Marketing là gì?

Định nghĩa Marketing

Theo Wikipedia, Marketinglà quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng,một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đôngMarketing là quy trình thu hút khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạnQuy trình tiếp thị liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.Marketing bao gồm các công việc nghiên cứu, quảng bá, bán hàng và phân phối các giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến cho người dùng.

Đang xem: Công việc marketing là gì

Marketing ngày nay tập trung vào việc nghiên cứu thị trường và hành vi của khách hàng, cũng như phân tích các hoạt động quản trị kinh doanh của các công ty, giúp công ty có thể thu hút, đạt được và giữ chân các khách hàng (và độ trung thành với thương hiệu) bằng việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của họ.

Sự hình thành và phát triển của thuật ngữ Marketing

Để giúp bạn đọc hiểu rõ về kiến thức Marketing, chúng ta hãy đi quay ngược về quá khứ và cùng tìm hiểu về sự hình thành của thuật ngữ Marketing.Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh. Nghĩa đen của nó là “làm thị trường”.Thuật ngữ “Marketing” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường Đại Học Tổng Hợp Michigan ở Mỹ.

*

Theo Wiki, hoạt động tiếp thị đã được biết đến trong nhiều thiên niên kỷ. Nhưng thuật ngữ “tiếp thị” được sử dụng để mô tả các hoạt động thương mại mua và bán một sản phẩm hoặc dịch vụ đã được sử dụng phổ biến vào cuối thế kỷ XIX.Ngày nay, tiếp thị được biết đến như một sự kết hợp tiên tiến giữa chiến lược và công nghệ, tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng diễn ra theo cách này. Lịch sử của tiếp thị như chúng ta biết bắt đầu với những khởi đầu khiêm tốn chỉ đơn giản là cố gắng bán hàng hóa và dịch vụ.

*

Vai trò của Marketing

Vai trò chi phối của thị trường đối với hoạt động của các doanh nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thôi thúc các công ty cần đến những biện pháp và kỹ thuật Marketing trong việc tổ chức điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của mình.Giúp khảo sát thị trường, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thiết thực.Giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa xí nghiệp và thị trường.Marketing chính là biện pháp cụ thể hoá kế hoạch kinh doanhGiúp dung hoà tốt các mục tiêu của xí nghiệp.Kích thích sự nghiên cứu và cải tiến sản xuất

Marketing bao gồm những mảng nào?

Đối với A1, Marketing phát triển theo sự phát triển của thời đại của thời kỳ đó, cho nên nên mình đánh giá tiếp thị là một lĩnh vực rất rộng lớn bao gồm:Communicate (Giao tiếp)Brand (thương hiệu)Design (thiết kế)Price (định giá)Consumer psychology (tâm lý người tiêu dùng)Measuring (đo lường hiệu quả)

6 loại hình Marketing

Việc phát triển một chiến lược tiếp thị hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ bạn hiểu thị trường mục tiêu của mình và nơi họ dành phần lớn thời gian trực tuyến. Tùy thuộc vào cơ sở khách hàng của bạn, bạn có thể chọn sử dụng bất kỳ (hoặc tất cả) các loại hình tiếp thị này.Blog MarketingInternet MarketingSearch Engine OptimizationPrint Marketing

*

Các loại hình marketing phổ biến hiện nay
Blog Marketing – Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng tiếp thị nội dung vào các kênh Website, Social, không đơn thuần là những bài viết BlogInternet Marketing – Phần lớn,tiếp thị qua Internet trùng lặp với tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing – đưa doanh nghiệp của bạn trực tuyến đơn giản để trở nên sẵn có hơn cho khách hàng của bạn. Vào năm 2020, lợi thế cạnh tranh không phải là những gì bạn cung cấp mà là mức độ sẵn có của bạn trên mạng.Search engine optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Viết tắt “SEO”. Đây là quá trình tối ưu hóa nội dung trên trang web để nó xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó được các nhà tiếp thị sử dụng để thu hút những người thực hiện các tìm kiếm ngụ ý rằng họ muốn tìm hiểu về một ngành cụ thể.Print Marketing – Tiếp thị truyền thống vẫn sử dụng phương tiện in ấn để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ bằng cách sử dụng tất cả các chiến dịch quảng cáo và các tính năng khác trên tạp chí và báo mà đối tượng mục tiêu đọc.Social Media Marketing – Với rất nhiều người sử dụng mạng xã hội hàng giờ mỗi ngày, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang các kênh truyền thông xã hội yêu thích của họ để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ. Bên cạnh việc phát triển các chiến thuật tiếp thị của riêng bạn trên phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị người ảnh hưởng là một cách hiệu quả khác để tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua tiếp thị truyền thông xã hội.Video Marketing – Những tiến bộ công nghệ gần đây đã giúp việc sản xuất video chất lượng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết mà về cơ bản là không tốn tiền. Xem xét rằng gần 5 tỷ video được xem trên YouTube mỗi ngày, có nghĩa là một số công ty cũng muốn thực hiện một số nỗ lực tiếp thị vào video.

Tầm quan trọng của Marketing đối với doanh nghiệp

*

#1 Mang lại thông tin:

Ở giai đoạn nền tảng, marketing rất có ích cho việc giáo dục khách hàng. Nói cách khác, để khách hàng mua sản phẩm của bạn, họ cần phải biết sản phẩm của bạn làm được những gì và nó hoạt động như thế nào.Marketing chính là cách hiệu quả nhất để truyền thông các giá trị của bạn đến khách hàng. Đó là lý do tại sao, đối với những sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp càng cần phải đầu tư rất nhiều vào các hoạt động marketing.

Xem thêm: Huyết Áp Là Gì Sinh Học 8 – Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8

#2 Cân bằng cơ hội cho các doanh nghiệp SMB nhỏ (SMB = Social media business)

Marketing hiện đại đang ngày càng ít tốn kém nếu bạn có chiến lược đúng đắn – dùng sức mạnh của digital để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Các nền tảng mạng xã hội và các chiến dịch email đã giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận đến các khách hàng, với chi phí ngày càng hợp lý hơn. Đối với các doanh nghiệp SMB, các chiến dịch Marketing thông minh còn có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể cân bằng cuộc chơi với những cái tên lớn khác trong ngành.

*

Do các đặc thù của doanh nghiệp, các công ty SMB nhỏ có thể quan tâm nhiều hơn đến từng cá nhân các khách hàng của mình thông qua các nền tảng Marketing. Đặc biệt là khi người tiêu dùng hiện đại bây giờ ngày càng quan tâm đến các trải nghiệm hơn là giá thành sản phẩm. Những trải nghiệm 1-1 này có thể giúp khách hàng yêu thích doanh nghiệp của bạn hơn những doanh nghiệp lớn khác.

#3 Giữ tần suất hiện diện của doanh nghiệp

Marketing giống như thức ăn hơn là thuốc (marketing is more like food than it is medicine). Điều này có nghĩa là, marketing được xem là cách để tăng độ hiện diện của công ty, chứ không phải là cách để bù đắp cho việc thiếu tương tác giữa công ty với khách hàng. Nói cách khác, Marketing là công cụ mà doanh nghiệp cần phải xây dựng và quản lý mỗi ngày để giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng của mình.Marketing là một chiến dịch dài hạn để giúp doanh nghiệp phát triển.

#4 Xây dựng kết nối với khách hàng

Việc kết nối với khách hàng chính là chìa khóa thành công của bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là với các doanh nghiệp SMB. Marketing giúp giải quyết câu hỏi làm sao để giữ tương tác với khách hàng ngay cả khi họ đã hoàn tất việc mua hàng.Trong quá khứ, việc tương tác với khách hàng chỉ diễn ra trực tiếp bên trong các cửa hàng. Nhưng ở thời điểm hiện tại, như vậy là chưa đủ. Các doanh nghiệp cần đến Marketing, với các công cụ trung gian, để có thể gửi cho khách hàng các nội dung giúp tăng kết nối với khách hàng mọi lúc mọi nơi.Các khách hàng muốn xây dựng mối quan hệ với thương hiệu của bạn, và marketing có thể giúp bạn thực hiện được điều đó.

#5 Giúp tăng doanh số

Marketing quan trọng bởi vì nó giúp doanh nghiệp có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Giả dụ như bạn có một sản phẩm vô cùng tốt, nhưng làm sao bạn có thể bán sản phẩm này khi mà không có ai biết đến nó. Các doanh nghiệp SMB cần phải xây dựng các nội dung mới lạ và mời gọi để thu hút các khách hàng và khiến họ mua hàng.

*

Marketing giúp tăng doanh số. Và tăng doanh số giúp tăng sự phát triển của doanh nghiệp.

#6 Phát triển doanh nghiệp

Marketing là các chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Marketing không chỉ giúp bạn có thể kết nối với các khách hàng hiện tại mà còn tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới, thông qua các bài đăng trên mạng xã hội và chiến dịch email. Nói tóm lại, marketing giúp đảm bảo tương lai của doanh nghiệp bằng cách kết nối với tất cả các khách hàng, dù là mới hay cũ.

Marketer là gì?

Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên kế hoạch chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm/ dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng.Công việc của Marketer giúp mở rộng thị trường, đem về khách hàng mới và tăng nhận diện thương hiệu dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu cũng như tạo nhu cầu mớiCác công việc của họ sẽ bao gồm các công việc như xác định mục tiêu, phân khúc các khách hàng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ, tiếp cận các khách hàng mục tiêu qua các phương tiện truyền thông, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, tạo ra các content, thiết lập ngân sách, thiết lập các chiến dịch quảng cáo.

Xem thêm: Phân Loại 10 Loại Hình Công Trình Thủy Lợi Là Gì, Phân Loại 10 Loại Hình Công Trình Thủy Lợi

Tại sao doanh nghiệp cần có những chuyên viên Marketing?

Doanh nghiệp có thể thành công hay không đều dựa vào khả năng marketing của họ.Các hoạt động tài chính như sản xuất, phân phối đều không thể hiệu quả nếu như thị trường không có đủ nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.Họ sẽ giúp xây dựng vốn thương hiệu bằng việc sử dụng các logo thương hiệu, biểu tượng, tên, .. trên cả kênh online và offline. Và khi mà càng có nhiều người biết về sản phẩm/dịch vụ của bạn, thì càng có nhiều người muốn mua chúng.Nhân viên Marketing làm gì? Tất cả có công việc là: xác định nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của khách hàng, Và từ đó, doanh nghiệp có thể cải tiến và giới thiệu thêm nhiều sản phẩm mới đến các thị trường của mình.

Công việc của nhân viên Marketing

Đối với Digital marketer

Một số vị trí phổ biến liên quan đến ngành digital marketing:Social media manager (Quản lý các trang mạng xã hội)SEO specialist (Chuyên viên SEO)Digital brand manager (Quản lý thương hiệu trên các kênh điện tử)Paid-media specialist (Chuyên viên mảng truyền thông trả tiền)Content marketing specialist (Chuyên viên mảng content marketing)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *