Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị công tác pháp chế giáo dục năm 2019 được tổ chức sáng 27/8. Cũng tại Hội nghị này, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp đều cho rằng, đây là hội nghị rất thiết thực, hiệu quả với sự chỉ đạo quyết liệt và quan tâm tâm sâu sắc của người đứng đầu ngành Giáo dục.

Văn bản phải đi vào thực tế

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác pháp chế, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, công tác pháp chế phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là công tác của tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT chứ không chỉ là nhiệm vụ của Vụ Pháp chế; mỗi cán bộ chuyên viên ngoài công tác chuyên môn phải ý thức và trách nhiệm thực hiện công tác này. 

*

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị

“Chúng ta đang chỉ đạo một lĩnh vực quá rộng lớn, liên quan đến từng người, từng nhà, các địa phương… Nếu không có hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, hợp lý, có tính thực tiễn cao để chỉ đạo điều hành sẽ rất khó khăn. Do đó, công việc đầu tiên, vô cùng quan trọng là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” – Bộ trưởng nói.

Đang xem: Công tác pháp chế là gì

Muốn xây dựng hệ thống văn bản tốt, theo Bộ trưởng, phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, có đánh giá tác động để đảm bảo tính khả thi của văn bản. Bộ trưởng cho biết, lần đầu tiên Bộ GDĐT có 50 đề tài cấp Nhà nước, nghiên cứu diện rộng các vấn đề giáo dục và đào tạo để làm luận cứ cho việc xây dựng chính sách.

Bước đầu, các đề tài nghiên cứu thể hiện hiệu quả qua 2 luật đã được Quốc hội thông qua là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục (sửa đổi). Ngoài ra, các nghị định và nhiều thông tư ban hành cũng đều được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu thực tiễn bài bản, chắc chắn.

Cùng xây dựng văn bản, Bộ trưởng cũng lưu ý tới công tác rà soát các văn bản đã ban hành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. “Cuộc sống luôn thay đổi, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cùng với đó là nhiều Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và gần đây nhất là 2 văn bản Luật được ban hành, có tác động rất lớn. Vì vậy, việc dành thời gian để rà soát các văn bản quy phạm pháp luật càng trở nên quan trọng”.

Để văn bản đi vào cuộc sống, Bộ trưởng nhấn mạnh tới công tác tuyên truyền và cho rằng đây còn là khâu yếu. “Có một thực tế là văn bản ban hành xong ít được để ý hướng dẫn, đôn đốc quán triệt để những người chịu tác động, những người thực hiện nắm được. Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện văn bản để biết văn bản có sát thực tế không, có được thực hiện tốt không dù đã được làm nhưng còn mờ. Văn bản phải đi vào thực tế” – Bộ trưởng chỉ rõ.

Nêu phương hướng trong thời gian tới với công tác pháp chế, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý đến việc xây dựng các văn bản để triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục. Theo Bộ trưởng, cùng với các nghị định để triển khai luật thì hàng loạt các thông tư cũng phải thay đổi. “Đây là khối lượng công việc khổng lồ”.

Triển khai đồng bộ công tác pháp chế

Báo cáo tại Hội nghị, bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GDĐT) cho biết, thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, năm 2018, Bộ GDĐT được giao xây dựng 6 văn bản, đã hoàn thành 5 văn bản, đạt 83,33% (bình quân của Chính phủ năm 2018 là 82,66%).

*

Bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo tại Hội nghị

Công tác soạn thảo văn bản của Bộ GDĐT thuộc nhóm các Bộ có tỷ lệ hoàn thành cao. Năm 2018, chỉ có 4 Bộ hoàn thành 100% và 8 Bộ hoàn thành trên 80%, trong đó có Bộ GDĐT. Đặc biệt, Bộ GDĐT được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo đồng thời hai Luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục (sửa đổi); trình và được Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Xem thêm: Drop Out Of Là Gì – Drop Out Trong Tiếng Tiếng Việt

Năm 2019, Bộ GDĐT được giao xây dựng 10 văn bản; kết quả hoàn thành là 6/7 văn bản, đạt 85,71%. Trong đó, đã trình Quốc hội thông qua Luật Giáo dục tại kỳ họp thứ 7; trình Chính phủ 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đúng thời hạn được giao; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 nghị quyết của Chính phủ và 4 đề án của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Bộ đã trình ban hành được 5 văn bản ngoài chương trình công tác.

Về việc thực hiện Chương trình soạn thảo văn bản của Bộ GD&ĐT, trong năm 2018, các đơn vị được giao xây dựng 61 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng. Kết quả hoàn thành là 54/61 văn bản, đạt 88,52%. Năm 2019, các đơn vị được giao xây dựng 71 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng (trong đó 8 tháng đầu năm là 15 văn bản). Kết quả: 12/15 văn bản, đạt 80%. Ngoài ra, các đơn vị đã ban hành được 6 Thông tư ngoài chương trình công tác.

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, công tác pháp chế của Bộ GDĐT được triển khai một cách đồng bộ, bài bản theo các nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 55 của Chính phủ như: xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; bồi thường của Nhà nước; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế.

Đảm bảo tính pháp lý và hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật

Nhìn nhận về công tác pháp chế ngành Giáo dục, ông Chu Đức Nhuận  Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (Văn phòng Chính phủ) cho biết, thời gian qua, công tác pháp chế của Bộ GDĐT đã triển khai đồng bộ, bài bản, đúng pháp luật; đồng thời đảm bảo tính hệ thống, thống nhất, dù số lượng văn bản ban hành rất lớn nhưng mâu thuẫn, trùng lặp hầu như rất ít.

*

Toàn cảnh Hội nghị

Đánh giá cao việc Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị pháp chế, ông Nhuận cho rằng, ngoài Bộ Tư pháp, chưa có Bộ nào tổ chức hội nghị chuyên đề pháp chế do trực tiếp Bộ trưởng chủ trì nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng công tác này như Bộ GDĐT. “Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị và có nhiều phát biểu rất tâm huyết, chất lượng” – ông Chu Đức Nhuận nhận định.

Cũng đánh giá cao Hội nghị pháp chế giáo dục năm 2019, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, nếu các Bộ ngành cùng có sự quan tâm tới công tác pháp chế như Bộ GDĐT thì công tác quản lý nhà nước sẽ có chuyển biến tích cực.

Ông Đồng Ngọc Ba cho biết, công tác pháp chế là công tác chung của Chính phủ và thời gian qua, Bộ Tư pháp đã có sự phối hợp rất tốt với Bộ GDĐT trong triển khai thực hiện. Theo ông Ba, các văn bản quy phạm pháp luật khi xây dựng phải đảm bảo 2 yêu cầu: tính pháp lý và tính hợp lý; tính pháp lý Bộ Tư pháp có thể hỗ trợ nhưng tính hợp lý mới là yêu cầu khó và phải do các Bộ, ngành chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Cổ Phần Ưu Đãi Là Gì – Cổ PhầN Æ°U đãI Lã  Gã¬

“Tới đây, Bộ GDĐT sẽ triển khai 2 Luật mới, việc rà soát tính pháp lý và hợp lý của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là rất quan trọng, khối lượng lớn. Trong đó, đặc biệt phải tránh những sai sót gây nên những hiểu nhầm hay khó hiểu cho xã hội” – Ông Đồng Ngọc Ba lưu ý công tác pháp chế của Bộ GDĐT thời gian tới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai hiệu quả nhiệm vụ pháp chế, trong đó cần quan tâm tới công tác tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ pháp chế, đặc biệt là kỹ năng làm công tác pháp chế. Vụ Pháp chế tiếp tục kiện toàn đội ngũ về số lượng và chất lượng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, công tác thanh tra kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật.  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *