Trồng Dây cúc tần ấn độ là một giải pháp che nắng giảm nhiệt độ rất hiệu quả và cần thiết cho ngôi nhà của bạn. Để có được giống cây trồng tốt ta phải bắt đầu từ việc chọn giống tốt và nhân giống chúng

CÁCH NHÂN GIỐNG DÂY CÚC TẦN ẤN ĐỘ

THÔNG TIN

Tên cây: cúc tần ấn độ

Tên gọi khác: cây leo vernonia và parda bel, cây leo rèm, cây mành trúc, cây mành mành

Tên khoa học: vernonia elliptica

Họ thực vật:  họ Asteraceae

Có nguồn gốc từ Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan và nhập tịch ở miền nam Đài Loan và Queensland, Úc.

Đang xem: Cây cúc tần ấn độ

giá cây cúc tần ấn độ giống dài từ 40-50cm: 40.000đđặt hàng tại đây

ĐẶC ĐIỂM

+ Cúc tần ấn độ là một loại dây leo rũ sống hàng năm tốc độ phát triển rất nhanh. Cây trồng chủ yếu lấy bóng mát, che nắng và giảm nhiệt độ quanh nhà. Đây cũng là loại cây trồng tạo cảnh quan rất đẹp ấn tượng.

+  Cúc tần ấn độ có thể dài hàng chục mét hướng rũ bên dưới, lá xanh thân nhỏ dài. Cây có hoa màu trắng dạng chùm nhưng rất ít khi ra hoa.

 

*

CÔNG DỤNG

+ Cúc tần ấn độ trồng trên sân thượng hoặc ban công cho rũ dài xuống là phù hợp nhất. sử dụng cây này trồng làm giàn tạo bóng mát, trang trí quán café hay những dự án cảnh quan, nhà xưởng, công viên…

+ Có thể trồng chậu treo, hoặc ốp tường đều mang lại vẻ đẹp ấn tượng

*

CÁCH NHÂN GIỐNG

Cúc tần ấn độ được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành.

Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây như đậu biếc, cây ăn quả, hoặc những cây rau được nhân giống bằng cách gieo hạt.

Xem thêm: ” Cầm Kỳ Thi Họa Là Môn Gì ? Định Nghĩa, Khái Niệm Định Nghĩa, Khái Niệm

Với việc giâm cành thì cành cứng hay cành mềm thì theo thời gian cắt cành, cành cứng là cành đã già và to cứng thường nằm ở đoạn giữa hoặc gần gốc. chồi noi nói chung sẽ dài từ 5-15cm, phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới vị trí mặt bị cắt thì cần cắt gần chổ có đốt đễ rễ mới dễ mọc ra.

Giâm cành mềm thì cần cắt cành non mà cành đó có một đoạn thân cứng cáp, giâm cành cúc tần ấn độ quanh năm không theo mùa nhất định, vào mùa mưa tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không cần che mát.

Khi chọn giống xong ta cắt đoạn thân từ 15-20cm, nên cắt bỏ hết lá trên thân sau đó cắm một đoạn thân vào đất đả được chuẩn bị sẵn. Đất ươm cây phải được làm tơi xốp, giữ ẩm tốt và thoát nước nhanh, nên sử dụng tro xơ hửu cơ trộn đều và cho vào chậu nhỏ.

Cành giâm xong cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp thân cây, đất cắm giâm nên giữ ẩm ướt xốp và loại bỏ hết côn trùng. Cành giâm cắm vào đất khoảng gần nửa chiều dài của nó. Khoảng 7-10 ngày sau cành sữ ra rễ và mọc chồi non, tiếp tục tưới nước dưỡng cây cho đến khi cây ra lá chính ta mới mang ra trồng.

*

 

CÁCH BÓN PHÂN

Cúc tần ấn độ là cây trồng ưa nhiều phân bón nhưng chúng ta không nên bón một lúc quá nhiều mà phải chia làm nhiều lần, bón quanh năm. Giai đoạn cây mới ra rễ không nên bón phân vì lúc này rễ chưa mạnh không thể hút phân được và nhất là phân mới rất nóng, có khi còn làm thối rễ cây, cây ốm yếu không phát triển được, cũng có thể làm cây chết luôn.

Xem thêm: Download Citrix Online Launcher Là Gì Download, Citrix Online Launcher Mac Download

Muốn an toàn khi mới trồng cây cúc tần chúng ta trộn chung phân vào đất một lượng vừa phải , đến khi cây ra chồi, ra tược mới lúc này chồi lá tốt tươi xum xuê khỏe mạnh mới phát triển xanh tốt được.

 Ngày nay ngoài thị trường ở các điểm bán cây kiểng có bày bán rất nhiều loại phân như NPK, phân DAP, phân vi sinh, phân bùn, phân bón lá Komix…tất cả chúng đều sử dụng được cho cây cúc tần. Ngoài ra khi chuẩn bị đất trồng nên trộn chung với một ít phân chuồng hoai cho cây sử dụng lâu dài

Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây hoa kiểng, cây nội thất, và một số cây trồng khác…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *