Cà cuống – loại sinh vật được xem là đặc sản quý giá trên khắp vùng miền Việt Nam. Vậy cà cuống là con gì? Tác dụng với sức khoẻ như thế nào? Nấu với món gì ngon? Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
1. Cà cuống là con gì? Đặc điểm của cà cuống
Cà cuống (Tên khoa học: Lethocerus indicus) hay còn được gọi với cái tên cà đuống, long sắt là một loại côn trùng thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera), họ Chân bơi Belostomatidae. Chúng thường sinh sống tại các đầm lầy, sông suối, ao hồ ở những nước như: Ấn Độ, Nga, Australia, Việt Nam,… Ở nước ta, cà cuống có mặt trên những khu vực có nhiều sông ngòi từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, do môi trường ngày càng ô nhiễm nên loài sinh vật này ngày càng hiếm thấy.
Đang xem: Con cà cuống là con gì
Khi còn non, cà cuống có vẻ ngoài khá giống với con gián. Đầu nhỏ, 2 mắt to tròn. Thân chúng màu nâu xám, hình lá, dẹt với chiều dài khoảng 7 – 8cm, rộng 3cm, trên thân xuất hiện nhiều vạch màu đen bóng. Ngực của cà cuống dài khoảng 1/3 thân với 6 chân dài, chắc khoẻ. Phần bụng có màu vàng nhạt, được bao bọc bởi một lớp lông mịn, phía trên được gắn thêm đôi cánh mỏng tương đối cứng cáp.Ở những con đực, trên cơ thể có thêm 2 túi nhỏ được gọi là bọng cà cuống. Trong đó chứa chất lỏng rất thơm dùng làm vũ khí tấn công kẻ địch. Người ta thường hay lấy chất dịch này để làm thành tinh dầu cà cuống với mùi thơm tựa như quế.Tuy là một loại côn trùng nhưng cà cuống cũng được dùng để làm nguyên liệu chế biến thành những món ăn thơm ngon. Không chỉ hấp dẫn, béo ngậy, thịt cà cuống còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp bồi bổ và hỗ trị một số bệnh cho con người.
2. Tác dụng của cà cuống đối với sức khỏe
Từ xa xưa, cà cuống đã được xem là một trong những “sơn hào hải vị” dùng để làm vật cống dâng lên vua ở các triều đại phong kiến. Theo Đông y, loại côn trùng này có vị ngọt, tính bình, không độc nên thường được dùng để điều chế thuốc bổ thận, tráng dương và hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.Ngoài ra, trong trứng và thịt của cà cuống có chứa rất nhiều hàm lượng protein, lipid cùng các loại vitamin. Chúng là những dưỡng chất cần thiết, giúp bồi bổ và hồi phục sức khoẻ rất tốt cho cơ thể chúng ta.Một số cuộc nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, tinh dầu thơm cà cuống có chứa một hợp chất tên là hexanol acetate, có tác dụng kích thích thần kinh, làm hưng phấn và tăng cường khả năng quan hệ nếu được dùng ở liều lượng phù hợp.
3. Các món đặc sản cà cuống ngon, nổi tiếng
Bánh cuốn nước mắm cà cuốngNhắc đến những món bánh cuốn ngon, người ta liền nhớ ngay đến cái tên bánh cuốn nước mắm cà cuống nổi tiếng ở Hà Nội. Đến vùng đất thủ đô mà hỏi địa điểm bán món ăn này, người dân sẽ trả lời “bánh cuốn Thanh Trì” như một câu cửa miệng quen thuộc.Thật vậy, Thanh Trì từ lâu đã hình thành nên một làng nghề bánh cuốn truyền thống với hương vị vang danh khắp nơi. Những miếng bánh trắng ngà nóng hổi, mỏng nhưng dẻo dai được làm từ gạo tẻ, toả những làn khói trắng xoa dịu đi cái lạnh khi tiết trời sang Thu.Cà cuống là một nguyên liệu không thể thiếu của món ăn này. Những con cà cuống được nướng trên bếp than, toả mùi hương thơm nức mũi. Sau đó, chúng sẽ được cắt nhỏ vào bát nước mắm truyền thống tạo nên cái vị hăng đến lạ lùng. Chấm bánh cuốn với ít nước mắm cà cuống thơm, thêm vài lá rau sống đậm vị. Chỉ đơn giản vậy thôi mà khiến bao người phải say đắm, mê mẩn. Được biết, bánh cuốn Thanh Trì hiện đang bán với giá dao động khoảng từ 70.000 – 100.000 đồng/ phần.Cà cuống chiên giònNếu như miền Bắc nổi tiếng với bánh cuốn, bún thang cà cuống thì miền Nam lại có cà cuống chiên giòn với hương vị thơm ngon và hấp dẫn không kém. Sau khi làm sạch xong, người ta sẽ ướp loài côn trùng này với chanh, tỏi, đường, bột ngọt và nước mắm cho ngấm hết gia vị.Sau đó, bắc một cái chảo lên bếp, vặn lửa lớn và thả cà cuống vào chiên. Cuối cùng vớt ra, trang trí thêm ít dưa leo, rau sống, cà chua, vậy là đã hoàn thành xong một món ăn đơn giản.Cà cuống được chiên đến giòn rụm, có màu sắc vàng bắt mắt, khi ăn vị béo ngậy và đậm đà tan dần trong miệng. Nước chấm được pha theo công thức đặc biệt, giúp tăng thêm hương vị cho món ăn thơm ngon này. Chính cái vị là lạ, cuốn hút một cách khó cưỡng đã khiến cà cuống chiên giòn dù khá đắt đỏ ( dao động khoảng từ 500.000 – 600.000 đồng/ phần/ 12 con) nhưng vẫn được nhiều người yêu thích và tìm mua để thưởng thức.
Xem thêm: Gia Đình Và Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Giáo Dục Gia Đình Là Gì ?
Nước mắm cà cuốngNước mắm cà cuống được xem là một loại gia vị hảo hạng, thơm ngon đến khó cưỡng. Cà cuống sau khi được nướng trên bếp than cho chín hẳn, sẽ đem ngâm vào lọ nước mắm ngon trong khoảng 2 – 3 ngày để tạo ra một loại nước chấm với hương vị vô cùng độc đáo.Nước mắm cà cuống có vị hơi hăng, cay cay hoà lẫn với vị mặn đậm đà. Dùng loại nước chấm này để nêm với nước dùng phở, bún bò hay chỉ đơn giản là chấm với các món khác cũng ngon đến tuyệt hảo. Theo khảo sát trên thị trường, giá của loại nước mắm này dao động khoảng từ 400.000 – 450.000 đồng/ chai 550ml có 7 con cà cuống.Bún thang cà cuốngBún thang cà cuống được xem là một đặc sản nổi tiếng của nền ẩm thực Hà thành. Sở dĩ, người ta yêu thích món ăn này đến như vậy là bởi phần nước mắm được pha chế đặc biệt, tạo nên cái hồn độc đáo cho món ăn. Dù đã thưởng thức qua bao nhiêu bát bún thang khắp tứ phương, người ta vẫn không bao giờ quên được hương vị của bún thang Hà Nội.Với 20 nguyên liệu chế biến, bún thang Hà Nội hấp dẫn người thưởng thức từ vẻ ngoài cho đến hương vị. Sợi bún mềm dai vừa đủ hoà quyện với thịt gà xé nhỏ, trứng rán, giò thái chỉ, ruốc tôm,…trong phần nước dùng ngon ngọt khó cưỡng.Điểm nhấn nằm ở bát nước chấm thơm ngát, được pha với tinh dầu cà cuống tạo nên hương vị riêng biệt, đặc trưng mà không một món ăn nào có được. Chính cái hương vị ấy mà dù thưởng thức đã lâu, người ta vẫn luôn nhớ về bún thang với chén nước chấm cà cuống như một kỉ niệm khó phai trong lòng.Nếu có ghé qua Hà Nội, đừng quên thưởng thức món ăn dân dã trong lớp vỏ quý tộc này với giá dao động khoảng từ 50.000 – 65.000 đồng/ phần nhé!