Đề tài du lịch luôn là những câu chuyện vô tận. Khi mà đời sống càng ngày càng được nâng cao. Nhu cầu đi du lịch dường như trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội hiện đại. Có nhiều mục đích khi người ta đi du lịch. Nhưng nhìn chung kết quả thu về là một tâm lý tươi mới, thư giãn và tích lũy được thêm kiến thức.

Đang xem: Du lịch văn hóa là gì

Và hình thức du lịch văn hóa đang là mục đích được ưu tiên và là xu hướng của du khách hiện tại.

Khái niệm Du lịch văn hóa

Thực tế trên thế giới, người ta vẫn chưa có một lý thuyết chung nhất về du lịch. Mỗi một quốc gia lại có một định nghĩa riêng cho mình về thế nào gọi là du lịch.

Nhưng cách hiểu đơn giản nhất thì du lịch chính là di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để tới một nơi khác nhằm mục đích thăm quan, khám phá, nghỉ dưỡng, vân vân … và thời gian cho chuyến đi đó dài hơn 24h và không nhằm mục đích học tập, làm việc hay các công việc mang tính chất liên tục.

Về khái niệm văn hóa, đó là một khái niệm mang nội hàm rất rộng. Văn hóa hiểu chung nhất đó chính là tất cả những thứ cấu thành nên cuộc sống hàng ngày của con người, từ vật chất cho đến tinh thần.

Vậy du lịch văn hóa nên được hiểu theo nghĩa là một chuyến viếng thăm mang mục đích khám phá, tìm hiểu, tiếp xúc, học hỏi về một cuộc sống của người dân ở nơi khác biệt so với đời sống thường nhật của bản thân tại nơi cư trú thường xuyên.

Vai trò của du lịch văn hóa

Khi mà toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Thì bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa bản sắc cần được quan tâm đặc biệt. Và du lịch là một hoạt động vô tình thúc đấy các cơ quan chức trách chú ý tới bảo tồn văn hóa nhiều hơn. Bởi lẽ nếu không có đặc sắc và sự khác biệt trong văn hóa, thì sẽ không có gì hấp dẫn du khách tới thăm. Các hoạt động du lịch văn hóa vừa tạo ra nguồn thu nhập lớn, lại vừa là cơ hội để những loại hình bản sắc dân tộc được lên ngôi.

Tuy nhiên, việc bảo tồn sự đa dạng và nguyên bản nhưng phải lược bỏ những vấn đề tiêu cực, giữ gìn những giá trị tích cực lại là một điều không hề đơn giản. Bởi cùng với sự phát triển trong cuộc sống, các xu hướng hiện đại hóa, và nhất là trong thời đại 4.0, khi mà công nghệ len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống.

Xem thêm:

Giữ gìn những giá trị xưa cũ là điều cực kì nan giải. Và khi ý thức con người thay đổi thì những giá trị cũ cũng thay đổi theo. Những câu hỏi này được đặt ra luôn yêu cầu những nhà chức trách phải đề ra chiến lược và hành động cần thiết để duy trì mỗi ngày.

Ví dụ như Hà Nội – thành phố ngàn năm văn hiến, nổi tiếng với những di tích lịch sử, những giá trị nghệ thuật, đời sống con người qua hàng ngàn năm đến nay vẫn cần phải lưu giữ những nét đẹp. Trong bối cảnh mỗi năm có hàng ngàn người nhập cư vào Hà Nội từ những nơi khác nhau cũng có phần gây ảnh hưởng tới văn hóa nơi đây. Khu phố cổ với những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm đến nay chỉ còn lưu giữ được lại một số. Và đến nay vẫn tiếp tục được nhà nước bảo tồn. Thay thế vào đó, nhà quản lí đã có những phương án như xây bảo tàng và các trung tâm để có thể giữ lại những kỉ vật và giá trị một cách tốt hơn.

Và không chỉ riêng Hà Nội, mà bất kì nơi nào cũng đều có những tình trạng về việc biến đổi như vậy. Và du lịch văn hóa, du khách thập phương đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn những giá trị ấy bằng việc tới tham quan, đề cao, đóng góp chi phí dành cho những hoạt động bảo tồn.

Các sản phẩm du lịch văn hóa

Văn hóa bao gồm tất cả những gì liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, là mọi khía cạnh trong sự tiến hóa cũng như phát triển qua hàng ngàn năm. Là kết quả sáng tạo, sự biến hóa, thích nghi của xã hội loài người. Và trong văn hóa, thế giới thống nhất chia ra 2 loại hình

1.Văn hóa vật thể

Là kết quả của hoạt động sinh hoạt, sáng tạo, thiết kế, tạo ra những tác phẩm và giá trị mang tính hiện hữu, vật chất. Các sản phẩm của văn hóa vật thể có thể kể đến như những tác phẩm tranh ảnh, nghệ thuật, văn học, dụng cụ.

*

Có thể ví dụ một điển hình là Trống đồng Đông Sơn, tượng trưng cho một nền văn hóa có bề dày lịch sử, mang những giá trị nghệ thuật trân quý.

2.Văn hóa phi vật thể

Trái ngược với văn hóa vật thể. Văn hóa phi vật thể là tất cả những giá trị văn hóa về mặt tinh thần, hay còn gọi là vô hình, là những thứ không cầm nắm được, là đời sống tâm linh của con người.

*

Ví dụ như ca dao tục ngữ, các câu chuyện thần thoại trong dân gian, các hình thức diễn xướng, ca hát, làn điệu nghệ thuật,…

3.Tầm quan trọng của sản phẩm văn hóa

Kể cả nếu chúng ta có bỏ yếu tố du lịch và các lợi ích sang một bên, thì sản phẩm văn hóa vẫn có một tầm quan trọng không thể nào coi nhẹ. Vì sản phẩm văn hóa chính là đời sống, là những gì gắn liền với con người hàng ngày hàng giờ. Và nó đã được tạo ra và duy trì nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ con người đã từng sinh sống tại vùng đất ấy. Và cũng chính vì yếu tố đặc biệt này, không phải quốc gia nào cũng có thể phát triển được loại hình du lịch văn hóa.

*

Những đất nước non trẻ, chỉ mới thành lập được một vài thế kỉ trở lại đây gần như không thể phát triển du lịch văn hóa, vì bề dày văn hóa, lịch sử, giá trị văn hóa còn rất ít ỏi. Việt Nam ta với lợi thế 4 ngàn năm lịch sử văn hiến, 54 sắc tộc, đa dạng về văn hóa trải dài suốt dải đất hình chữ S thì quả là một tiềm năng to lớn cho việc phát triển loại hình du lịch này.

Xem thêm: Vitamin Enat 400: Có Tác Dụng Gì, Cách Dùng, Giá Bán 2020, Enat® 400 Là Thuốc Gì

Lời kết

Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả – Edouard Herriot.

Trải qua hàng trăm ngàn năm, văn hóa dần dần được bồi đắp, tích lũy, nhưng cũng mai một và mất dần đi mỗi ngay. Sự thay thế văn hóa là điều tất yếu xảy ra trong cuộc sống mà cho dù không muốn thì nó vẫn xảy ra. Nhưng đối với mỗi chúng ta, bảo tồn và lưu giữ được những giá trị tốt đẹp là điều phải làm, vì đó là linh hồn, là tiếng gọi từ ngàn xưa đưa đường dẫn lối chúng ta tiến bước tới tương lai. Sẽ thế nào khi một dân tộc không có văn hóa riêng? Sẽ thế nào khi một dân tộc tự đánh mất lịch sử của chính mình?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *