Khi nhắc đến các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp, nhiều người nghĩ đến những sản phẩm làm từ vật liệu rẻ tiền và kém chất lượng. Nhưng điều đó không đúng sự thực. Vậy, gỗ công nghiệp là gì? Chất lượng thực sự của chúng ra sao? Có các loại gỗ công nghiệp nào đang được dùng phổ biến trong lĩnh vực nội thất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết tổng hợp dưới đây:

Gỗ công nghiệp là gì?

Cách gọi “gỗ công nghiệp” được dùng để phân biệt với các loại gỗ tự nhiên – là những loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra những tấm gỗ.

Đang xem: Gỗ công nghiệp là gì

*

Gỗ công nghiệp có tên gọi quốc tế là Wood – Based Panel, đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng như: cành, ngọn của cây gỗ tự nhiên và gỗ tái sinh.

Các loại gỗ công nghiệp cao cấp có chất liệu bề mặt đẹp và vô cùng tinh tế, hiện đại. Đồng thời, còn có được những tính năng ưu việt mà gỗ tự nhiên không có được như: không bị cong vênh, mối mọt, co ngót do điều kiện thời tiết, khí hậu; mẫu mã, màu sắc phong phú, đa dạng; giá thành rẻ. Chính vì vậy, gỗ công nghiệp đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất nhằm thay thế nguồn gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm: cốt gỗ và tấm gỗ bề mặt, đây cũng là loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết từng loại một:

Cốt gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp MDF

MDF là tên tiếng Anh viết tắt từ Medium Density Fiberboard. Loại cốt gỗ này được làm từ các loại cây gỗ tự nhiên ngắn ngày (bạch đàn, keo, cao su,…). Gỗ được nghiền thành sợi hoặc dạng bột, trộn với keo và các chất phụ gia rồi được nén ép ở áp suất cao để tạo thành tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn.

*

Code MDF gồm có 2 loại:

Code MDF thường.Code MDF lõi xanh chống ẩm.

Gỗ công nghiệp MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ tự nhiên làm ra bột gỗ, chất kết dính và các phụ gia, bao gồm 4 loại sau:

MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.MDF mặt trơn: có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiềuMDF mặt không trơn: dùng để dán Veneer.

Hiện nay, gỗ công nghiệp MDF trơn là loại được dùng phổ biến nhất trong 4 loại, khi sử dụng thường được phủ bề mặt tạo thành các loại gỗ như: MDF phủ veneer, MDF phủ Laminate hay Acrylic.

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Clipboard, là loại cốt gỗ được làm từ vật liệu và công nghệ tương tự như MDF. Tuy nhiên, thay vì nghiền thành bột thì gỗ sẽ được băm thành dăm nhỏ, nên độ bền không cao như MDF.

Gỗ được trộn với keo đặc chủng, ép dưới áp suất cao tạo ra những tấm ván gỗ có độ dày tiêu chuẩn khác nhau: 9 ly, 12, ly, 15 ly, 18 ly, 25, ly,…

*

Cốt gỗ MFC có rất nhiều loại: cố trắng, cốt đen, cốt xanh chịu ẩm,…Kích thước tiêu chuẩn của gỗ công nghiệp MFC là 1220 mm x 2440 mm

Cốt gỗ MFC có đặc điểm là không mịn, có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. Nhờ loại keo chịu nước được trộn khi ép giúp MFC có khả năng chống ẩm tốt. Loại gỗ này thường được chọn để thi công kệ, tủ bếp. Ngoài ra, MFC cũng được sử dụng để thiết kế giường, tủ quần áo hay các loại kệ trang trí.

Gỗ công nghiệp HDF

HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard, còn được gọi là tấm ván ép HDF.

*

Gỗ HDF được làm từ nguyên liệu bột gỗ lấy từ các nguyên liệu gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, tẩm sấy trong môi trường nhiệt độ cao 1000 – 2000 độ C, qua quá trình xử lý công nghiệp hóa.

Xem thêm:

Bột gỗ đã được xử lý bằng các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, nâng cao khả năng chống mối mọt, sau đó được ép ở áp suất cao khoảng 850 – 870 kg/cm2, định hình thành những tấm ván gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn 2000 x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm.

HDF sẽ được hoàn thiện bề mặt với lớp vân gỗ được cán mỏng và phủ bề mặt bằng melamine kết hợp với sợi thủy tinh. Nhờ vậy, lớp bề mặt của sản phẩm rất bền, khả năng giữ màu sắc vân gỗ ổn định, hạn chế tối đa tình trạng phai màu. HDF còn có khả năng chịu nhiệt và cách âm cực kỳ tốt.

Gỗ Plywood

*

Gỗ Plywood là loại gỗ công nghiệp được ép từ những miếng gỗ lạng thật mỏng,được xếp ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Khả năng chịu lực của loại gỗ này tốt hơn MDF và MFC. Gỗ Plywood thường phủ lớp veneer để tạo vẻ đẹp bề mặt, sau đó phủ sơn để chống trầy xước và chống ẩm.

Gỗ ghép thanh

*

Gỗ ghép thanh là sản phẩm từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý chuyên sâu bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn bảo vệ.

So về độ bền, gỗ ghép thanh không thua kém bất cứ loại gỗ đặc tự nhiên nào. Chỉ cần phủ một lớp veneer thì chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của nó có thể tương đương với tấm gỗ đặc. Trong khi đó, giá thành của gỗ ghép thanh rẻ hơn gỗ tự nhiên khoảng 20 – 30%, khả năng chống công vênh, mối mọt cũng tốt hơn.

Gỗ công nghiệp bề mặt

Melamine

*

Melamine là vật liệu bề mặt được sử dụng khá phổ biến trong nội thất. Đây là vật liệu nhựa tổng hợp, có bề mặt khá mỏng từ 0.3 – 0.4 mm, dùng để phủ lên cốt ván dăm hoặc cốt gỗ MDF. Sau khi đã hoàn thiện, một tấm gỗ melamine sẽ có bề dày khoảng 18 mm – 25 mm.

Ưu điểm của vật liệu bề mặt này là sự đa dạng về màu sắc, màu tươi và đều. Vật liệu này được ứng dụng khá phổ biến để làm giường ngủ, bàn trang điểm gỗ công nghiệp, bàn làm việc,…

Veneer

*

Gỗ bề mặt veneer thực chất là gỗ tự nhiên được bóc ly tâm thành những lát gỗ mỏng có chiều dày từ 0.3 – 0.5mm. Lớp bề mặt veneer thường đi cùng với các loại các loại code gỗ MDF chống ẩm, HDF hay gỗ ghép thanh.

Đây là một trong những vật liệu bề mặt cao cấp, có màu sắc và vân gỗ đẹp, đa dạng. Hiện nay, có nhiều loại gỗ veneer được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất như: veneer gỗ óc chó, Xoan Đào, Sồi, Giáng Hương,… mang đến 1 không gian nội thất sang trọng và đẳng cấp không khác gì gỗ tự nhiên cao cấp.

Laminate

laminate là vật liệu bề mặt phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực nội thất, chúng thường được dán lên các loại cốt gỗ như MDF, HDF. Laminate có ưu thế về độ bền vớ khả năng chống trầy xước cực tốt, màu sắc, họa tiết đang dạng.

*

Tìm hiểu thêm về Laminate trong bài viết: Laminate là gì? Đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng của gỗ laminate

Acrylic

*

Acrylic là loại nhựa có nguồn gốc từ việc tinh chế dầu mỏ – đây là vật liệu có bề mặt sáng bóng, có thể mang đến 1 không gian nội thất vô cùng hiện đại và đẳng cấp. Khả năng chịu nhiệt và chịu lực của vật liệu này cũng cực kỳ tốt, vì vậy nó được rất nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn.

Trong khi nguồn gỗ tự nhiên đang dần suy kiệt, các sản phẩm từ gỗ công nghiệp là giải pháp tối ưu. Tùy vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính, các chủ công trình có thể chọn loại cốt gỗ và lớp bề mặt phù hợp. Nhưng nhìn chung, giá thành của các vật liệu gỗ công nghiệp cũng không cao.

Xem thêm: Cách Tạo Canvas Facebook Là Gì 2020, Facebook Canvas Là Gì

Trong số các dự án nội thất do Việt Á Đông thực hiện, có rất nhiều công trình hoàn thiện bằng gỗ công nghiệp, các bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tham khảo chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *