*
*

Luật sư Công chứng Thông tin – sự kiện Cơ sở dữ liệu Tư vấn pháp luật

*

RSS Đặt làm trang chủ

*
*

*

*

Đã có nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các DNNN sau chuyển đổi sẽ có một hành lang pháp lý rộng hơn, tự chủ cao hơn, năng động hơn. Từ đó, chúng ta sẽ có những doanh nghiệp mạnh, góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đó là hy vọng và không ai có thể cấm người ta hát những “Bài ca hy vọng” như vậy!

Chủ quản là gì?

Chủ quản và cơ chế chủ quản là sản phẩm của thời kỳ nền kinh tế nước ta được quản lý theo kế hoạch tập trung. Sau này, cơ chế đó được gọi với cái tên đầy đủ là “Kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp”. Những đặc trưng cơ bản của cơ chế chủ quản là:

– Các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều là DNNN, do Nhà nước làm chủ sở hữu. Khi đó, Nhà nước độc quyền kinh doanh. Người dân mà kinh doanh là vi phạm pháp luật, là con buôn, là “bọn tiểu thương”!

– Mỗi doanh nghiệp, khi đó được gọi là Xí nghiệp, đều do một cơ quan quản lý Nhà nước quản lý, gọi là cơ quan chủ quản. Chẳng hạn, Xí nghiệp sản xuất xe đạp thì do Ty (sau này là Sở) Công nghiệp quản lý; Xí nghiệp Thương mại bán buôn, bán lẻ thì do Ty (Sở) Thương nghiệp quản lý, v.v…

– Mỗi Xí nghiệp có một Giám đốc Xí nghiệp do Giám đốc Sở bổ nhiệm hoặc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm tuỳ theo quy mô của Xí nghiệp.

Đang xem: Cơ quan chủ quản là gì

– Mọi hoạt động của Xí nghiệp từ tuyển dụng nhân sự, kế hoạch sản xuất, mua vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, giá bán, địa chỉ của người mua hàng…đều phải được lập kế hoạch và được cơ quan chủ quản phê duyệt.

– Các Xí nghiệp cứ hoạt động theo kế hoạch được duyệt. Cuối năm, nếu có lãi thì nộp về Ngân sách Nhà nước sau khi đã được trích các quỹ theo chỉ tiêu được duyệt, nếu bị lỗ thì Ngân sách Nhà nước cấp bù.

Cơ chế chủ quản tồn tại khá lâu trong lịch sử phát triển nền kinh tế nước ta và đó là cơ chế “không đội trời chung” với cơ chế thị trường. Rất may, từ năm 1986, đất nước ta đổi mới tư duy, công dân được tự do kinh doanh, kinh tế thị trường đang từng ngày được xác lập. Tuy vậy, cơ chế chủ quản vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn, nó vẫn tồn tại và “biến dạng” một cách tinh vi hơn. Điều đó được chứng minh với những tư liệu được viện dẫn ngay chính trong NĐ 25.

Ai là chủ sở hữu của Công ty?

Điều 3 NĐ25 quy định: “Nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ”. Song, Nhà nước luôn luôn là một danh từ chung, không chỉ cụ thể là ai. Vì vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu vẫn không được xác định. NĐ 25 có chỉ rõ hơn: “Mỗi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước hoặc thành lập mới chỉ do một tổ chức được phân công, phân cấp dưới đây thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu)…”. Và các tổ chức đó là:Thủ tướng Chính phủ hoặc một tổ chức chuyên trách được Chính phủ phân công; Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong một số trường hợp. Rõ ràng, việc xác định “chủ sở hữu của Công ty” vẫn bùng nhùng như trước đây, tức là, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước lại là “chủ sở hữu” của các đơn vị kinh doanh. Dấu ấn của cơ chế chủ quản vẫn còn nguyên vẹn!

Chủ sở hữu làm gì?

Khoản 5 Điều 3 NĐ 25 quy định: “Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 64, 65 và 66 Luật Doanh nghiệp, Nghị định này và Điều lệ công ty”. Song, khoản 12 Điều 20 NĐ 25 lại liệt kê những vấn đề khi Hội đồng thành viên quyết định phải được chủ sở hữu chấp thuận như: chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty; danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề không có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; việc điều chỉnh, bổ sung ngành nghề kinh doanh chính của công ty; những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro cao; Phê duyệt các dự án đầu tư; hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác trên mức quy định;Phê duyệt các phương án huy động vốn trên mức quy định; góp vốn đầu tư vào công ty khác; thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của công ty; Điều chỉnh vốn điều lệ công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; Phê duyệt báo cáo quyết toán; phương án sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; phương án xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh;bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc v.v….

Với các Chủ tịch công ty trong mô hình không có Hội đồng thành viên, những vấn đề phải được chủ sở hữu chấp thuận cũng được quy định tương tự tại khoản 3 Điều 27 NĐ 25. Những quy định nêu trên về hình thức là rất đầy đủ, thể hiện rằng, chủ sở hữu có rất nhiều quyền và có trách nhiệm rất cao. Song, trên thực tế, chủ sở hữu chỉ có một việc là “cho ý kiến” chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty. Điều đó hoàn toàn không khác gì quan hệ giữa ông Trưởng Ty (Giám đốc Sở) với ông Giám đốc Xí nghiệp trong cơ chế chủ quản trước đây.

Chủ sở hữu là con người cụ thể nào?

Chủ sở hữu một Công ty không thể là một cơ quan, tổ chức mà phải là một con người cụ thể. Quy định tại NĐ 25 cho ta thấy: tuỳ theo từng Công ty, chủ sở hữu sẽ là Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh; người được Công ty mẹ hoặc SCIC giao quyền.

Xem thêm: Tìm Hiểu Mạng Xã Hội Facebook Là Gì Và Cách Sử Dụng Để Có Được Hiệu Quả

Câu hỏi được đặt ra là, liệu các quan chức trong bộ máy công quyền (Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh) có đủ điều kiện (ít nhất là về thời gian) để thực hiện các quyền của chủ sở hữu hay không? Câu trả lời là: không! Chẳng hạn, một vị Chủ tịch UBND cấp tỉnh với hàng trăm cuộc họp mỗi tháng và phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động trên địa bàn tỉnh thì lấy đâu ra thời gian để “thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu công ty”? Hơn nữa, quản lý một công ty kinh doanh liên quan đến rất nhiều vấn đề từ kinh tế, kỹ thuật đến lao động, đất đai, pháp luật và tập quán quốc tế… Do đó, không phải cứ xin ý kiến là chủ sở hữu có thể “cho ý kiến” được ngay. Tất yếu phải có các cơ quan tham mưu, nghiên cứu và trình lên ý kiến giải quyết. Và không loại trừ trường hợp khi ý kiến chấp thuận được thông báo thì thời cơ kinh doanh đã… mất!

Với những “chủ sở hữu” không phải là quan chức mà là đại diện của công ty mẹ hoặc SCIC thì câu hỏi đặt ra lại là: Họ có dám “cho ý kiến” không? Vốn của Công ty là vốn Nhà nước. Do dó, nếu “cho ý kiến” kịp thời nhưng gặp rủi ro, kinh doanh thua lỗ, liệu họ có tránh khỏi tội “cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng”? Vì vậy, để chắc chắn, đến lượt mình, họ lại đi “xin ý kiến” cấp trên trước khi “cho ý kiến” với người “xin ý kiến”! Những quy trình “xin” và “cho” ý kiến nêu trên là xa lạ đối với hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường. Đó là “bản nhạc của cơ chế chủ quản” đã được “soạn lời mới” trong NĐ25!

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi Công ty mất vốn?

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty cũng sẽ vô can. Bởi lẽ, trước khi thực hiện những việc quan trọng, họ đã “xin” ý kiến chủ sở hữu và được chấp thuận. Việc không thành công là do khách quan, do năng lực có hạn và hàng nghìn lý do khác đầy sức thuyết phục! Hơn nữa, họ cũng chỉ là người được chủ sở hữu “thuê quản lý” không có hợp đồng. Căn cứ pháp lý nào để quy trách nhiệm cho họ phải bồi thường thiệt hại cho Công ty?

Cần làm gì?

Có thể khẳng định rằng, khi còn duy trì nguyên tắc “Nhà nước làm chủ sở hữu” của Công ty thì không có câu trả lời triệt để, hiệu quả cho những câu hỏi đã nêu. Bởi lẽ, vốn nói chung, vốn trong kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng, chỉ được bảo toàn và có hiệu quả khi có một “Chủ sở hữu” đích thực. Vì vậy, xin kiến nghị vài giải pháp trong tương lai:

2. Để quản lý phần vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân trong những trường hợp cần thiết, cần nhanh chóng đoạn tuyệt với cơ chế chủ quản với những biểu hiện tinh vi hơn hiện nay. Không thể và không nên giao cho một quan chức, công chức trong bộ máy công quyền làm “chủ sở hữu” hoặc “đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại DN”. Đó là việc làm phi kinh tế thị trường, cái nôi của nạn tham nhũng, là điều kiện để hình thành những “nhóm lợi ích” chi phối thị trường, phá vỡ kỷ cương, pháp luật.

3. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, Luật về thuê quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tổ chức lại SCIC thành một doanh nghiệp có chức năng nhận uỷ thác đầu tư của Nhà nước để đầu tư vào các DN khác. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp khác trong cả nước được phép nhận uỷ thác đầu tư vốn của Nhà nước để đầu tư vào các DN, công trình, dự án nếu đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Với những trường hợp do quản lý, điều hành yếu kém, do vụ lợi và đưa DN đến bờ vực phá sản như với Vinashin hiện nay, cần xử lý nghiêm khắc đối với tất cả những ai có liên quan. Không thể để tình trạng, người được “xin” ý kiến cũng có lợi, người đi “xin” ý kiến cũng có lợi và chỉ có nhân dân chịu thiệt khi vốn Nhà nước bị thất thoát như đã và đang xảy ra.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động-Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệpThủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)-Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt NamThủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)-Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thânThủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoàiThời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phầnĐiều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phầnThủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại-Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần-Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn-Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứngQuy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Là một trong nhữngCông ty luậtcó đội ngũLuật sưđông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàngLy hôntư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hônly hôn đơn phương,Tranh chấp quyền nuôi conPhân chia tài sản,Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ,tư vấn luật đất đaingoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viếttư vấn luật lao độngtrên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham giaTư vấn đầu tư,tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt namlà một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trịtư vấn luật đầu tư

Dịch thuậtlà một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác,Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán,dịch vụ kế toán thuếphù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,dịch vụ kế toán doanh nghiệpphát triển ở các tp,dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu:dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội,dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôiđã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí,dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng nhưdịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động nhưdịch vụ quyết toán thuế,dịch vụ làm báo cáo tài chính.

Xem thêm: 10 Nguồn Gốc Hình Thành Lòng Tự Tôn Thấp ( Low Self Esteem Là Gì

Quản lý nhà hàng,đào tạo quản lý nhà hàngvớisự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh,IT Việt Namlà đơn vị chuyên tư vấn,Thiết kế website: Tư vấnthiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing… Với góithiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *