Trong thị trường lao động, bên cạnh Temporary Contract và Permanent Contract còn có một loại hợp đồng khác là Fixed-Term Contract. Vậy Fixed-Term Contract (FTC) là gì? Phân biệt Fixed-Term Contract và Permanent Contract như thế nào để đảm bảo quyền lợi? Hãy cùng honamphoto.com.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Bạn đang xem: Fixed term contract là gì

MỤC LỤC: I. Fixed-Term Contract (FTC) là gì? II. Permanent Contract là gì? III. Nên chọn hợp đồng lao động có thời hạn hay vô thời hạn? IV. Mẹo soạn thảo hợp đồng lao động Xác định quan hệ lao động và hình thức tuyển dụng nhân viên là công việc không hề dễ dàng đối với các công ty, doanh nghiệp. Các hình thức tuyển dụng nhân viên phải kể đến như nhân viên full-time, part-time, freelancer, nhân viên cố định, nhân viên dự án,… Mỗi hình thức tuyển dụng lại nhằm một mục đích khác nhau và cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Việc phải lựa chọn giữa các hình thức này đôi khi có thể khiến cho các doanh nghiệp mất phương hướng và đưa ra các quyết định thiếu chính xác.

Tìm hiểu chi tiết về Fixed-Term Contract

 

Bài viết dưới đây của honamphoto.com.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về 2 mối quan hệ lao động phổ biến nhất là Fix-Term và Permanent. Tương ứng với đó là hai loại hợp đồng lao động Fixed-Term Contract và Permanent Contract. Hai hình thức này có gì giống và khác nhau và các doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức nào?

I. Fixed-Term Contract (FTC) là gì?

Fixed-Term Contract (viết tắt là FTC) (hiểu nôm na là hợp đồng lao động có thời hạn) là một thuật ngữ chỉ mối quan hệ lao động giữa nhân viên và nhà tuyển dụng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian xác định. Mối quan hệ này sẽ tự động chấm dứt sau thời gian trên; vì vậy, sẽ không có quá nhiều sự ràng buộc giữa hai bên. FTC thường được sử dụng trong trường hợp nhân viên cố định (permanent staff) của công ty nghỉ thai sản, ốm nặng kéo dài hoặc là để đáp ứng cho một dự án ngắn hạn.

Fixed-Term Employee là những người có hợp đồng lao động có thời hạn với công ty. Hợp đồng này sẽ kết thúc sau một khoảng thời gian cụ thể hoặc sau khi kết thúc dự án. Nhân viên sẽ không được coi là Fixed-Term employee nếu như họ mới chỉ đang trong thời gian học việc hoặc được ký hợp đồng qua một bên trung gian. Fixed-Term Employee làm việc lâu dài trong công ty (thường là từ 4 – 5 năm trở lên) sẽ có cơ hội trở thành Permanent Employee (nhân viên cố định).

1. Ưu điểm của hợp đồng lao động có thời hạn

Fixed-Term Contract có những ưu điểm như:

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì Fixed-Term Contract (FTC) cũng có nhiều nhược điểm khiến người lao động và thậm chí là doanh nghiệp phải ngần ngại như:

Lãng phí thời gian: Các doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thời gian để đào tạo nhân viên mới trước mỗi dự án nhưng lại không thể sử dụng lâu dài. Tăng gánh nặng cho bộ phận hành chính nhân sự: Mỗi quá trình tuyển dụng, ký kết hay chấm dứt hợp đồng đều bao gồm các bước khá phức tạp. Điều này làm tăng gánh nặng cho các nhân viên hành chính nhân sự của công ty. Các công ty vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho Fixed-Term Employee giống như Permanent Employee nhưng họ lại có ít khả năng gắn bó lâu dài như Permament Employee.

Đang xem: Fixed term contract là gì

Xem thêm: Bảo Lãnh Tại Ngoại Bao Nhiêu Tiền Bảo Lãnh Tại Ngoại Là Gì ?

Xem thêm: Xem Lịch Âm Hôm Nay Ngày Âm Là Ngày Gì, Âm Lịch Hôm Nay

Phân biệt rõ Fixed-Term Contract và Permanent Contract như thế nào?

II. Permanent Contract là gì?

Permanent Contract là hợp đồng lao động vô thời hạn (không có ngày kết thúc). Permanent Employee là những người làm việc theo hình thức hợp đồng Permanent Contract. Họ được tuyển dụng cho một vị trí cụ thể trong công ty và hợp đồng của họ sẽ không có ngày làm việc cuối cùng. Permanent Employee được hưởng rất nhiều quyền lợi như nghỉ phép có lương, thưởng, bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khác.

1. Ưu điểm của hợp đồng lao động vô thời hạn

Tính ổn định và đảm bảo cao trong công việc: Permament Contract thường rất phù hợp với những người có xu hướng ổn định bởi tính đảm bảo công việc cao. Nâng cao kiến thức chuyên môn: Permanent Employee thường là người phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn khi công ty phát triển và mở rộng. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc hơn theo thời gian. Được tham gia vào các dự án dài hạn: Permanent Employee thường xuyên tham gia vào các dự án dài hạn của công ty, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám sau khi được đào tạo.

2. Nhược điểm của hợp đồng lao động vô thời hạn

Thiếu tính linh hoạt: Permanent Employee thường ít linh hoạt hơn Fixed-Term Employee bởi các doanh nghiệp sẽ không thể thường xuyên sa thải hay tuyển dụng Permanent Employee mới để bổ sung cho các dự án. Sa thải nhân viên có điều kiện: Nếu muốn sa thải một Permanent Employee, phía công ty sẽ phải đáp ứng các điều kiện đã được nêu trong hợp đồng; đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hay đền bù. Năng suất lao động không cao: Không có thời hạn làm việc, nhân viên sẽ coi công việc này là đương nhiên và không cố gắng hết mình. Vì thế mà năng suất động sẽ giảm. Quá trình tuyển dụng tốn nhiều thời gian và chi phí: Tuyển dụng Fixed-Term Employee với đầy đủ các kỹ năng cần thiết thường đơn giản hơn rất nhiều so với tuyển dụng Permanent Employee.

III. Nên chọn hợp đồng lao động có thời hạn hay vô thời hạn?

Là một Fixed-Term Employee, bạn vẫn sẽ nhận được mức lương và chế độ giống như Permanent Employee. Về lý thuyết, nhà tuyển dụng không được phép trả lương thấp hơn hay cắt bỏ các chế độ phúc lợi của Fixed-Term Employee khi họ phải đảm nhiệm công việc giống hệt như Permanent Employee.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những sự khác biệt giữa hai vị trí này. Ví dụ, nếu bạn chỉ làm việc theo hợp đồng kéo dài 3 tháng thì bạn sẽ không được xe công ty đưa đón như một người làm việc cố định. Tuy nhiên, nếu như bạn đã làm việc cho một công ty từ 2 năm trở lên thì cho dù bạn là Fixed-Term Employee hay Permanent Employee, bạn vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi như nhau.

Đối với các doanh nghiệp, việc tuyển dụng Fixed-Term Employee hay Permanent Employee còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tính chất công việc, điều kiện tài chính, cơ cấu tổ chức,… của công ty. Nhiều công ty thậm chí tuyển dụng cả 2 vị trí này; tuy nhiên, con số đó không lớn bởi những khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *