Nguyên tắc áp dụng cấp công trình quản lý đầu tư xây dựng

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ XÂY DỰNG ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 03/2016/TT-BXD

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TRONG QUẢNLÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủvề Quản lý chất lượngvà bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt làNghị định 59/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CPngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộXây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng CụcGiám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hànhThông tư Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Đang xem: Công trình cấp 3 là gì

Điều 1. Phạm viĐiều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi Điều chỉnh:

Thông tư này quy định chi Tiết vềphân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trongquản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng với người quyếtđịnh đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầutrong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng vàcác tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trìnhtrên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Nguyên tắcxác định cấp công trình

1. Cấp công trình quy định tại Thôngtư này được xác định theo các tiêu chí sau:

a) Quy mô công suất, tầm quan trọng:áp dụng cho từng công trình hoặc dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình quy địnhtại Khoản 3 Điều này được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp côngtrình không có tên trong Phụ lục 1 Thông tư này thì cấp công trình được xác địnhtheo quy mô kết cấu quy định tại Điểm b Khoản này.

b) Loại và quy mô kết cấu: áp dụngcho từng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, được xác định theoPhụ lục 2 Thông tư này.

2. Cấp của một công trình độc lập làcấp cao nhất được xác định trên cơ sở các tiêu chí nêu tại Khoản 1 Điều này.

3. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một,một số công trình chính độc lập hoặc dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính có mối quan hệ tương hỗ vớinhau tạo nên quy mô, công năng chung của dự án.

4. Cấp công trình quốc phòng, an ninhđược xác định theo quy định tại Thông tư này. Trườnghợp công trình quốc phòng, an ninh có tính chất đặc thù, cấp công trìnhdo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Điều 3. Áp dụng cấpcông trình trong quản lý các hoạt động xây dựng

1. Áp dụng cấp công trình để xác địnhthẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng, kiểmtra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xâydựng công trình như sau:

a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập, áp dụng cấpcông trình xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

b) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồmnhiều công trình chính độc lập với nhau, áp dụng cấp của công trình chính có cấpcao nhất xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

c) Trường hợp dự án đầu tư xây dựngcó dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính, áp dụng cấp công trìnhxác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;

d) Các trườnghợp khác được quy định trong văn bản pháp luật liên quan.

2. Ngoài việc xác định thẩm quyền củacơ quan chuyên môn về xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này, cấp công trình còn đượcáp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động sau theo quy định tại Khoản 3 Điềunày:

a) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựngcủa các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề và côngbố thông tin năng lực hoạt động xây dựng;

b) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phépxây dựng;

c) Xác định công trình phải tổ chứcthi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

d) Xác định công trình bắt buộc phảilập chỉ dẫn kỹ thuật;

đ) Xác định công trình có ảnh hưởng đếnan toàn cộng đồng;

e) Xác định công trình có yêu cầu bắtbuộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

g) Xác định công trình phải thực hiệnđánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng;

h) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cốcông trình xây dựng;

i) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

k) Xác định thời hạn và mức tiền bảohành công trình;

l) Xác địnhcông trình phải lập quy trình bảo trì.

3. Nguyên tắc áp dụng cấp công trìnhđể quản lý các hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này:

a) Trườnghợp phạm vi hoạt động xây dựng được thực hiện cho toàn bộ một công trìnhthì áp dụng cấp công trình xác định theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

b) Trườnghợp phạm vi hoạt động xây dựng được thực hiện cho toàn bộ dây chuyềncông nghệ, tổ hợp công trình chính thì áp dụng cấp công trình xác định theo quyđịnh tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;

c) Các trường hợp khác được quy địnhtrong các văn bản pháp luật liên quan.

Điều 4. Quy địnhvề chuyển tiếp

1. Cấp công trình thuộc dự án đầu tưxây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hànhđược xác định theo quy định của pháp luật tại thời Điểm phê duyệt dự án đầu tưxây dựng công trình.

2. Trường hợp công trình nêu tại Khoản1 Điều này có Điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:

a) Việc Điều chỉnh thiết kế xây dựngkhông làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tưnày thì cấp của công trình được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Việc Điều chỉnh thiết kế xây dựnglàm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định củaThông tư này.

Điều 5. Hiệu lựcthi hành

2. Trong quá trình thực hiện nếu cóvướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giảiquyết./.

Nơi nhận: – Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); – Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Website của Chính phủ; – Công báo (02 bản); – Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; – Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp; – Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cổng Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng; – Lưu: VT, Vụ PC, Cục HĐXD, Cục GĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quang Hùng

PHỤ LỤC 1

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUYMÔ CÔNG SUẤT HOẶC TẦM QUAN TRỌNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

Bng 1.1 Phân cấp công trình dân dụng

T.T

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.1.1

Công trình giáo dục

1.1.1.1. Nhà trẻ, trường mẫu giáo

Tổng số trẻ toàn trường

≥ 100

1.1.1.2. Trường tiểu học

Tổng số học sinh toàn trường

≥ 700

1.1.1.3. Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Tổng số học sinh toàn trường

≥ 1.350

1.1.1.4. Trường đại học, trường cao đẳng; Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Tổng số sinh viên toàn trường

> 8.000

5.000 ÷ 8.000

1.1.2

Công trình y tế

1.1.2.1. Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương (Bệnh viện trung ương không thấp hơn cấp I)

Tổng số giường bệnh lưu trú

> 1.000

500 ÷ 1.000

250 ÷

1.1.2.2. Trung tâm thí nghiệm an toàn sinh học (Cấp độ an toàn sinh học xác định theo quy định của ngành y tế)

Cấp độ an toàn sinh học (ATSH)

ATSH cấp độ 4

ATSH cấp độ 3

ATSH cấp độ 1 và cấp độ 2

1.1.3

Công trình thể thao

1.1.3.1. Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời có khán đài (Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

> 40

> 20 ÷ 40

5 ÷ 20

1.1.3.2. Nhà thi đấu, tập luyện các môn thể thao có khán đài (Nhà thi đấu thể thao quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

> 7,5

5 ÷ 7,5

2 ÷

1.1.3.3. Sân gôn

Số lỗ

36

18

1.1.3.4. Bể bơi, sân thể thao ngoài trời

Tầm quan trọng

Đạt chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia

Hoạt động thể thao phong trào

1.1.4

Công trình văn hóa

1.1.4.1. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác (Trung tâm hội nghị quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Tổng sức chứa (nghìn người)

> 3

> 1,2 ÷ 3

> 0,3 ÷ 1,2

≤ 0,3

1.1.4.2. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày

Tầm quan trọng

Quốc gia

Tỉnh, Ngành

Các trường hợp còn lại

1.1.5

Chợ

Số Điểm kinh doanh

> 400

≤ 400

1.1.6

Nhà ga

Nhà ga hàng không (Nhà ga chính)

Lượt hành khách (triệu khách/năm)

≥ 10

1.1.7

Trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị

Trụ sở làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; Trụ sở làm việc của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; Trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội

Tầm quan trọng

Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng và các công trình đặc biệt quan trọng khác

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy; HĐND, UBND Tỉnh; Bộ, Tổng cục và cấp tương đương

Trụ sở làm việc của Huyện ủy; HĐND, UBND Huyện; Sở và cấp tương đương

Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND Xã và cấp tương đương

Ghi chú:

– Công trìnhdân dụng không có tên nhưng có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.1thì xác định cấp theo Bảng 1.1;

– Công trình dândụng không có tên và không có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.1thì xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu (Phụ lục 2);

– Công trình tôn giáo (Trụ sở của tổchức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo về tôn giáo; bia, tháp tượng đài tôn giáo…): cấp công trình được xác định theo loại và quymô kết cấu (Phụ lục 2) nhưng không thấp hơn cấp III;

– Tham khảo các ví dụ xác định cấpcông trình dân dụng trong Phụ lục 3.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chuyển Pdf Sang Excel, Powerpoint Miễn Phí Đơn Giản

Bảng 1.2 Phân cấp công trình côngnghiệp

T.T

Loại công trình công nghiệp

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.2.1

Sản xuất vật liệu xây dựng

1.2.1.1. Công trình Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng (cát, đá, sét, và các nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng khác)

TCS (triệu m3 sản phẩm/năm)

≥ 3

1.2.1.2. Nhà máy sản xuất xi măng

TCS (triệu tấn xi măng/năm)

> 1

0,5 ÷ 1

1.2.1.3. Trạm nghiền xi măng

TCS (triệu tấn xi măng/năm)

> 1,5

0,5 ÷ 1,5

1.2.1.4. Nhà máy sản xuất sản phẩm, cấu kiện bê tông thông thường; nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu

TCS (nghìn m3 cấu kiện thành phẩm/năm)

> 150

≤ 150

1.2.1.5. Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông ly tâm, cấu kiện bê tông ứng lực trước

TCS (nghìn m3 cấu kiện thành phẩm/năm)

> 150

30 ÷ 150

1.2.1.6. Nhà máy sản xuất viên xây, cấu kiện bê tông khí AAC

TCS (nghìn m3 thành phẩm/năm)

> 200

100 ÷ 200

1.2.1.7. Nhà máy sản xuất gạch đất sét nung

TCS (triệu viên gạch/năm)

> 60

20 ÷ 60

1.2.1.8. Nhà máy sản xuất sản phẩm ốp, lát

TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)

> 15

5 ÷ 15

1.2.1.9. Nhà máy sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh

TCS (triệu sản phẩm/năm)

> 1

0,3 ÷ 1

1.2.1.10. Nhà máy sản xuất kính xây dựng

TCS (triệu m2 kính/năm)

> 20

5 ÷ 20

1.2.1.11. Nhà máy sản xuất sản phẩm từ kính (kính tôi, kính hộp, kính nhiều lớp…)

TCS (nghìn m2 kính/năm)

≥ 200

1.2.2

Luyện kim và cơ khí chế tạo

1.2.2.1. Nhà máy luyện kim

a) Nhà máy luyện kim mầu

TSL (triệu tấn thành phẩm/năm)

> 0,5

0,1 ÷ 0,5

b) Nhà máy luyện, cán thép

TSL (triệu tấn thành phẩm/năm)

> 1

0,5 ÷ 1

1.2.2.2. Khu liên hợp luyện kim

Tầm quan trọng

Mọi quy mô

1.2.2.3. Nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

TSL (nghìn sản phẩm/năm)

> 5

2,5 ÷ 5

1.2.2.4. Nhà máy chế tạo máy công cụ và thiết bị công nghiệp

TSL (nghìn sản phẩm/năm)

> 1

0,5 ÷ 1

1.2.2.5. Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 200

≤ 200

1.2.2.6. Nhà máy chế tạo máy xây dựng

a) Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy ủi, máy đào, máy xúc

TSL (sản phẩm/năm)

> 250

≤ 250

b) Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe lu tĩnh và lu rung

TSL (sản phẩm/năm)

> 130

≤ 130

c) Nhà máy sản xuất, lắp ráp cẩu tự hành

TSL (sản phẩm/năm)

> 40

≤ 40

1.2.2.7. Nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ

TSL (nghìn tấn thiết bị/năm)

> 10

5 ÷ 10

1.2.2.8. Nhà máy sản xuất lắp ráp phương tiện giao thông

a) Nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô

TSL (nghìn xe/năm)

> 10

5 ÷ 10

b) Nhà máy sản xuất lắp ráp xe máy

TSL (nghìn xe/năm)

> 500

≤ 500

c) Nhà máy sản xuất lắp ráp đầu máy tàu hỏa

TSL (nghìn đầu máy/năm)

> 1

0,5 ÷ 1

1.2.3

Khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

1.2.3.1. Mỏ than hầm lò

TSL (triệu tấn than/năm)

> 1

0,3 ÷ 1

1.2.3.2. Mỏ quặng hầm lò

TSL (triệu tấn quặng/năm)

> 3

1 ÷ 3

1.2.3.3. Mỏ than lộ thiên

TSL (triệu tấn than/năm)

≥ 2

1.2.3.4. Mỏ quặng lộ thiên

TSL (triệu tấn quặng/năm)

≥ 2

1.2.3.5. Nhà máy sàng tuyển than

TSL (triệu tấn/năm)

> 5

2 ÷ 5

1.2.3.6. Nhà máy tuyển/làm giàu quặng (bao gồm cả tuyển quặng bô xít)

TSL (triệu tấn/năm)

> 7

3 ÷ 7

1.2.3.7. Công trình sản xuất alumin

Tầm quan trọng

Cấp I với mọi quy mô

1.2.4

Dầu khí

1.2.4.1. Công trình khai thác trên biển (giàn khai thác)

Tầm quan trọng

Cấp I với mọi quy mô

1.2.4.2. Công trình lọc dầu

TCS (triệu tấn /năm)

≥ 10

1.2.4.3. Công trình chế biến khí

TCS (triệu m3 khí/ngày)

≥ 10

1.2.4.4. Công trình sản xuất nhiên liệu sinh học

TCS (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 500

200 ÷ 500

1.2.4.5. Kho xăng dầu

Tổng dung tích chứa (nghìn m3)

> 100

5 ÷ 100

0,21 ÷

1.2.4.6. Kho chứa khí hóa lỏng, trạm chiết nạp khí hóa lỏng

Tổng dung tích chứa (nghìn m3)

> 100

5 ÷ 100

1.2.4.7. Cửa hàng/Trạm bán lẻ xăng, dầu, khí hóa lỏng

Tầm quan trọng

Cấp III với mọi quy mô

1.2.5

Năng lượng

1.2.5.1. Công trình nhiệt điện

TCS (MW)

> 2.000

600 ÷ 2.000

50 ÷

1.2.5.2. Công trình điện hạt nhân

Tầm quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô

1.2.5.3. Công trình thủy điện

TCS (MW)

> 1000

> 50 ÷ 1000

> 30 ÷ 50

≤ 30

1.2.5.4. Công trình điện gió

TCS (MW)

> 30

10 ÷ 30

1.2.5.5. Công trình điện mặt trời

TCS (MW)

> 30

10 ÷ 30

1.2.5.6. Công trình điện địa nhiệt

TCS (MW)

> 10

5 ÷ 10

1.2.5.7. Công trình điện thủy triều

TCS (MW)

> 50

30 ÷ 50

1.2.5.8. Công trình điện rác

TCS (MW)

> 70

> 15 ÷ 70

5 ÷ 15

1.2.5.9. Công trình điện sinh khối

TCS (MW)

> 30

10 ÷ 30

1.2.5.10. Công trình điện khí biogas

TCS (MW)

> 15

5 ÷ 15

1.2.5.11. Đường dây và trạm biến áp

Điện áp (kV)

≥ 500

220

110

35

1.2.6

Hóa chất

1.2.6.1. Công trình sản xuất sản phẩm phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật

a) Nhà máy sản xuất Urê, DAP, MPA, SA, NPK phức hợp

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 500

200 ÷ 500

b) Nhà máy sản xuất phân lân các loại (supe lân, lân nung chảy)

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 500

300 ÷ 500

c) Nhà máy sản xuất NPK hỗn hợp, phân vi sinh

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

≥ 300

d) Nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 15

10 ÷ 15

1.2.6.2. Công trình sản xuất sản phẩm hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, hóa mỹ phẩm và hóa chất khác

a) Nhà máy sản xuất Amoniac, axit, xút, clo các loại

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 200

100 ÷ 200

40 ÷

b) Nhà máy sản xuất sô đa

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 300

200 ÷ 300

c) Nhà máy sản xuất các muối vô cơ, ôxit vô cơ

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

≥ 20

d) Nhà máy sản xuất các loại hóa chất vô cơ tinh và tinh khiết

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 20

10 ÷ 20

đ) Nhà máy sản xuất sản phẩm hóa dầu (PP, PE, PVC, PS, PET, SV, sợi, DOP, Polystyren, LAB, cao su tổng hợp và các sản phẩm khác)

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 500

200 ÷ 500

e) Nhà máy sản xuất sản phẩm hóa dược

Tầm quan trọng

Cấp I với mọi quy mô

g) Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 5

≤ 5

h) Nhà máy sản xuất hóa chất nguy hiểm, độc hại

Tầm quan trọng

Cấp I với mọi quy mô

1.2.6.3. Công trình sản xuất sản phẩm nguồn điện hóa học

a) Nhà máy sản xuất pin

TSL (triệu viên/năm)

> 150

15 ÷ 150

b) Nhà máy sản xuất ắc quy

TSL (nghìn kWh/năm)

> 450

150 ÷ 450

c) Nhà máy sản xuất que hàn

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

≥ 3

1.2.6.4. Nhà máy sản xuất khí công nghiệp

TSL (nghìn m3 khí/h)

≥ 8,5

1.2.6.5. Công trình sản xuất sản phẩm cao su:

a) Nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, máy kéo

TSL (triệu chiếc/năm)

> 1

0,5 ÷ 1

b) Nhà máy sản xuất săm lốp xe mô tô, xe đạp

TSL (triệu chiếc/năm)

> 5

1 ÷ 5

c) Nhà máy sản xuất băng tải

TSL (nghìn m2 sản phẩm/năm)

> 500

200 ÷ 500

d) Nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật

TSL (triệu sản phẩm/năm)

> 1,5

0,5 ÷ 1,5

1.2.6.6. Nhà máy sản xuất sản phẩm tẩy rửa (kem giặt, bột giặt, nước gội đầu, nước cọ rửa, xà phòng …)

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 15

5 ÷ 15

1.2.6.7. Nhà máy sản xuất sản phẩm sơn, mực in các loại

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 20

5 ÷ 20

1.2.6.8. Nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa alkyd, acrylic

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 20

5 ÷ 20

1.2.6.9. Nhà máy sản xuất sản phẩm nguyên liệu mỏ hóa chất (tuyển quặng Apatit)

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 600

350 ÷ 600

1.2.6.10. Công trình sản xuất, chứa vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ

a) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Tầm quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô

b) Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp

Kho hầm lò, kho ngầm

Tầm quan trọng

Cấp I với mọi quy mô

Kho cố định nổi và nửa ngầm

Sức chứa (tấn)

> 10

≤ 10

Kho lưu động

Tầm quan trọng

Cấp II với mọi quy mô

c) Kho chứa tiền chất thuốc nổ

Kho hầm lò, kho ngầm

Tầm quan trọng

Cấp I với mọi quy mô

Kho cố định nổi và nửa ngầm

Sức chứa (tấn)

> 50

≤ 50

Kho lưu động

Tầm quan trọng

Cấp II với mọi quy mô

1.2.7

Công nghiệp nhẹ

1.2.7.1. Công nghiệp thực phẩm

a) Nhà máy sữa

TSL (triệu lít/năm)

> 100

30 ÷ 100

b) Nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 25

5 ÷ 25

c) Nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 150

50 ÷ 150

d) Nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát

TSL (triệu lít/năm)

> 100

25 ÷ 100

1.2.7.2. Công nghiệp tiêu dùng

a) Nhà máy xơ sợi

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 75

30 ÷ 75

b) Nhà máy dệt

TSL (triệu m2 sản phẩm/năm)

> 25

5 ÷ 25

c) Nhà máy in, nhuộm (ngành dệt, may)

TSL (triệu m2 sản phẩm/năm)

> 35

10 ÷ 35

d) Nhà máy sản xuất các sản phẩm may

TSL (triệu sản phẩm/năm)

> 10

2 ÷ 10

đ) Nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da

TSL (triệu sản phẩm/năm)

> 12

1 ÷ 12

e) Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 15

2 ÷ 15

g) Nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 25

3 ÷ 25

h) Nhà máy bột giấy và giấy

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 100

60 ÷ 100

i) Nhà máy sản xuất thuốc lá

TSL (triệu bao thuốc lá/năm)

> 200

50 ÷ 200

k) Nhà máy lắp ráp điện tử (ti vi, máy tính và sản phẩm tương đương), điện lạnh (Điều hòa, tủ lạnh và sản phẩm tương đương)

TSL (nghìn sản phẩm/năm)

> 300

100 ÷ 300

m) Nhà máy chế tạo linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử (mạch in điện tử, IC và sản phẩm tương đương)

TSL (triệu sản phẩm/năm)

> 400

300 ÷ 400

n) Nhà máy in tiền

Tầm quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô

1.2.7.3. Công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản

a) Nhà máy chế biến thủy, hải sản

TSL (tấn nguyên liệu/ngày)

> 300

100 ÷ 300

b) Nhà máy chế biến đồ hộp

TSL (tấn nguyên liệu/ngày)

≥ 100

c) Nhà máy xay xát, lau bóng gạo

TSL (nghìn tấn sản phẩm/năm)

> 200

100 ÷ 200

1 ÷

Ghi chú

– Các chữ viết tắt trong Bảng 1.2:TCS là Tổng công suất; TSL là Tổng sản lượng. Tổng công suất (hoặc Tổng sản lượng)được tính cho toàn bộ các dây chuyền công nghệ thuộc dự án;

– Công trìnhcông nghiệp không có tên nhưng có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng1.2 thì xác định cấp theo Bảng 1.2; Công trìnhcông nghiệp không có tên và không có loại phù hợp vớiloại công trình trong Bảng 1.2 thì xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu (Phụlục 2);

– Tham khảocác ví dụ xác định cấp công trình công nghiệp trong Phụ lục 3.

Bảng 1.3 Phân cấpcông trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT)

T.T

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.3.1

Cấp nước

1.3.1.1. Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (bao gồm cả công trình xử lý bùn cặn)

TCS (nghìn m3/ngày đêm)

≥ 30

10 ÷

1.3.1.2. Trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (bao gồm cả bể chứa nước nếu có)

TCS (nghìn m3/ngày đêm)

≥ 40

12 ÷

1.3.2

Thoát nước

1.3.2.1. Hồ Điều hòa

Diện tích (ha)

≥ 20

15 ÷

1 ÷

1.3.2.2. Trạm bơm nước mưa (bao gồm cả bể chứa nước nếu có)

TCS (m3/s)

≥ 25

10 ÷

1.3.2.3. Công trình xử lý nước thải

TCS (nghìn m3/ngày đêm)

≥ 20

10 ÷

1.3.2.4. Trạm bơm nước thải (bao gồm cả bể chứa nước nếu có)

TCS (m3/h)

≥ 1.200

700 ÷

1.3.2.5. Công trình xử lý bùn

TCS (nghìn m3/ngày đêm)

≥ 1.000

200 ÷

1.3.3

Xử lý chất thải rắn (CTR)

1.3.3.1. Cơ sở xử lý CTR thông thường

a) Trạm trung chuyển

TCS (tấn/ngày đêm)

≥ 500

200 ÷

100 ÷

b) Cơ sở xử lý CTR

TCS (tấn/ngày đêm)

≥ 500

200 ÷

50 ÷

1.3.3.2. Cơ sở xử lý CTR nguy hại

TCS (tấn/ngày đêm)

> 100

20 ÷ 100

1.3.4

Hệ thống chiếu sáng công cộng

Cấp công trình chiếu sáng công cộng được lấy theo cấp của công trình được chiếu sáng và không lớn hơn cấp II.

1.3.5

Công viên cây xanh

Diện tích (ha)

> 20

10 ÷ 20

5 ÷

1.3.6

Nghĩa trang

Diện tích (ha)

> 60

30 ÷ 60

10 ÷

Tầm quan trọng

Nghĩa trang Quốc gia: cấp I với mọi quy mô.

1.3.7

Nhà tang lễ

Tầm quan trọng

Nhà tang lễ Quốc gia: cấp I, các trường hợp khác: cấp II.

1.3.8

sở hỏa táng

Tầm quan trọng

Cấp II với mọi quy mô.

1.3.9

Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị

1.3.9.1. Nhà để xe ô tô ngầm*

Số chỗ để xe ô tô

≥ 500

300 ÷

1.3.9.2 Nhà để xe ô tô nổi*

≥ 1.000

500 ÷

100 ÷

1.3.9.3 Sân bãi để xe, máy móc, thiết bị (không có mái che)

Tổng diện tích (ha)

> 2,5

≤ 2,5

Ghi chú:

– Các chữ viết tắt trong Bảng 1.3:TCS là Tổng công suất tính cho toàn bộ các dây chuyền công nghệ thuộc dự án;

– (*): Đối với Nhà để xe ô tô thì chỗđể xe ô tô được xét cho ô tô chở người đến 9 chỗ hoặc xe ô tô tải dưới 3.500kg. Trường hợp Nhà để xe hỗn hợp bao gồm xe ô tô và xe mô tô (xe gắn máy) thìquy đổi 6 chỗ để xe mô tô (xe gắn máy) tương đương với 1 chỗ để xe ô tô;

– Công trình HTKT không có tên nhưngcó loại phù hợp với loại công trình trongBảng 1.3 thì xác định cấp theo Bảng 1.3;

– Công trìnhHTKT không có tên và không có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.3thì xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu (Phụ lục 2);

Tham khảo các ví dụ xác định cấp côngtrình HTKT trong Phụ lục 3.

Bảng 1.4. Phân cấp công trình giao thông

T.T

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.4.1

Đường bộ

1.4.1.1. Đường ô tô cao tốc

Tốc độ thiết kế (km/h)

> 100

> 80 ÷ 100

60 ÷ 80

1.4.1.2. Đường ô tô

Lưu lượng (nghìn xe quy đổi /ngày đêm) hoặc

> 30

hoặc

10 ÷ 30

hoặc

3 ÷

hoặc

0,3 ÷

hoặc

hoặc

Tốc độ thiết kế (km/h)

> 100

> 80 ÷ 100

60 ÷ 80

40 ÷

1.4.1.3. Đường trong đô thị:

a) Đường cao tốc đô thị; đường trục chính đô thị; đường trục đô thị

Tốc độ thiết kế (km/h)

≥ 80

60 ÷

b) Đường liên khu vực

Tốc độ thiết kế (km/h)

60

c) Đường chính khu vực; đường khu vực

Tốc độ thiết kế (km/h)

60

40 ÷ 50

d) Đường phân khu vực; đường vào nhóm nhà ở, vào nhà; đường nội bộ trong một công trình

Tốc độ thiết kế (km/h)

40

20 ÷ 30

đ) Đường xe đạp; đường đi bộ

Quy mô

Mọi quy mô

1.4.1.4. Nút giao thông

a) Nút giao thông đồng mức

Tốc độ thiết kế (km/h)

> 100

> 80 ÷ 100

60 ÷ 80

b) Nút giao thông khác mức

Lưu lượng xe thiết kế quy đổi (nghìn xe/ngày đêm)

≥ 30

10 ÷

3 ÷

1.4.1.5. Đường nông thôn

Quy mô

Mọi quy mô

1.4.2

Đường sắt

1.4.2.1. Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (Đường sắt trên cao; đường tàu điện ngầm/Metro)

Tầm quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô

1.4.2.2. Đường sắt quốc gia, khổ đường 1435 mm

Tốc độ thiết kế (km/h)

120 ÷ 150

70 ÷

1.4.2.3. Đường sắt quốc gia, khổ đường 1000 mm; đường lồng, khổ đường (1435-1000) mm

100 ÷ 120

60 ÷

1.4.2.4. Đường sắt chuyên dụng, đường sắt địa phương

Tốc độ thiết kế (km/h)

≥ 70

1.4.3

Cầu

1.4.3.1. Cầu phao

Lưu lượng quy đổi (xe /ngày đêm)

> 3.000

1.000 ÷ 3.000

700 ÷

500 ÷

1.4.4

Hầm

Hầm tàu điện ngầm (Metro)

Tầm quan trọng

Cấp đặc biệt với mọi quy mô.

1.4.5

Đường thủy nội địa

1.4.5.1. Công trình sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà…)

Tải trọng của tàu (DWT)

> 30.000

10.000 ÷ 30.000

5.000 ÷

1.4.5.2. Cảng, bến thủy nội địa:

a) Cảng, bến hàng hóa

Tải trọng của tàu (DWT)

> 5.000

3.000 ÷ 5.000

1.500 ÷

750 ÷

b) Cảng, bến hành khách

Cỡ phương tiện lớn nhất (ghế)

> 500

300 ÷ 500

100 ÷

50 ÷

1.4.5.3. Bến phà

Lưu lượng (xe quy đổi /ngày đêm)

> 1.500

700 ÷ 1.500

400 ÷

200 ÷

1.4.5.4. Âu tầu

Tải trong của tàu (DWT)

> 3.000

1.500 ÷ 3.000

750 ÷

200 ÷

1.4.5.5. Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tàu:

a) Trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo

Bề rộng B (m) và độ sâu H (m) nước chạy tàu

B > 120

H> 5

B = 90 ÷

H = 4 ÷ 5

B = 70 ÷

H = 3 ÷

B = 50 ÷

H = 2 ÷

B

H

b) Trên kênh đào

Bề rộng B (m) và độ sâu H (m) nước chạy tàu

B > 70

H> 5

B = 50 ÷

H = 4 ÷ 5

B = 40 ÷

H = 3 ÷

B = 30 ÷

H = 2 ÷

B

H

1.4.6

Hàng hải

1.4.6.1. Công trình bến cảng biển; khu vực neo đậu chuyển tải, tránh trú bão

Tải trọng của tàu (DWT)

> 70.000

30.000 ÷ 70.000

10.000 ÷

5.000 ÷

1.4.6.2. Công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển, ụ tàu biển, âu tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng…)

Tải trọng của tàu (DWT)

> 70.000

30.000 ÷ 70.000

10.000 ÷

5.000 ÷

1.4.6.3. Luồng hàng hải (một làn chạy tàu):

a) Luồng tàu ở cửa biển, cửa vịnh hở, trên biển;

b) Luồng trong sông, trong vịnh kín, đầm phá, kênh đào cho tàu biển.

Bề rộng luồng B (m) và

Chiều sâu chạy tàu Hct(m)

B > 190

Hct ≥ 16

140

14 ≤ Hct

80

8 ≤ Hct

50

5 ≤ Hct

B ≤ 50

Hct

1.4.6.4. Các công trình hàng hải khác:

a) Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển

(Hmn (m) – Độ sâu lớn nhất của khu nước tại vị trí thả phao)

Đường kính phao D (m) hoặc Chiều dài dây xích Ldx (m)

D > 5

hoặc

Ldx ≥ 3Hmn

3,5

hoặc

2,5Hmn ≤ Ldx mn

2,5 ,5

hoặc

2Hmn ≤ Ldx Hmn

2

hoặc

1,5Hmn ≤ Ldx mn

D ≤ 2

hoặc

Ldx mn

b) Đèn biển

Tầm hiệu lực hiệu dụng R (hải lý)

R ≥ 10

8 ≤ R

6 ≤ R

4 ≤ R

R

c) Đăng tiêu

Tầm hiệu lực hiệu dụng R (hải lý)

R ≥ 6

4 ≤ R

2,5 ≤ R

1 ≤ R

R

1.4.7

Hàng không

1.4.7.1. Khu bay

Cấp sân bay theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)

Sân bay cấp từ 4E trở lên

Sân bay cấp thấp hơn 4E

1.4.7.2. Các công trình bảo đảm hoạt động bay (không bao gồm Mục 1.4.7.1 và Mục 1.4.7.3)

Tầm quan trọng

Cảng hàng không quốc tế

Cảng hàng không, sân bay nội địa

1.4.7.3. Hăng ga máy bay

Tầm quan trọng

Cấp I với mọi quy mô.

Ghi chú:

– Công trình giao thông không có tênnhưng có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.4 thì xác định cấp theoBảng 1.4;

– Công trình giao thông không có tên vàkhông có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.4 thì xác định cấp theoloại và quy mô kết cấu (Phụ lục 2);

– Tham khảocác ví dụ xác định cấp công trình giao thông trong Phụ lục 3.

Bảng 1.5. Phân cấp công trình nông nghiệp vàphát triển nông thôn (NN&PTNT)

T.T

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

Cấp l

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

1.5.1

Công trình thủy lợi

1.5.1.1. Công trình cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát (cho diện tích tự nhiên khu tiêu)

Diện tích (nghìn ha)

> 50

> 10 ÷ 50

> 2 ÷ 10

≤ 2

1.5.1.2. Hồ chứa nước ứng với mực nước dâng bình thường

Dung tích (triệu m3)

> 1.000

> 200 ÷ 1.000

> 20 ÷ 200

> 3 ÷ 20

1.5.1.3. Công trình cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác

Lưu lượng (m3/s)

> 20

> 10 ÷ 20

> 2 ÷ 10

≤ 2

1.5.2

Ghi chú:

– Công trình NN&PTNT không có tênnhưng có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.5 thì xác định cấp theoBảng 1.5;

– Công trình NN&PTNT không có tênvà không có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.5 thì xác định cấptheo loại và quy mô kết cấu (Phụ lục 2);

– Đối với công trình chăn nuôi, trồngtrọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng nông thôn mới và các côngtrình NN&PTNT khác, do tính đặc thù, trongcác dự án đầu tư xây dựng các công trình này thường bao gồm các loại công trìnhnhư: công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, côngtrình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật.v.v… vì vậy khi phân cấp công tìnhsẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để vận dụng phân cấp cho phù hợp trêncơ sở nguyên tắc phân cấp quy định tại Thông tư này;

– Tham khảo các ví dụ xác định cấpcông trình NN&PTNT trong Phụ lục 3.

PHỤ LỤC 2

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUYMÔ KẾT CẤU(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

Bảng 2. Phân cấp công trình xây dựngtheo quy mô kết cấu

T.T

Loại kết cấu

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

2.1

2.1.1. Nhà, Kết cấu dạng nhà;

Nhà ở biệt thự không thấp hơn cấp III.

2.1.2. Công trình nhiều tầng có sàn (không gồm kết cấu Mục 2.2).

Xem thêm: Các Cách Cầu Hôn Tiếng Anh Là Gì ? Tra Từ Lời Cầu Hôn

2.1.3. Kết cấu nhịp lớn dạng khung (không gồm kết cấu Mục 2.3 và 2.5)

Ví dụ: cổng chào, nhà cầu, cầu băng tải, khung treo biển báo giao thông, kết cấu tại các trạm thu phí trên các tuyến giao thông và các kết cấu nhịp lớn tương tự khác.

a) Chiều cao (m)

> 200

> 75 ÷ 200

> 28 ÷ 75

> 6 ÷ 28

≤ 6

b) Số tầng cao

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *