Bài hát “Cây thùy dương” có lẽ là một trong những bài hát Nga nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cùng với Ca-chiu-sa, Đôi bờ, Chiều Moskva…

Đang xem: Cây thùy dương là cây gì

*

Sau chiến tranh, Rodygin vào học Nhạc viện quốc gia Ural và sau đó về công tác tại Đoàn ca nhạc dân tộc Nga vùng Ural và bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Đây chính là thời điểm “Cây thùy dương” ra đời, năm 1953 (từ đây về sau xin gọi bài hát này với cái tên nguyên bản). Năm 1957, ông được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Liên Xô.

Thập niên 50-60 là thời kỳ sáng tác sung sức của nhạc sĩ, mà đỉnh cao là bản “Bài ca Sverdlovsk” (hay còn gọi là “Bản valse Sverdlovsk”), được coi là tấm giấy thông hành của vùng đất trù phú này.

Thập niên 70, ông đã cùng đoàn nghệ thuật Ural đi lưu diễn khắp Liên Xô, đến tận các công trường xa xôi như BAM, các mỏ khoáng sản ở Siberi, đến với vùng than Donbas, Kuzbas…

Nhằm tôn vinh nhạc sĩ, năm 2020 tỉnh Sverdlovsk đã chọn là “Năm Evgheny Rodygin”. Người nhạc sĩ tài năng, người cựu binh của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã ra đi vào đúng “năm Rodygin”, vào năm nước Nga kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng.

3. Trở lại với “Cây thùy dương” (cây thanh lượng trà vùng Ural). Bài hát nổi tiếng này đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

Năm 1953, khi mới 28 tuổi, nhạc sĩ Evgheny Rodygin có lần đến thăm nữ thi sĩ Elena Khorinskaya, thấy trên bàn có một mảnh giấy chép mấy câu thơ của cô. Câu thơ đọc được: “Cây thanh lương trà yêu mến đứng trên triền dốc” cứ ám ảnh nhạc sĩ trẻ tuổi mãi.

Về nhà, anh ngồi vào đàn, sáng tác rất nhanh và lấy tứ câu thơ làm điệp khúc. Hôm sau Rodygin đến gặp nữ thi sĩ, hỏi xin toàn bộ bài thơ. Nhưng nữ thi sĩ từ chối, cô viện cớ đã có nhạc sĩ khác phổ nhạc và đăng báo “Công nhân Ural” rồi.

Không nản lòng, chàng nhạc sĩ trẻ tìm được số báo đó và lấy trọn bài thơ để… phổ nhạc. Thế mới biết, nhạc sĩ đã bị cây thanh lương trà ám ảnh đến như thế nào.

Sau khi phổ xong, Rodygin tin chắc vào thành công của bài hát, liền đem đến cho Lev Khristiansen, lãnh đạo Đoàn ca nhạc dân tộc Nga vùng Ural và bị từ chối thẳng thừng. “Chúng ta là đoàn ca nhạc dân tộc, không hát valse nhé!”- Vị lãnh đạo tuyên bố.

Mùa thu năm 1953, đoàn ca nhạc dân tộc Ural chuẩn bị lưu diễn ở Rumani. Chương trình tất nhiên phải được cấp trên duyệt. Sau khi duyệt xong và đồng ý, hội đồng duyệt yêu cầu phải bổ sung một bài hát thật nhẹ nhàng, trữ tình.

-Các đồng chí có bài nào như thế không?

Hai nữ ca sĩ Anna Petrovna và Avgusta Ustyuzhanina đồng thanh “Có ạ!”.

Và họ đã song ca “Cây thanh trà vùng Ural”.

Bài hát đã được cấp trên đồng ý cho biểu diễn. Trưởng đoàn Lev Khristiansen dù rất hậm hực nhưng vẫn phải đồng ý. Tuy nhiên từ ngày đó, quan hệ của ông với Rodygin ngày càng căng thẳng, mà đỉnh điểm là năm 1956, nhạc sĩ đã phải rời Đoàn ca nhạc dân tộc Ural.

Xem thêm:

Bài hát đã đến được với công chúng. Nhưng Evgheny Rodygin dần hiểu ra lời bài hát của nữ thi sĩ Elena Khorinskaya không phù hợp với đại đa số khán giả vì quá riêng tư. Anh quyết định sẽ thay toàn bộ lời bài hát và đến đặt hàng nhà thơ trẻ 34 tuổi Mikhail Pilipenko – Tổng biên tập một tờ báo địa phương. Rodygin yêu cầu lời bài hát mới cần phải nhẹ nhàng và trữ tình hơn. Pilipenko đồng ý và bắt tay vào công việc.

*

Tháng 11/1953, “CâyThanh lương trà vùng Ural”, nhạc Evgheny Rodygin, lời Mikhail Pilipenko được Đoàn ca nhạc dân tộc Ural biểu diễn tại Moskva và thu được thành công vang dội. Tiếp theo đó, các đĩa hát ghi âm bài hát này được sản xuất với số lượng lớn. Có thể nói không quá rằng thời đó, “Cây thanh lương trà vùng Ural” đã vang lên khắp nơi tại đất nước chiếm diện tích 1/6 địa cầu.

*

Mà đâu chỉ ở Liên Xô, bài hát đã “bay” ra khỏi biên giới, đến với công chúng nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ngay giữa thập niên 50.

*

Từ Việt Nam, nơi bài hát của Rodygin từ hơn nửa thế kỷ qua đã quá thân thuộc với cái tên Cây thùy dương…

Như Cachiusa, như Tình ca du mục…

Những giai điệu thân quen đến nỗi ai cũng ngỡ đó là những bản dân ca Nga trữ tình, da diết…

Nhưng bài hát gốc này chả liên quan gì đến cây thùy dương (mà ở miền Trung gọi là cây… phi lao). Tên thật của bài hát – “Cây Thanh lương trà Ural” là loại cây lá xoăn, quả mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ cam. Có thể thấy rằng lời bài hát chúng ta vẫn biết hầu như rất ít liên quan đến bản gốc.

*

 

Cùng nghe Đoàn ca nhạc dân tộc Ural thể hiện bài hát để tưởng nhớ đến nhạc sĩ Evgheny Rodygin:

CÂY THANH LƯƠNG TRÀ URAL

Âm nhạc: Evgeny Rodygin, Lời: Mikhail Pilipenko

Buổi tối, bài hát dịu êm lan trên sông,Nhưng tia chớp xa xa lóe sáng trên nhà máy.Ở một nơi nào đó có chuyến xe hỏa đang chạy, phát ra những đốm lửa,Ở một nơi nào đó dưới bóng cây thanh lương trà có các chàng trai đang đợi tôi.

Điệp khúc:Ôi, cây thanh lương trà lá xoăn,Những cánh hoa trắng.Ôi, thanh lương trà mến yêu,Vì cớ gì em buồn?

Chỉ có tiếng còi ngân dài trên mặt nước –Tôi đi đến chỗ cây thanh lương trà trên con đường mòn nhỏ.Gió thổi qua tán lá xoăn đến chốn xa vờiBên phải là mái tóc quoăn của anh thợ tiện, còn bên trái – anh thợ rèn.

Điệp khúc

Ở nơi kia, trong phân xưởng, ta chỉ gặp nhau ngắn ngủi – nồng ấm,Mùa thu trôi trong bài hát sếu bay ngang trời.Nhưng theo con đường mòn nhỏ, giữa hai trái núi,Chúng ta vẫn đi, ba người, đến chỗ cây thanh lương trà cho đến tận giờ.

Điệp khúc.

Xem thêm:

Ai trong số họ khao khát hơn, nắm tay ai đây –Trái tim xốn xang khiến tôi không nhận biết được nữa.Cả hai chàng trai đều dũng cảm, đều tốt cả hai,Thanh lương trà mến thương ơi, hãy mách dùm trái tim tôi.

Ôi thanh lương trà tán xoăn,Cả hai chàng đều tốt…Ôi thanh lương trà mến yêu,Hãy mách dùm trái tim…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *