Trước Mác, các nhà triết học coi bản chất con người hoặc là ở nguồn gốc thần thánh (chủ nghĩa duy tâm tôn giáo), hoặc là một bộ phận và là sự thể hiện cao nhất của giới tự nhiên (chủ nghĩa duy vật siêu hình).

Đang xem: Con người là gì theo triết học

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đem lại cho chúng ta cách nhìn nhận hiện đại, đúng đắn và khoa học về bản chất con người.

– Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau:
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất.
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội.
Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn.

1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.

– Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên.

Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó.

Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên.

– Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người.

Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó.

Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là “một động vật có tính xã hội”, hoặc con người động vật có tư duy… Những quan niệm này đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy.

– Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất.

“Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”.

Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên:

“Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên“.

– Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người.

Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

– Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau:

Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường; quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa… quy định phương diện sinh học của con người.Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí.Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người.

Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.

– Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như:

Nhu cầu ăn, mặc, ở;Nhu cầu tái sản xuất xã hội;Nhu cầu tình cảm;Nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất.

Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật.

Nhu cầu sinh học phải được “nhân hóa” để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.

Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành Con Người viết hoa, Con Người tự nhiên – xã hội.

*
*

Ở con người, mặt sinh vật và mặt xã hộ hòa quyện vào nhau, quy định lẫn nhau. Ảnh: Unrealengine.com.

2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội

– Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người.

Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.

Xem thêm: Tổng Quan Về Viêm Màng Não Ở Trẻ Em, Viêm Màng Não

Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C. Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc:

“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

– Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.

Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ.

Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…), con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội.

Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, mặt sinh vật ở con người.

3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

– Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh.

Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử – xã hội.

C. Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”.

Ph.Ăngghen cũng cho rằng:

“Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”.

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội.

– Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người.

Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.

Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội.

Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp.

– Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người.

Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp.

Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn.

Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục.

Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: Hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất.

Xem thêm: Trưởng Phòng Marketing Tiếng Anh Là Gì ? Tên Các Chức Vụ Khác Bằng Tiếng Anh

Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.

honamphoto.com

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *