các tổ chức phi chính phủ lại quan trọng?” hay “Tại sao có rất nhiều tổ chức phi chính phủ được thành lập trên thế giới?”.

*

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ là gì?

Các tổ chức phi chính phủ có ba vai trò chính trong việc thúc đẩy xã hội hiện đại:

Đầu tiên, các tổ chức phi chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc từ người dân đến chính phủ và từ chính phủ đến người dân. Truyền thông hướng lên bao gồm việc thông báo cho chính phủ về những gì người dân địa phương đang nghĩ, đang làm và những gì họ cảm nhận trong khi truyền thông hướng xuống bao gồm việc thông báo cho người dân địa phương về những gì chính phủ đang lập kế hoạch và đang tiến hành thực hiện.

Thứ hai, các tổ chức phi chính phủ tạo cơ hội cho sự tự tổ chức của xã hội. Các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện cho các công dân làm việc cùng nhau một cách tự nguyện để thúc đẩy các giá trị xã hội và mục tiêu công dân, những điều quan trọng đối với họ. Họ thúc đẩy sáng kiến địa phương và giải quyết vấn đề. Thông qua hoạt động của họ trong nhiều lĩnh vực – môi trường, y tế, xóa đói giảm nghèo, văn hóa & nghệ thuật, giáo dục… NGOs phản ánh sự đa dạng của chính xã hội. Họ cũng giúp đỡ xã hội bằng cách trao quyền cho người dân và thúc đẩy sự thay đổi ở “gốc rễ” bằng cách phổ biến giáo dục cho người dân nói chung và làm cho họ nhận thức được các quyền của mình.

Thứ ba, trong một số trường hợp, các tổ chức phi chính phủ trở thành người phát ngôn cho người nghèo và cố gắng thay mặt họ tác động đến các chính sách và chương trình của chính phủ. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác nhau, từ vận động và các dự án thí điểm đến tham gia vào các diễn đàn công cộng và xây dựng chính sách và kế hoạch của chính phủ. Do đó, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò từ những người ủng hộ người nghèo đến những người thực hiện các chương trình của chính phủ; từ những người kích động và phê bình đến các đối tác và cố vấn; từ các nhà tài trợ của các dự án thí điểm đến các hòa giải viên.

Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam

Hiện nay, có hơn 900 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam, trong đó khoảng 600 tổ chức có hoạt động thường xuyên. Cụ thể:

Các tổ chức đến từ khu vực Bắc Mỹ chiếm 40%Các tổ chức đến từ châu Âu chiếm 42%Các tổ chức từ châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác chiếm 18%

NGOs hoạt động tại Việt Nam có tôn chỉ, mục đích, quy mô giải ngân, phạm vi, phương thức và lĩnh vực hoạt động rất đa dạng. Dưới đây là sự đóng góp cụ thể của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam:

Thứ nhất, về chính trị đối ngoại

Có thể nói, NGOs đã và đang trở thành một trong những kênh hợp tác có ý nghĩa quan trọng giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài. Nhờ có NGOs, Đảng và Nhà nước ta có cơ hội tạo dư luận quốc tế ủng hộ ta trong việc triển khai đường lối đối ngoại, góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và giữ gìn môi trường khu vực, quốc tế hòa bình.

Thứ hai, về hội nhập kinh tế quốc tế

Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của ta đối với các vấn đề thương mại với Liên minh châu Âu và châu Mỹ.

Thứ ba, về các vấn đề xã hội – phát triển

Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc giảm bớt các khó khăn ở nhiều khu vực, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số.

Xem thêm: Tâm Trạng Thái Tâm Lý Là Gì ? Xu Thế Nghề Hot Cho Giới Trẻ Hiện Nay

Các chương trình, dự án thực hiện bởi NGOs tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam như: phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cải cách kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ cải cách kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, chăm sóc trẻ em, phụ nữ, phòng chống ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, viện trợ khẩn cấp…

Trên đây là toàn bộ các kiến thức có liên quan đến khái niệm tổ chức phi chính phủ là gì. Mong rằng với những kiến thức này, bạn sẽ áp dụng nó thật hữu ích trong học tập và công việc nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *