Mình xuất thân là dân chuyên Toán từ tỉnh lẻ. Mở đầu câu chuyện như thế này để thấy xuất phát điểm học ngoại ngữ của mình thấp tới mức nào (xin lỗi tất cả các bạn giống hoàn cảnh mình mà học giỏi ngoại ngữ, nhưng mình đã có định kiến trong lòng là hoàn cảnh như mình thì thường sẽ không có thời gian/cơ hội để dành thời gian trau dồi ngoại ngữ).

Thực lòng mà nói thì mình không phải là một học sinh chăm chỉ cho lắm, nhưng ít nhất sự thật là mình đã từng học chuyên Toán (tới hết năm lớp 12), và tới giữa cấp 2 mới chuyển lên Hà Nội. Hồi đó mình đều đi học ở lớp chuyên của trường chuyên, cũng đồng nghĩa với việc các thầy cô sẽ ưu tiên cho các môn “phụ” (trong đó có cả tiếng Anh), tức là không cần học điểm cũng cao, chỉ cần các em cố gắng ở môn mà các em giỏi là được. Một là không có ai thúc ép mình phải học tiếng Anh cả, và hai là tự bản thân cũng không thấy được việc cần thiết và cấp bách phải học tiếng Anh để làm gì. Bây giờ nhìn lại cảm thấy thật hối hận vì đã không chú tâm học tiếng Anh tử tế từ lúc còn tỷ phú về thời gian.

Đang xem: Con đường tiếng anh là gì

*

Cuộc đời vốn mông lung là mông lung ~

Giữa cấp hai mình chuyển lên học ở Hà Nội do một vài “sự cố” nho nhỏ, đây cũng là bước chuyển đầu tiên trong quá trình học tiếng Anh của mình. Trường mình học hồi đó là trường dân lập, nên các bạn cùng lớp không quá chú trọng vào mấy môn Toán Lý Hoá này nọ, thay vào đó là tập trung học tiếng Anh nhiều hơn. Các bạn cùng lớp đều đi học tiếng Anh ở ngoài, phát âm cũng hay chứ không như mình, tâm lý so sánh lại nhói lên trong lòng… Nhiều lúc bản thân cũng tự nhận thức được so sánh là không nên, nhưng vẫn không tránh khỏi cảm thấy tụt hậu với các bạn. Bắt đầu từ lúc này mình ý thức được là bản thân nên tập trung hơn vào việc học tiếng Anh, nên thời gian này mình làm rất nhiều bài tập ngữ pháp, nắm ngữ pháp rất vững. Thậm chí đợt sau đó làm đề thi chuyên ngữ còn đươc điểm gần tối đa…

Sau đó lên cấp 3, mình đã chọn học chuyên Toán, cũng tức là tạm dừng quãng đường chăm chỉ học tiếng Anh của mình. Hồi đó bản thân vẫn còn một ảo mộng nhỏ nhoi là cạnh tranh Toán với các bạn giỏi Toán, nhưng dần dần mình nhận ra sự giới hạn của bản thân về cả suy nghĩ, cả khả năng và cả lòng nhiệt tình đối với mục tiêu không tưởng ấy. Đối với Toán đòi hỏi phải suy nghĩ vắt óc dành toàn bộ thời gian cho nó, thì dường như tiếng Anh có vẻ là một môn học dễ nhằn hơn rất nhiều, chỉ đơn giản là học thuộc và bắt chước. Giữa việc khó và việc dễ, hoàn toàn là việc dễ trước mắt đã hấp dẫn mình hơn rất nhiều những ngày dài lăn lộn với những bài toán không giải được.

Năm lớp 11 mình bắt đầu chuyển hướng sang học tiếng Anh, bắt đầu là 3 khoá liền học ở ACET. Hồi mình học ACET chia làm 9 cấp tất cả, một lớp dự bị, cấp từ 1-7 và một lớp luyện thi IELTS sau cuối. Mình thi vào lớp 5 (tự bản thân cũng cảm thấy bất ngờ về khả năng của bản thân…) chắc là do làm nhiều ngữ pháp và viết cũng tạm ổn mà họ kiểm tra viết là chính nên mới được cao như vậy.

*

3 khoá học ACET đã mở ra cho mình con đường hoàn toàn mới…

3 khoá học ở ACET đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen và suy nghĩ của mình về việc học tiếng Anh. Vậy nên, sau đó bất kỳ ai hỏi mình về trung tâm nào nên học, mình đều giới thiệu tới đây, vì thực sự ACET đã làm thay đổi bản thân mình lớn lao như vậy, mình cũng rất hi vọng đây có thể là nơi thay đổi rất nhiều người khác như mình. Lớp mình học là tuần 5 buổi, mỗi buổi 4 tiếng. Hồi này vẫn phải học trên trường, học xong từ chỗ học ra tới ACET đi mất 40 phút mà giờ nghỉ trưa cách có 1 tiếng, tức là vừa ngủ gà gật vừa ăn vừa mò ra chỗ học và bắt đầu với một ngôn ngữ khác luôn. Tuy nói thế nhưng, nếu không có khoảng thời gian áp lực này, tự ép mình phải dùng tiếng Anh trong 20 tiếng đồng hồ mỗi tuần, thì đúng là không thể có một bản thân Thảo yêu ngoại ngữ như ngày hôm nay. Sau này tới lúc học tiếng Đức 4 tiếng cũng thấy không mệt mỏi, trái lại thầy thì có vẻ không thích lắm vì mệt haha…

Ở ACET mình gặp được người thầy đã thay đổi bản thân mình, là Steve, không rõ giờ thầy còn dạy ở đó không. Thầy nói một câu mà mình nhớ mãi, học tiếng Anh chỉ đơn giản là đang bắt chước, ai dùng giỏi hơn chẳng qua là bắt chước người bản xứ giỏi hơn mà thôi, nhưng việc em đang nói gì lại dựa vào kiến thức, rằng ngôn ngữ chỉ là công cụ để diễn đạt kiến thức mà em có, nên cùng với học tiếng Anh, muốn nói được phải nâng cao cả kiến thức bản thân. Mình chỉ là một đứa sách vở, trong đầu chỉ có công thức toán, giải mẹo, vài tác phẩm văn học đọc linh tinh, chứ mặc nhiên không biết gì về thế giới bên ngoài tin tức như thế nào. Học ACET, rồi ôn IELTS sau này là ôn SAT, mới nhận thấy bản thân thiếu hụt kiến thức như thế nào. Và chính trong quá trình thu thập tiếp cận thêm kiến thức mới ấy, thông qua các trang tiếng Anh, năng lực tiếng Anh của mìng cũng tăng cao mà bản thân cũng không ngờ tới.

Sau khi học hết 3 khoá ACET, từ chỉ biết lơ mơ lờ mờ thì mình thi được 6.5 IELTS. Chuyện thi IELTS và ôn thi mình sẽ kể cụ thể ở một bài viết khác vậy. Từ đây mình bắt đầu con đường tới với American Dream ~ giấc mơ Mỹ của bản thân bằng việc tập trung ôn SAT và chuẩn bị nộp hồ sơ vào các trường đại học ở Mỹ.

Quá trình học SAT cũng là một quá trình thử thách năng lực tiếng Anh của bản thân, cũng đẩy lượng từ vựng mà mình đang có lên rất nhiều. Đây là khoảng thời gian đầu tiên và duy nhất trong suốt bao nhiêu năm học tiếng Anh của mình, mình tự có ý thức được về việc từ vựng quan trọng như thế nào. Trong SAT có một phần thi rất quan trọng là Verbal, mà nếu không có lượng từ vựng đủ lớn thì có suy luận siêu tới cỡ nào cũng không thể làm được. Vậy nên, mình bắt đầu với danh sách 3500 từ vô cùng nổi tiếng của Barron và … cứ thế học thôi. Không nhớ là mỗi ngày 100 từ hay là 50 từ, nhưng ngày nào cũng như ngày nào gạo từ trên xuống dưới từ dưới lên trên, giờ nhớ lại cũng chỉ có động lực trẻ trâu về cái viễn cảnh tươi đẹp xa vời ở nơi xa mới có thể đẩy cho mình động lực học như trâu thế…

9 tháng thời gian ôn thi SAT mình cũng phải tự trang bị cho bản thân rất nhiều kiến thức khác, thông qua việc đọc tiếng Anh nên khả năng đọc hiểu cũng tăng lên tương đối. Mình bắt đầu đọc những tác phẩm như Giết con chim nhại (To kill a mocking bird), Bắt trẻ đồng xanh (The catcher in the rye),… cũng như đọc báo đọc tin tức và lịch sử nhiều hơn. Thời điểm bắt đầu một câu tra 3 chữ thì tới khi thi SAT mình đã tới mức cả trang không cần tra cứu, vẫn nhiều từ không biết nhưng dù sao đọc vẫn đoán được hiểu được.

Xem thêm: Nguyên Nhân Nào Khiến Các File Bị Lỗi Corrupt Header Is Found Là Gì

*

Giữa cuộc đời rồi mỗi người đều có một hướng đi …

Vì một vài lí do mà giấc mộng Mỹ của mình không thể hoàn thành, mình vào học Ngoại thương, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và học bằng tiếng Anh (xin lược bỏ 1000 chữ về sự bất mãn). Thời gian này tuy dùng tiếng Anh để thi, rồi làm bài luận, tới lúc viết khoá luận vẫn là tiếng Anh nhưng mà cảm giác không có mấy tiến bộ nếu không muốn nói là thụt lùi do đâm đầu đi học các ngôn ngữ khác làm phá tiếng Anh (Trung, Nhật, Hàn).

Điều hơi buồn cười chút là tiếng Anh mình học chỉ đơn thuần để đi thi, mục đích ban đầu là thi chuyên ngữ, rồi thi IELTS, rồi SAT, rồi lại IELTS lần 2 (mình sẽ nói kĩ hơn về 2 lần thi IELTS ở một bài viết khác). Vậy nên tới tận hết 4 năm đại học mình chẳng có người bạn nói tiếng Anh nào, trái lại học mấy tiếng Trung Nhật Hàn chỉ thời gian ngắn là đã quen rất nhiều bạn, vì vui, và mấy tiếng đó còn dùng được. Thế mới thấy học theo kiểu gạo bài rồi áp vô mấy kì thi nhiều lúc vô dụng tới mức nào.

Trong năm cuối đại học mình có theo học 2 lớp của thầy Vũ, thực sự lại thay đổi mình lần nữa về cách suy nghĩ bằng tiếng Anh. Trước giờ mình rất ngưỡng mộ những người sinh ra trong gia đình 2 ngôn ngữ, hay là những người học ngôn ngữ quá giỏi tới mức có thể suy nghĩ bằng một ngôn ngữ khác (cũng liên quan tới vài điều mình nhận ra khi sử dụng cùng lúc nhiều ngôn ngữ ở Nhật mà mình nhắc đến ở một bài viết khác). Học xong lớp thầy Vũ mình mới thực sự hiểu người nói tiếng Anh bản xứ và người học tiếng Anh khác nhau ở chỗ nào, chính là ở hai chữ “bản xứ”, cho nên muốn giao tiếp thuận lợi thì trước hết phải hiểu được tại sao người ta lại dùng những từ ngữ như vậy, và rằng trực dịch không bao giờ có thể truyền tải được nội dung muốn giao tiếp.

Xem thêm:

*

Thật sự là đang ở Nhật rồi mà sao xài tiếng Anh còn nhiều hơn tiếng Nhật lol

Tới bây giờ, khi bắt đầu học thạc sĩ bằng tiếng Anh mình mới sử dụng tiếng Anh được một cách tương đối tự tin, tức là cảm thấy mình hiểu những gì mình nói ra miêng, thay vì cảm giác mình đang trả bài học thuộc. Học thạc sĩ rồi phải nghiên cứu cũng tức là phải chủ động tranh luận với thầy (và các bạn) rất nhiều, các vấn đề đòi hỏi phải chính xác chứ không thể đại khái như lúc nói chơi chơi ở ngoài được, nên dần dà tuy mới mấy tháng, nhưng mình cảm giác được tiếng Anh của mình gẫy gọn và đúng ý hơn rất nhiều (ngoài ra còn bỏ được tật dùng mấy mẫu câu rồi thành ngữ IELTS speaking vào nói chuyện…).

Hiện tại để đánh giá lại tổng quan khả năng tiếng Anh của bản thân sau rất nhiều thời gian dùi mài kinh sử trải qua bao đoạn thăng trầm tưởng dứt mà vẫn không dứt được, thì cũng có thể tính là tạm ổn đi. Mình đã mất 4 năm cấp 2 học ngữ pháp, 2 trong 3 năm cấp 3 dành cho học giao tiếp (3 khoá ACET) và từ vựng (9 tháng ôn SAT), rồi dành 4 năm dùng thứ tiếng Anh lõm bõm đó để lấy được cái bằng đại học, và 8 tháng dùng tiếng Anh thực sự, hiện tại cảm thấy vẫn không hề tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Vì sao nhỉ, có lẽ ngay từ đầu mục đích học đã sai lầm khi quá ép bản thân vào khuôn mẫu mà không hề tìm cách “hưởng thụ” niềm vui khi học ngôn ngữ. Mình vẫn cảm thấy tự tin khi bật ra tiếng Nhật hơn nhiều nhiều khi nói tiếng Anh dù tiếng Nhật chỉ học 2 năm trong đó 1 năm đi học thêm còn 1 năm là lao nhao bát nháo…

Từ giờ, nhất định sẽ phải trân trọng tiếng Anh nhiều hơn, trau dồi nhiều hơn để có thể tự tin hơn với ngôn ngữ mà mình đã gắn bó với hơn chục năm nay mới được, tính ra thì vẫn còn phải nhờ cậy tiếng Anh nhiều nhiều… Gần đây xem chương trình giải trí hay phim tiếng Anh mới hiểu được kha khá, và mới cười được, thôi thì cũng coi là tiến bộ lớn //.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *