Dây rốn bám màng gọi là trường hợp hiếm gặp trong sản khoa có tỷ lệ 1/ 2.500 thai phụ mắc phải. Hiện tượng này vốn không có dấu hiệu lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện nhờ siêu âm thai.

Đang xem: Dây rốn bám màng là gì

1. Dây rốn bám màng là gì ?

*

Dây rau bám màng là mạch máu không xuất phát từ bánh rau, mà bám vào phần màng ối; từ đó có các mạch máu đi vào bánh rau.

Đây là 1 biến chứng sản khoa quan trọng với tỉ lệ tử vong chu sinh rất cao. Tử vong thai nhi có thể do nhiều yếu tố gây nên: mạch máu nuôi thai nhi bình thường được bảo vệ bởi chất thạch Wharton nằm bên trong dây rốn; mạch máu rau bám màng không được nâng đỡ bởi chất thạch này; mặt khác mạch máu dây rau bám màng dính chặt vào lớp màng đệm bên trên nên dễ dàng bị rách khi có cơn co tử cung, vỡ ối tự nhiên hoặc bấm ối; hơn nữa máu chảy từ mạch máu dây rau bám màng là máu từ thai nhi (thể tích tuần hoàn thai vốn đã rất ít).

2. Dây rốn bám màng có nguy hiểm không ?

Bình thường dây rốn bám ở vị trí giữa bánh rau nhưng có 1 số ít trường hợp dây rốn bám sát màng ối . Dây rau bám màng là 1 trong những tình trạng bất thường của dây rau. Điều này gây cản trở việc hấp thu thức ăn nuôi dưỡng thai nhi. Bé chỉ hấp thu được 30%; dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai , sinh non và thai lưu bất kỳ lúc nào .

Dây rau bám màng đặc biệt nguy hiểm khi có hiện tượng chuyển dạ khi có những cơ gò tử cung có thể làm rách màng ối; đứt dây rau và cắt đứt nguồn máu nuôi dưỡng thai. Thai sẽ bị ngạt và mất tim đột ngột khi thai vẫn còn trong bụng mẹ.

Xem thêm:

3. Làm thế nào để phát hiện sớm dây rốn bám màng?

*

Các thai phụ nên đi khám thai và theo dõi thai nhi định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ. Phát hiện dây rốn bám màng sẽ hỗ trợ các bác sỹ trong việc lên phương án theo dõi thai phù hợp và chuẩn bị các tình huống xử lý cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp . Lý tưởng nhất là bà bầu được kiểm tra thường xuyên với siêu âm và Monitoring định kỳ hoặc ngay khi có cơ co tử cung đầu tiên .

Khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, xuất hiện các cơn co tử cung liên tục, thời điểm này dây rau có thể đứt gây chảy máu trong buồng ối thai nhi có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng chỉ trong vài phút. Nếu không phát hiện sớm và xử trí chậm trễ sẽ gây ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc.

4. Thời điểm vàng để khảo sát dây rốn bám màng

Với tỉ lệ tử vong chu sinh chiếm tới 75-100% nếu không được chuẩn đoán sớm trước khi chuyển dạ.

Để khảo sát được dây rốn bám màng thường rất khó khăn, đa số được phát hiện qua siêu âm từ tuần lễ thứ 18-22 của thai kì; và được thực hiện bởi các bác sỹ có kinh nghiệm. Khi thai bước vào tam cá nguyệt thứ 3, với sự phát triển nhanh chóng về kích thước; dẫn đến khó khảo sát bất thường về hình thái.

Xem thêm: Kiểm Định Tính Dừng Unit Root Test Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Khuyến cáo các sản phụ nên tự theo dõi cử động thai hàng ngày; đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để đánh giá sức khỏe thai nếu có phát hiện cử động thai ít hoặc yếu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *