Trước khi một sản phẩm được tung ra thị trường hay là bàn giao cho khách hàng, người sử dụng thì những người tạo ra nó chắc chắn phải kiểm tra kỹ càng trước về mọi mặt. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng vậy, mỗi khi bàn giao một ứng dụng các nhà phát triển cần phải tiến hành acceptance test. Câu hỏi đặt ra chính là Acceptance test là gì? Tại sao lại bắt buộc phải sử dụng acceptance test?,… Để có thể lý giải những vấn đề này, quý vị hãy theo chúng tôi cùng tìm hiểu những thông tin tổng hợp sau đây.

Đang xem: Factory acceptance test là gì

Mục Lục

3 Các loại Acceptance test

Acceptance test là gì?

Acceptance test là gì? là nghi vấn của không ít người khi mới tìm hiểu về lập trình web. Chúng ta có thể dịch “word by word” là Kiểm tra sự chấp nhận. 

*

Acceptance test là gì

Trong bối cảnh của ngành kỹ thuật và phần mềm, đây là một thử nghiệm chức năng. Nó được thực hiện trên một sản phẩm hoặc mẫu thử nghiệm tại thời điểm mà trước khi nó được đưa ra thị trường hoặc giao cho khách hàng. Phương pháp kiểm tra này để quyết định xem các thông số kỹ thuật hoặc contract đã được đáp ứng hay chưa. Nó cũng đảm bảo chất lượng và thiết kế của sản phẩm. Không những thế, kiểm tra sự chấp nhận còn đáp ứng cả nghĩa vụ contract và quy định về chức năng, khả năng sử dụng, độ bền và an toàn.

Nếu một sản phẩm được phát hiện là không thể chấp nhận được ở giai đoạn này. Thì nó có thể được gửi lại để sửa đổi, gỡ lỗi, sửa chữa hoặc thiết kế lại. Điều này tránh cho sản phẩm lỗi có thể làm phát sinh các công việc tốn kém đối với nhà sản xuất. Cụ thể như trường hợp thu hồi sản phẩm, đền bù cho khách hàng,…

Hot job javascript lương cao chế độ hấp dẫn

Việc làm nodejs HCM lương cao chế độ hấp dẫn

Tại sao phải thực hiện Acceptance test?

Mặc dù quá trình kiểm tra hệ thống (System test) đã hoàn tất thành công. Nhưng khách hàng yêu cầu Acceptance test. Các thử nghiệm được thực hiện ở đây là lặp đi lặp lại, vì chúng sẽ được đề cập trong kiểm tra hệ thống.

*

Acceptance test rất quan trọng

Có không ít người thắc mắc là tại sao phải tiến hành Acceptance test. Thực tế cho thấy, việc tiến hành kiểm tra chấp nhận sẽ mang lại những lợi ích như sau:

Việc tiến hành thực hiện acceptance test giúp cho sản phẩm sắp được tung ra thị trường sẽ dễ dàng có được niềm tin của người tiêu dùng.Kiểm tra thử chất lượng sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm đang hoạt động theo cách mà nó phải làm.Việc tiến hành acceptance test sẽ đảm bảo sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn thị trường hiện hành. Từ đó giúp cho chúng có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.Acceptance test làm giảm cơ hội và mức độ nghiêm trọng của cả các khiếm khuyết trên sản phẩm mới. Từ đó tránh được những công việc do lỗi phát sinh.

Các loại Acceptance test

Hiện nay kiểm tra sự chấp nhận – Acceptance test có thể được phân loại thành một số loại khác nhau. Cụ thể mỗi loại lại có những đặc điểm riêng cụ thể như sau:

Kiểm tra chấp nhận nội bộ – Internal Acceptance Testing

Loại kiểm tra sự chấp nhận nội bộ này, còn được gọi là Kiểm thử Alpha. Nó được thực hiện bởi các thành viên của tổ chức đã phát triển phần mềm nhưng không trực tiếp tham gia vào dự án . Thông thường, đó là các thành viên của giám đốc sản phẩm, nhân viên bán hàng hoặc bộ phận hỗ trợ khách hàng.

Thử nghiệm alpha nhằm mục đích phát hiện bất kỳ khiếm khuyết rõ ràng nào.

Xem thêm: Top 15 Nhân Vật Được Yêu Thích Nhất Trong Harry Potter Tên Thật Là Gì

*

Nó đánh giá một sản phẩm có đạt hay không

Kiểm tra chấp nhận bên ngoài – External Acceptance Testing

Loại kiểm tra sự chấp nhận này được thực hiện bởi những người không phải là nhân viên của tổ chức đã phát triển phần mềm. 

Kiểm tra sự chấp nhận của khách hàng – Customer Acceptance Testing

Loại kiểm tra sự chấp nhận này được thực hiện bởi khách hàng của tổ chức đã phát triển phần mềm. Họ là những người đã yêu cầu tổ chức phát triển phần mềm. 

Bạn đọc tham khảo thêm”:

JVM là gì? Tìm hiểu về kiến trúc của JVM

Solidity là gì? Tại sao ngôn ngữ lập trình solidity được nhiều người lựa chọn

Kiểm tra sự chấp nhận của người dùng – User Acceptance Testing (UAT)

Loại kiểm tra sự chấp nhận này, còn được gọi là Thử nghiệm Beta, được thực hiện bởi người dùng cuối (hiện tại hoặc tiềm năng) của phần mềm. Họ có thể là chính khách hàng hoặc khách hàng của khách hàng hoặc công chúng. Thử nghiệm beta là một thử nghiệm của một sản phẩm trước khi nó đi vào sản xuất thương mại.

Phản hồi liên tục từ người dùng được thu thập để tìm ra các vấn đề được khắc phục. Ngoài ra, điều này giúp nâng cao cũng như cải tiến sản phẩm để mang lại trải nghiệm người dùng phong phú.

Kiểm tra sự chấp nhận hoạt động – Operational Acceptance Testing (OAT)

Điều này nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng hoạt động của sản phẩm. Nó là một thử nghiệm phi chức năng. Nó chủ yếu bao gồm kiểm tra khả năng phục hồi, khả năng tương thích, khả năng bảo trì, tính khả dụng của hỗ trợ kỹ thuật, độ tin cậy, sự cố, bản địa hóa,…

Kiểm tra sự chấp nhận tuân thủ quy định – Regulations Acceptance Testing (RAT)

Điều này nhằm đánh giá xem sản phẩm có vi phạm các quy tắc và quy định được xác định bởi chính phủ của quốc gia nơi sản phẩm được phát hành hay không. Điều này có thể không cố ý nhưng sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Thông thường, những sản phẩm, ứng dụng được phát triển với dự định phát hành toàn cầu phải trải qua RAT. Vì mỗi quốc gia/khu vực khác nhau lại có các quy tắc và quy định khác nhau do các cơ quan quản lý của nó xác định.

Nếu bất kỳ quy tắc và quy định nào bị vi phạm tại bất kỳ quốc gia nào. Thì quốc gia đó hoặc khu vực cụ thể tại quốc gia đó sẽ không cho phép sử dụng sản phẩm và được coi là không đạt. Các nhà cung cấp sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp nếu sản phẩm bị phát hành mặc dù có vi phạm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Ghi Mẫu Tk1-Ts – Cách Lập Tờ Khai Tham Gia Bhxh

Trên đây là những thông tin khái lược nhất về acceptance test là gì cũng như lý do tại sao nên tiến hành acceptance test. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, quý vị đừng bỏ qua quá trình này nhé. Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây sẽ giúp ích phần nào đối với quý vị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *