* HOÀNG ĐỨC THẮNG, TUV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị Về công tác dân vận của chính quyền trong mối quan hệ chung của công tác dân vận, Nghị quyết TƯ 7 (khoá XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đã chỉ rõ: Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt. Nhà nước tiếp tục thể chế hoá cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành những quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng, khoa học, hiệu quả. Quan điểm trên đây không những đặt rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của các cơ quan chính quyền đối với công tác dân vận, mà còn chỉ ra phương hướng, nội dung thực hiện công tác dân vận của chính quyền nhà nước các cấp. Vậy, tại sao chính quyền phải làm công tác dân vận? Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta – nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều đó thể hiện ở chỗ bộ máy Nhà nước ta do dân lập ra để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Hoạt động của nhà nước nhằm mang lại lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và dựa vào dân để thực hiện chức năng quản lý toàn diện tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Bản chất XHCN của nhà nước tự nó quy định cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải tôn trọng dân, hiểu dân, phải biết tuyên truyền, vận động dân ủng hộ chính quyền. Nghĩa là chính quyền nhà nước phải làm công tác dân vận, đó là nhu cầu tất yếu của chính quyền. Đảng lãnh đạo công tác dân vận chủ yếu bằng chủ trương, đường lối; nhưng có chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận chưa đủ mà còn phải có chính quyền có đủ năng lực và biết cách làm dân vận mới có thể biến chủ trương, đường lối đó thành hiện thực. Và thực tế, chính quyền nhà nước các cấp có đủ điều kiện để tổ chức, triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng về công tác dân vận. 

*
Đường làng hôm nay – Ảnh: THU BA

Như vậy có thể hiểu là, cơ quan chính quyền nhà nước không chỉ cần phải làm dân vận mà có khả năng và điều kiện để làm tốt công tác dân vận. Thông qua hoạt động của mình, các cơ quan chính quyền nhà nước thực hiện “chức năng kép”, vừa quản lý, điều hành xã hội theo pháp luật, vừa vận động nhân dân, kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập trong chủ trương, chính sách để đề xuất bổ sung, sửa đổi. Các cơ quan chính quyền nhà nước thực hành công tác dân vận thông qua các nội dung chủ yếu, đó là: Nghiên cứu, đề xuất, ban hành chính sách nhằm thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ thể hiện ở sự đúng đắn về tư tưởng, đường lối chỉ đạo của Đảng, mà còn phải hợp lòng dân, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, vừa ích nước, vừa lợi nhà; là cơ sở để tạo thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân, củng cố và nâng cao tình cảm, lòng tin của dân với Đảng, Nhà nước. Nghị quyết TƯ 7 (khoá XI) xác định: Nhiệm vụ đến đây cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị trí của họ trong xã hội; giải quyết tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam ngày càng bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc… Một chính sách cụ thể đã không đúng, không phù hợp với dân thì không thể có phương pháp vận động nào có thể làm cho dân tin tưởng, phấn khởi và làm theo. Cùng với chính sách đúng, công tác dân vận chính quyền phải là sự tổ chức điều hành, thực hiện chính sách, đó là quá trình hướng dẫn triển khai chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, công chức chính quyền phù hợp thực tiễn mỗi địa phương, vùng, miền, mỗi thời điểm để chính sách phát huy hiệu quả, thiết thực đi vào cuộc sống nhân dân; hạn chế mâu thuẫn nảy sinh từ cuộc sống các tầng lớp nhân dân; tháo gỡ khó khăn, giải quyết đúng và nhanh chóng các công việc có quan hệ trực tiếp đến đời sống nhân dân. Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường và doanh nghiệp. Đấu tranh chống các hành vi quan liêu, vô cảm, thiếu trách nhiệm, tham nhũng, lạm dụng quyền lực, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân của cán bộ, công chức; kịp thời sơ kết, rút kinh nghiệm, đề xuất bổ sung chủ trương, chính sách. Chính quyền các cấp là cơ quan thường xuyên trực tiếp làm việc với người dân, do đó, suy cho cùng công tác dân vận phải bắt đầu từ cơ quan chính quyền, thực hiện bằng hành động cụ thể thường ngày của đội ngũ công chức, viên chức nhà nước. Vì thế, muốn cho công tác vận động, thuyết phục nhân dân có hiệu quả, nhất thiết mọi cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các kiến nghị chính đáng của nhân dân; không nhũng nhiễu dân, có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

Đang xem: Dân vận chính quyền là gì

Xem thêm: Number Of Degrees Of Freedom Là Gì : Bậc Tự Do Là Gì? Degrees Of Freedom Là Gì

Xem thêm: Hướng Dẫn Nâng Cấp Ram Laptop Asus, Nâng Cấp Ssd, Ram Cho Laptop Asus Vivobook X509

Không ngừng hoàn thiện các cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, thực hiện các cơ chế, quy chế, giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức; lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh dân cử. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức phong cách dân vận cho cán bộ, công chức, viên chức và xem đây là tiêu chuẩn, phẩm chất cần thiết trong đào tạo, tuyển dụng, lựa chọn cán bộ, công chức chính quyền. Có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng ngày đối với từng cán bộ, công chức, viên chức nhất là cán bộ, công chức ở các lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc làm việc với nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính sâu rộng trên các mặt, nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền là một biện pháp quan trọng để củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với nhà nước. Chính quyền làm công tác dân vận bằng sự chủ động phối hợp, liên kết hoạt động giữa cơ quan nhà nước với hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thực hiện nhiệm vụ, chủ trương chung, đó là yêu cầu tất yếu khách quan bảo đảm vận hành thông suốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan nhà nước với MTTQ và các đoàn thể nhân dân được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và phải thực hiện bằng chương trình, kế hoạch có nội dung cụ thể, có quy chế chặt chẽ, có phân công trách nhiệm rõ ràng, có sơ kết đánh giá, bổ sung kịp thời. Trong đó, cơ quan chính quyền phải đóng vai trò trung tâm, nòng cốt của các hoạt động phối hợp. Mặt khác, chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Đồng thời, đề cao trách nhiệm, sự chủ động tích cực của Mặt trận và đoàn thể nhân dân trong tham gia thực hiện chương trình phối hợp, tham gia xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh. Thực tiễn cho thấy, ở đâu chính quyền càng phối hợp chặt chẽ, đề cao trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân bao nhiêu thì hiệu quả công tác dân vận chính quyền càng tốt bấy nhiêu. Chính quyền làm công tác dân vận bằng việc sử dụng, phát huy hiệu quả công cụ thông tin, tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật, đây là công cụ sắc bén và là lực lượng hùng hậu để tuyên truyền, vận động nhân dân. Cần phát huy lợi thế của các phương tiện thông tin đại chúng; nội dung thông tin phải thiết thực, nói đúng, nói trúng vấn đề nhân dân quan tâm. Xây dựng và thực hiện tốt chế độ cung cấp thông tin, báo cáo; cơ chế tiếp xúc, đối thoại với nhân dân; chế độ đi cơ sở nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống nhân dân. Có thể nói rằng, công tác dân vận của chính quyền là một trong những chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu tự thân của chính quyền các cấp. Về bản chất, cơ quan quản lý nhà nước chúng ta không phải với tư cách là bộ máy cai trị xã hội mà là bộ máy công quyền, do nhân dân tổ chức làm chức năng quản lý và phục vụ. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động nhân dân vừa là một hoạt động quản lý, vừa thể hiện như một đặc điểm, một thuộc tính của quy trình quản lý trong nhà nước dân chủ nói chung và dân chủ XHCN nói riêng. Đó cũng là yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với người làm công tác quản lý, nhất là cán bộ, công chức có quan hệ trực tiếp với nhân dân. Nó có quan hệ mật thiết và nằm trong tất cả mọi công việc của nhà nước, của chính quyền, của cán bộ, công chức, viên chức từ việc nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách đến tuyên truyền, tổ chức thực hiện và vận động nhân dân thực hiện. Nhận thức đúng đắn và thực hành đầy đủ phương hướng, nội dung công tác dân vận của chính quyền là yêu cầu cấp thiết trong quá trình triển khai Nghị quyết TƯ 7 (khóa XI) của Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, khắc phục cho được nhận thức coi thường hoặc xem nhẹ công tác dân vận của chính quyền. Nhân dân là nguồn sức mạnh, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của chính quyền. Có dân là có tất cả, ngược lại mất dân là mất tất cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *