Trong những năm qua, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt với rất nhiều chủ trương, chính sách cũng như các văn bản định hướng, chỉ đạo thực hiện. Chúng ta đã kiểm soát tốt tỷ lệ phát triển dân số, cụ thể tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (năm 1960) xuống chỉ còn 1,06% (2012). Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng giảm mạnh từ 6,3 con năm 1960, xuống còn 2,1 con vào năm 2006 và còn 2,05 vào năm 2012; tuổi thọ bình quân của người dân cũng tăng từ 40 tuổi (năm 1960) lên 73 tuổi (năm 2012). Kể từ năm 2007, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, có nghĩa là, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15 – 60 tuổi). Hay nói một cách khác, bình quân hai người lao động nuôi một người phụ thuộc.

Trong những năm qua, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt với rất nhiều chủ trương, chính sách cũng như các văn bản định hướng, chỉ đạo thực hiện. Chúng ta đã kiểm soát tốt tỷ lệ phát triển dân số, cụ thể tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (năm 1960) xuống chỉ còn 1,06% (2012). Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng giảm mạnh từ 6,3 con năm 1960, xuống còn 2,1 con vào năm 2006 và còn 2,05 vào năm 2012; tuổi thọ bình quân của người dân cũng tăng từ 40 tuổi (năm 1960) lên 73 tuổi (năm 2012). Kể từ năm 2007, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, có nghĩa là, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15 – 60 tuổi). Hay nói một cách khác, bình quân hai người lao động nuôi một người phụ thuộc.

*

Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Đây là một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010 – 2020. Sau giai đoạn dân số vàng sẽ bước sang giai đoạn dân số già. Khoảng cách giữa hai giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc việc điều chỉnh mức sinh của mỗi nước cũng như tùy thuộc vào tốc độ già hóa dân số.Như thế, chúng ta sẽ phải làm gì để tận dụng và phát huy cơ hội, đồng thời khắc phục và vượt qua những thách thức của cơ cấu dân số vàng và vấn đề già hóa dân số nhanh chóng?.

Đang xem: Cơ cấu dân số vàng là gì

Nhiều quốc gia trên thế giới đã biết tận dụng triệt để thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” để tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển. Thời kỳ này, với số lượng lao động rất lớn sẽ là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo các chuyên gia, cơ cấu “dân số vàng” thường kéo dài từ 30 đến 35 năm, thậm chí dài hơn, như nước Pháp trải qua 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Hoa Kỳ 70 năm, Nhật Bản 26 năm. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê dự báo là khoảng 20 năm; nhưng với tốc độ tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi thì nước ta có thể bước vào giai đoạn dân số già sớm hơn, khoảng năm 2034. Tuy nhiên, cơ cấu “dân số vàng” đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần giải quyết, như: Tốc độ tăng nhanh của số dân trong độ tuổi lao động sẽ có thể trở thành gánh nặng cho xã hội, nếu quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp. Ở nước ta, lực lượng lao động đông về số lượng, nhưng chất lượng chưa cao, thiếu hụt nghiêm trọng lao động có tay nghề, kỹ năng quản lý còn bất cập. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dẫn đến gia tăng tình trạng thiếu việc làm cho thanh niên. Tỷ lệ thanh niên di cư tăng nhanh, nhưng các chính sách lao động, việc làm và các dịch vụ xã hội chưa được điều chỉnh kịp thời.

Để khắc phục những hạn chế và phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quá trình “già hóa dân số”. Tăng cơ hội việc làm, nhất là những việc làm tạo giá trị gia tăng, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động. Ðẩy mạnh công tác thông tin và dự báo cung – cầu nhân lực từng nghề, ngành. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách sử dụng lao động, lấy hiệu quả làm việc là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong sử dụng và đãi ngộ lao động. Cùng với đó, cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác đăng ký, quản lý và thống kê dân số, bảo đảm cung cấp chính xác, hiệu quả và kịp thời các số liệu cơ bản về dân số, phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo, triển khai chính sách trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh và đa dạng.

Vấn đề “già hóa dân số” hay “dân số đang già” là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm ít nhất từ 7% tổng dân số; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm ít nhất từ 10% tổng dân số. Giai đoạn “dân số đã già” là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm ít nhất từ 14% tổng dân số. “Dân số siêu già” là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm ít nhất từ 21% dân số.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Từ Fixed Term Contract Là Gì, Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Tại nước ta, từ sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và khoa học y học nói riêng, cùng với cuộc sống yên bình, thì cuộc sống của người dân đã được kéo dài, tuổi thọ tăng lên. Đây là một trong những thành tựu to lớn của công tác chăm sóc sức khỏe cũng như của công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình, bởi vì ước muốn của con người là được sống thọ, sống khỏe. Tuy nhiên, khi tuổi thọ người dân tăng lên, thì tốc độ già hóa dân số cũng tăng nhanh, trở thành thách thức, hạn chế việc tận dụng thời cơ “dân số vàng” để tập trung nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế, xã hội.

Xem thêm: Khu, Khu Vực, Tổ Dân Phố Tiếng Anh Là Gì ? Giải Nghĩa Tổ Dân Phố Tiếng Anh Là Gì

Nước ta bước vào giai đoạn “già hóa dân số” ngay từ năm 2011, sớm hơn 6 năm so với dự báo. Tại Tiền Giang, tỷ lệ người 60 tuổi trở lên năm 2012 là 11,25% và người từ 65 tuổi trở lên là 7,67%; cho nên, Tiền Giang bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2012. Tốc độ già hóa dân số nhanhsẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Trước hết, dân số già sẽ đi đôi với việc chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội… trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, đa phần người cao tuổi không có tích lũy vật chất, 70% vẫn phải làm việc kiếm sống, trong khi người cao tuổi rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội khi con cái không có việc làm và cuộc sống ổn định. Ngoài ra, cơ cấu và mô hình bệnh tật người cao tuổi nước ta hiện nay đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính như bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… tăng nhanh, dẫn đến chi phí chăm sóc y tế rất cao và tất yếu tạo thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện vốn chưa được giải quyết dứt điểm. Những vấn đề nàyđòi hỏi cần phải xây dựng nhữngchính sách phù hợp cho người cao tuổi để đối phó với việc dân số già hóa nhanh hơn dự báo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *