Con Dúi là con gì?

Dúi có tên gọi khác là chuột nứa, chuột dúi, con nui, con rúi, chuột tre, chuột lách. Loài này thuộc lớp thú và một phân họ gặm nhấm. Dúi bao gồm có 4 loại là dúi nâu, dúi má vàng, dúi mốc nhỏ và dúi mốc lớn.

Chúng rất hung dữ, bản tính của Dúi là ăn đêm ngủ ngày, bởi vì chúng không thích ánh sáng nên ban ngày vào hang sâu để ẩn nấp và ngủ, tối đến thì ra ngoài kiếm ăn.

*

Con Dúi là con gì

Ở nước Việt Nam ta, Dúi có mặt ở nhiều nơi nhưng ngon chất lượng nhất thì chỉ có thể là Dúi ở các vùng dân tộc núi rừng ở Hòa Bình hay người Mường ở Phú Thọ. Dúi để rất được, một năm có thể đẻ tới 4 lứa, mỗi lứa khoảng 3 đến 6 con non.

Khi đã giao phối và đến kì sinh sản thì Dúi cái sẽ đuổi Dúi đực đi nơi khác và sinh con, nuôi con một mình (quả là một người mẹ kiêng cường ????).Bạn đang xem: Con dúi là con gì

Con Dúi trưởng thành có chiều dài khoảng 25 – 35cm và trọng lượng của mỗi con Dúi từ 500gram – 1,5kg. Dúi trên thị trường có giá trị thương phẩm cao. Các món ăn được làm từ thịt Dúi được xếp vào hàng đặc sản, thịt của Dúi rất săn chắc, mát, mang lại nhiều đạm và rất thơm ngon. Đặc biết nếu Dúi được nuôi càng lâu thì thịt của chúng càng ngon.

Đang xem: Điều Bất Ngờ Về Con Dúi Là Con Gì

Ngày nay, do nhận thấy được giá trị mang lại của Dúi cao nên nhiều người đã săn bắt trong tự nhiên rất nhiều. Dẫn đến trong tự nhiên không còn nhiều nữa, từ đó mô hình chăn nuôi Dúi nhân tạo đang rất phát triển.

Thức ăn cho Dúi khá dễ kiếm, nếu có ý định kinh doanh Dúi, chỉ cần có khoảng 2 đến 3 đôi Dúi giống sinh sản thì có thể nhân giống lên rất nhiều qua mỗi năm, lợi nhuận mang lại cao rất đáng để thử.

Con dúi ăn gì?

Dúi có đặc điểm là bộ răng của chúng rất khỏe và sắc, tuy nhiên răng rất mau dài. Nếu không ăn những loại cứng thì Dúi sẽ chết cũng giống như loài chuột vậy, vừa ăn vừa mài cho răng ngắn lại.

Trong tự nhiên thức ăn chủ yếu của Dúi là măng tre và rễ tre. Thân cây mía, các loại hạt, củ, quả cũng cũng thuộc thức ăn của Dúi. Dưới đây là các loại thức ăn của Dúi chi tiết:

Các loại cây họ nhà tre như tre, trúc, măng bát độ, bương,…Các loại cây họ nhà mía như cỏ voi và các loại míaNgủ cốc như khoai lang, lúa, sắn, bắp,… Và một số các loại quả như dưa, bí đỏ, ổi,…

Trên là những thức ăn phổ biến của con Dúi, nhưng AnimalWorldnhận thấy có những loại thức ăn rất tốt cùng với đó là những loại không tốt cho Dúi. Không nên cho Dúi ăn các loại củ quả thân mền bởi làm cho dúi dễ đi ngoài nhiều lần làm cho chuồng nuôi bẩn rất nhanh và hôi.

Vì vậy chủ yếu cho Dúi ăn các loại cây họ nhà tre và mía, chỉ cho ăn phần thân và không cho ăn lá. Bổ sung thêm chất đạm cho Dúi bằng cách cho ăn thêm ngủ cốc như bắp, khoai lang, củ sắn,…

Tham khảo khẩu phần ăn của Dúi 1 ngày

Tháng tuổi Thức ăn Nuôi sinh sản Nuôi thương phẩm
1 – 3 Măng tre 4 – 5cm Cung cấp thường xuyên
Cây họ mía 5cm 7cm
Ngô/Khoai/Sắn Ngô từ 10 – 15 hạt; khoai hoặc sắn thì chọn củ nhỏ, thái lát Tăng thêm 50% so với mô hình nuôi sinh sản
3 – 5 Măng tre 6- 7cm Cung cấp thường xuyên
Cây họ mía 6 – 8cm 10cm
Ngô/Khoai/Sắn Ngô: 20 – 25 hạt; khoai hoặc sắn thì chọn củ nhỏ, thái lát Tăng thêm 50% so với mô hình nuôi sinh sản
Trưởng thành Măng tre 7 – 8cm BCung cấp thường xuyên
Cây họ mía 8 – 10cm 12cm
Ngô/Khoai/Sắn Ngô: 25 – 30 hạt; khoai hoặc sắn thì dùng củ nhỏ, thái lát Tăng thêm 50% so với mô hình nuôi sinh sản

Khẩu phần ăn của Dúi trong 1 ngày

Có bạn hoi Animal World rằng “Con Dúi có uống nước không?” Câu trả là Dúi không cần uống nước vẫn sống được nhé. Bởi vì thực chất trong thức ăn của chúng đã có một lượng nước đủ cho Dúi không bị khát.

Cách nuôi nuôi Dúi sinh sản và thương phẩm

Nhiều bạn cũng thắc mắc là nuôi Dúi có cần xin giấy phép? Câu trả lời là CÓ. Vì Dúi là động vật hoang dã, khi nuôi cần sự chấp nhận và giấy phép của chi cục Kiểm Lâm ở tại địa phương.

Kỷ thuật nuôi Dúi sinh sản

Chuồng nuôi Dúi sinh sản

Mỗi ô chuông nuôi khá đơn giản, không chiếm quá nhiều diện tích, 150m2 có thể nuôi tới 500 con Dúi. Chiều rộng chuồng khoảng 50cm, dài 1m, cao 60cm. Bề mặt thành lát gạch men hoặc tô xi măng, thành ô xây chắc chắn. Mỗi ô nuôi Dúi sinh sản nên ngăn làm hai, một bên để Dúi sinh sản, còn một bên là sân chơi cho Dúi và là nơi để thức ăn. Kích thước lỗ thông giữa hai ngăn lớn hơn Dúi một xíu là được.

*

Kỷ thuật nuôi Dúi sinh sản

Chuông nuôi Dúi nên bố trí ở nơi kín gió, yên tĩnh, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Nhiệt độ trong chuồng cũng rất quan trọng, nhiệt độ thích hợp để Dúi sinh sản tốt và phát triển khỏe mạnh là 20 – 30°C. Nếu thời tiết nóng quá hay lạnh quá thì Dúi sẽ chậm lớn và sinh sản kém hơn. Vì vậy trong chuông nuôi bạn nên bố trí thêm đồng hồ đo nhiệt độ để có những hướng xử lý thích hợp.

Lựa chọn giống Dúi

Phân biệt Dúi đực và Dúi cái

Dúi đực: Xách đuôi Dúi lên và quan sát bộ phận sinh dục, nếu có hai tinh hoàn thì là con đực, thêm nữa là dưới bụng không có vú.

Dúi cái: Dưới bụng có hai hàng vú.

Nên chọn những còn Dúi đực khỏe mạnh, to hơn con cái, không dị tật. Trong mùa sinh sản một con Dúi đực có thể phối với 5 con Dúi cái. Còn về Dúi cái nên chọn những con to vừa, lông mượt, có hàng vú chạy đều hai bên, chạy khỏe linh hoạt.

Nếu có thể biết nguồn gốc bố mẹ Dúi cái thì quá tốt, ít nhiều dì cũng có gen di truyền từ bố mẹ, lựa chọn Dúi cái có bố mẹ khỏe mạnh, nuôi con chóng lớn.

Cách phát hiện động dục ở Dúi cái

Khi trong quá trình động dục, con Dúi cái thường chạy lung tung tìm kiếm cái gì đó, thường bỏ ăn hoặc ăn ít. Lúc này tiến hành xách đuôi Dúi cái quan sát nếu thấy bộ phận sinh dục của Dúi có màu hồng nhạt, đưa tay vuốt nhẹ thì thấy hơi lồi ra và hơi ướt.

Xem thêm: Unicef Là Viết Tắt Của Từ Gì, Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (Unicef)

Lúc này Dúi cái đang trong thì kì động dục, chuyển Dúi cái sang ô Dúi đực, Dúi đực sẽ phát ra tiếng kêu đặc trưng để tỏ ý muốn giap phối với Dúi cái. Trường hợp, nếu hai con không hợp, cắn nhau thì mang Dúi cái qua con đực khác.

Kỹ thuật cho Dúi giao phối

Hành động giao phối hoàn toàn tự nhiên, thời gian giap phối khoảng 1,5 đến 2 phút. Khi giao phối Dúi cái sẽ cong đuôi lên và khi đã giao phối xong thì cả hai con sẽ cúi xuống liến bộ phận sinh dục. Trường hợp chỉ có Dúi đực liếm thì giao phối bất thành.

Nếu thành công, 2 ngày sau mang Dúi cái đến ô sinh sản. Chuẩn bị rơm hoặc rác mền cho vào chuồng để Dúi tự làm tổ sinh sản.

Về phần Dúi đực thì cho nghỉ ngơi khoảng 8 ngày hẳn cho giao phối tiếp.

Kỷ thuật chăm sóc Dúi đang mang thai và Dúi con

Con Dúi rất giỏi trong việc nuôi con. Trong quá trình Dúi mang thai nên cung cấp đầy đủ thức ăn như mía, tre và bắp để Dúi khỏe mạnh và sinh con được thuận lợi. Không gian tổ đảm bảo yên tĩnh, kín gió và sạch sẽ.

Dúi con mới đẻ có màu đỏ hỏn, không có lông, mắt vẫn chưa mở được. Khi đủ 2 tuần Dúi mới bắt đầu mở mắt và mọc lông. Dúi con được 3 tuần là có thể ăn được mía và tre, nhưng không nên cho ăn các loại quá cứng.

Dúi con sống với mẹ khoảng 45 ngày thì tách ra, lúc này Dúi con đã có thể sống tự lập. Trong tự nhiên thì Dúi con sẽ được mẹ nuôi 3 đến 4 tháng.

Kỷ thuật nuôi dúi thương phẩm

Chuồng nuôi Dúi thương phẩm

Cũng với tiêu chí là chuồng nuôi đặt ở những nơi yên tĩnh, ít tiếng động, kín gió. Kích thước mỗi ô khoảng 1,5 đến 2,5m phụ thuộc vào số lượng Dúi thả vào. Mỗi ô có thể thả 4 – 5 con.

Có thể dùng gạch men loại to ghép lại với nhau. Vừa tiết kiệm chi phí trông cũng sạch sẽ đẹp mắt hơn. Trông chuồng nên có những đồ vật hình ống để ban ngày Dúi chui vào đó trú ẩn.

Chọn giống

Nên chọn những con Dúi khỏe mạnh, không có dị tật, lông mướt. Nên mua Dúi giống ở những trang trại có uy tín. Nếu mới tập nuôi thì bạn hay mua Dúi nhỏ về nuôi thử trước, đỡ tốn chi phí nếu nuôi không thành. Dúi con cũng dễ thích nghi môi trường sống hơn Dúi đã trưởng thành.

*

Kỷ thuật nuôi Dúi thương phẩm

Chăm sóc Dúi thương phẩm

Về khâu thức ăn cho dúi thương phẩm thì bạn có thể tham khỏa ở bảng trên. Ngoài ra, bạn nên để ý nhiệt độ trong chuông nuôi không để quá thấp hoặc quá nòng. Nếu nhiệt đọ nóng vượt mức thì hãy dùng đến quạt gió để làm mát Dúi.

Nên vệ sinh chuồng Dúi thường xuyên đảm bảo nơi sống sạch sẽ để Dúi phát triển tốt. Thức ăn thừa trong chuồng không nên để lâu, tránh trường hợp Dúi ăn phải sẽ dễ bị bệnh về tiêu hóa.

Con Dúi có giá bao nhiêu?

Giá Dúi giống:

Loại nhỏ hơn 0,5kg có giá 600.000 – 700.000 đồng/cặp.Loại lớn hơn từ 0,5 – 1kg có giá 800.000 – 1.000.000 đồng/cặp.Giá Dúi sinh sản: 1.000.000 – 1.500.000 đồng/cặp.

Xem thêm: Hàng 1:1 Là Gì – Hàng Rep 1:1 Là Hàng Gì

Thông qua bài viết, nếu bạn đang có ý định nuôi con Dúi thì hãy thử xem mình có phù hợp không. Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình ở nông thôn đang kiếm tiền tự việc mở trang trại nuôi Dúi. Nếu thành công 1 tháng bạn có thể kiếm ít nhất 20 triệu đồng tự việc kinh doanh Dúi đấy. Chúc bạn thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *