Hiện nay, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Pháp luật hiện hành quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? Những thắc mắc pháp lý liên quan sẽ được Luật Thành Đô giải đáp trong bài viết Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?

*

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14;

– Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

– Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đang xem: Công ty vừa và nhỏ là gì

II. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LÀ GÌ?

2.1. Doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hiểu là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, quy định tiêu chi xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định trên.

– Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định trên.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo các quy định trên.

Việc xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất.

Xem thêm:

Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

Về tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

*

liên hệ luật sư tư vấn pháp luật

III. XÁC ĐỊNH VÀ KÊ KHAI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Theo Điều 11 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, để xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

Nội dung tờ khai bao gồm các thông tin:

– Thông tin chung về doanh nghiệp:

+ Tên doanh nghiệp

+ Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế

+ Loại hình doanh nghiệp

+ Địa chỉ trụ sở chính

+ Điện thoại, Fax, Email

– Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:

+ Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính

+ Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm

+ Tổng nguồn vốn

+ Tổng doanh thu năm trước liền kề

– Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa).

Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng nội dung hỗ trợ. Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Corn Ear Of Corn Là Gì ? 15 Cặp Từ Bị Hiểu Nhầm Là 'Anh Em'

*

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô

Hồ sơ xin cấp giấy phép bán lẻ rượu

Lệ phí cấp giấy phép bán lẻ rượu 2021

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 19001958 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật Thành Đô.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *