Tiếp tục chủ đề 'Học ngoại ngữ gì và học thế nào?' sau khi có tin Bộ Giáo dục Việt Nam đưa thêm tiếng Đức và Hàn vào trường học, cấp phổ thông cơ sở, tăng số 'ngoại ngữ 1' lên sáu tiếng, honamphoto.com News Tiếng Việt ghi nhận ý kiến từ ông Seiichi Kuriki ở Tokyo.

Đang xem: Giáo dục học tiếng anh là gì

Trả lời bằng tiếng Việt, nhà báo người Nhật cho biết việc học ngoại ngữ nói chung ở nước ông có nghĩa là 'học tiếng Anh':

Tại Nhật Bản, đa số trường học cấp cơ sở (tương đương với cấp 1-3) đều dạy tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc. Ngoài một số ít trường đặc biệt chú trọng với giáo dục ngoại ngữ ra, trong quá trình học phổ thông từ cấp 1 đến cấp 3 tại Nhật Bản, hầu như không có khoa ngoại ngữ tự chọn.

Như tôi đã kể trên, ở nước Nhật, ngoại ngữ đứng đầu (và có thể nói là “duy nhất”) trong giáo dục phổ thông là tiếng Anh. Đối với tôi, người Nhật độ tuổi 50, học tiếng Anh là lựa chọn duy nhất. Thêm nữa, nội dung chủ yếu là “đọc bài và viết bài”.

Kể từ đó, tôi đã từng học tiếng Anh trong suốt gần 10 năm đến khi tốt nghiệp trường đại học và hiện vẫn sử dụng tiếng Anh trong công việc. Tuy vậy, khả năng nói, nghe tiếng Anh của tôi nay không bằng tiếng Việt là một ngoại ngữ tôi đã bắt đầu học sau tốt nghiệp trường.

Theo truyền thống của giáo dục Nhật Bản hiện đại bắt đầu từ thế kỷ 20, học ngoại ngữ để học hỏi, du nhập văn hóa, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước phương Tây, chính vì thế, nội dung giáo dục tập trung vào đọc và hiểu nội dung của các quyển sách, văn bản tiếng nước ngoài để lý giải văn hóa, môn học, cách điều khiển máy mọc từ nước ngoài vào.

Đây là lý do chỉ gặp giáo viên tiếng Anh người Nhật Bản ở trường phổ thông. Còn, để học kỹ thuật nghe, nói bằng tiếng nước ngoài thì bạn phải đi các các trường ngoại khoa.

Xem thêm: Tổng Đài Tiếng Anh Là Gì ? Từ Vựng Tiếng Anh Về Tổng Đài

*

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Ở Nhật Bản, các trường ngoại ngữ ngoại khoa bắt đầu phát triẻn từ những năm 1990. Các trường cung cấp cơ hội nói chuyện bằng tiếng Anh với những người tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Thêm nữa, một số không ít các trường này cũng cung cấp chương trình học tập các tiếng nước ngoài khác như tiếng Trung, Pháp, Tây Ban Nha, Đức…

Con của tôi (18 tuổi) thì đi học tiếng Anh ở một trong những trường ngoại khoa như trên từ 2 tuổi. Mẹ cho con đi học tiếng Anh thật sớm. Mẹ của cháu (tức là vợ tôi) là giáo viên tiếng Anh trong trường cấp 2 của thành phố.

Hiện nay, ở các trường cấp 2 thì giáo viên nước ngoài cũng được bố trí và tạo ra cơ hợi giao tiếp với học sinh trong 1, 2 buổi trong tuần. Nhưng, theo quan điểm chuyên môn của vợ tôi thì đó vẫn chưa đủ nên cho con đi học ngoài giờ.

Xem thêm: Emerging Sources Citation Index Là Gì, Hội Đồng Giáo Sư Cơ Sở Đại Học Huế

Ở Nhật cũng có ý kiến phải cải cách hệ thống giáo dục tiếng nước ngoài trong các trường phổ thông công và tư. Nhưng “tiếng nước ngoài” đó vẫn chỉ nói về tiếng Anh. Ví dụ, kể từ năm 2020, tiếng Anh trở thành khoa ngoài ngữ bắt buộc của trường cấp 1, các trường phải dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trở lên.

Tôi hy vọng, quá trình tăng cường hệ thống giáo dục tiếng Anh xong đã thì người Nhật bắt đầu để ý tới các ngoại ngữ khác.

*

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Sau khi phe Liên Xô sụp đổ, Việt Nam mở cửa đối với thế giới bên ngoài đa phương hơn cả Nhật Bản. Xây dựng quan hệ tốt, du nhập, cải thiện và áp dụng, tận dụng văn hóa, kỹ thuật, công nghệ trong xã hội.

Chính vì thế, tiếng nước ngoài ở Việt Nam, theo tôi thấy cũng đa dạng hơn Nhật Bản, mặc dù tiếng Anh vẫn được coi là tiếng “lingua franca”, nhưng “khách quan hóa” hơn tiếng Anh tại Nhật Bản.

Ngược lại, Nhật Bản, đất nước thua trận với Mỹ trong Thế chiến II, đã dựa nhiều vào Mỹ trong quá trình công cuộc tái thiết đất nước, và hiện vẫn chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ.

Vì vậy, theo ý kiến cá nhân tôi thì tình hình của Việt Nam, mở cửa và tiếp nhận văn hóa nước ngoài từ nguồn đa dạng là tốt hơn cố định một nguồn cung cấp về ngôn ngữ trong giáo dục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *