MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

Số: 54-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 1995

NGHỊĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54-CP NGÀY 7 THÁNG 8 NĂM 1995 VỀ VIỆC BANHÀNH ĐIỀU LỆ PHỤC VỤ CỦA HẠ SỸ QUAN, BINH SỸ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1:Ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ phục vụ của Hạ sĩ quan, binh sĩQuân đội nhân dân Việt Nam.

Đang xem: Hạ Sĩ Quan Là Gì – Quy Định Mới Về Quân Hàm Hạ Sĩ Quan

Điều 2:Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, các quy định trước đây tráivới Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3:Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 4:Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thihành Nghị định này.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

ĐIỀU LỆPHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ QUÂN ĐỘI NHÂNDÂN VIỆT NAM(Ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 7 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

1. Hạ sĩquan Quân đội nhân dân Việt Nam là quân nhân có quân hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạsĩ.

2. Binh sĩ Quân đội nhân dân ViệtNam là quân nhân có quân hàm binh nhất, binh nhì.

Điều 2:

1. Hạ sĩquan và binh sĩ quân đội nhân dân được chia thành hai ngạch: hạ sĩ quan, binhsĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

2. Hạ sĩ quan,binh sĩ dự bị có 2 hạng.

a. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng1 gồm:

– Hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụtại ngũ đủ thời hạn hoặc trên thời hạn quy định.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũtrước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ đủ 1 năm trở lên.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã trảiqua chiến đấu.

– Quân nhân nam giới thuộc loạidự bị hạng hai nếu đã qua huấn luyện thời gian tập trung đủ 12 tháng thì đượcchuyển lên quân nhân dự bị hạng 1.

b. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng2 gồm;

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã phục vụtại ngũ dưới 1 năm.

– Công dân nam giới từ 28 tuổitrở lên mà chưa phục vụ tại ngũ, trừ những đối tượng trong diện tạm hoãn và miễngọi nhập ngũ theo Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự.

Phụ nữ đã đăng ký nghĩa vụ quânsự theo Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự.

3. Hạ sĩ quan,binh sĩ dự bị là nam giới ở mỗi hạng được chia thành 2 nhóm:

– Nhóm A: Gồm những người từ 18đến hết 35 tuổi.

– Nhóm B: Gồm những người từ 36đến hết 45 tuổi.

Điều 3:

a. Thờihạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo Điều 14, 15 Luật nghĩa vụ quân sự -Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định vị trí, chức danh trong biểu biên chế Quân độinhân dân Việt Nam và quy định cụ thể diện phục vụ 2 năm và 3 năm.

b. Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩavụ và quyền lợi theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và các văn bản quy địnhhiện hành của Chính phủ.

Điều 4:

Nhữngngười sau đây được chọn để bổ sung vào đội ngũ hạ sĩ quan tại ngũ.

– Quân nhân tốt nghiệp ở các trườngđào tạo hạ sĩ quan.

– Những binh sĩ có thành tích xuấtsắc trong chiến đấu, học tập, công tác có đủ điều kiện được xét phong quân hàmhạ sĩ quan theo yêu cầu của quân đội.

– Những sinh viên trường đại học,cao đẳng, học sinh các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, nhữngngười có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, đã qua huấn luyện quân sự hết chươngtrình hạ sĩ quan được điều động vào Quân đội và có đủ điều kiện đảm nhiệm chứcvụ của hạ sĩ quan.

– Hạ sĩ quan dự bị và những ngườicó chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ở các ngành ngoài Quân đội được động viên cóđủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ của hạ sĩ quan.

Điều 5:

Các đơn vịquân đội, các cơ quan Nhà nước và các địa phương trong phạm vi chức năng củamình có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, khi xuấtngũ và trong thời hạn phục vụ ở ngạch dự bị.

Chương 2:

QUÂN HÀM VÀ CHỨC VỤ CỦAHẠ SĨ QUAN, BINH SĨ

Điều 6:

Quân hàmvà chức vụ của Hạ sĩ quan, binh sĩ:

1. Binh nhất, binh nhì: chiếnsĩ.

2. Hạ sĩ, binh nhất: Phó tiểu độitrưởng.

3. Trung sĩ, hạ sĩ: Tiểu đội trưởng.

4. Thượng sĩ, trung sĩ: Phótrung đội trưởng, tiểu đội trưởng.

Điều 7:

Việcphong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm, bổ nhiệm chức vụ, giáng chức,cách chức của hạ sĩ quan, binh sĩ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 8:

Trường hợpquân nhân vi phạm kỷ luật ảnh hưởng tới việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị,trong khi chờ quyết định hình thức kỷ luật, sĩ quan giữ chức từ Trung đoàn trưởngvà tương đương trở lên được quyền đình chỉ chức vụ đối với hạ sĩ quan thuộc quyềnkhông quá 30 ngày và tạm thời chỉ định người thay thế, nhưng phải báo cáo lên cấptrên có thẩm quyền xét và quyết định.

Chương 3:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦAHẠ SĨ QUAN, BINH SĨ

Điều 9:Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ và quyền lợi của công dân quy định trong hiếnpháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nghĩa vụ, quyền lợikhác quy định trong các luật, pháp lệnh, chính sách của Nhà nước và các điều lệnh,chế độ của Quân đội.

Điều 10:Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ được xuấtngũ, phải đăng ký và phục vụ trong ngạch dự bị tại địa phương nơi cư trú.

Điều 11:Hạ sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của hạ sĩ quan có cấp bậcquân hàm thấp hơn. Trong trường hợp một hạ sĩ quan giữ chức vụ phụ thuộc vào mộthạ sĩ quan khác có cấp bậc quân hàm ngang hoặc thấp hơn thì người giữ chức vụphụ thuộc là cấp dưới.

Điều 12:

Hạ sĩquan, binh sĩ tại ngũ hoặc dự bị vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân độithì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chínhhoặc bị truy tố trước pháp luật.

Đối với những người bị phạt tù,căn cứ vào thái độ sửa chữa và kết quả cải tạo, sau khi hết hạn tù, nếu không bịtước danh hiệu quân nhân có thể được xem xét cho tiếp tục làm nghĩa vụ quân sựnếu chưa hết thời hạn phục vụ, hoặc trở lại đơn vị để giải quyết chính sách.

(Thời gian ở tù không được tínhlà thời gian công tác).

Điều 13: Hạsĩ quan, binh sĩ có thành tích trong chiến đấu, công tác được xét tặng thưởnghuân chương, huy chương, và danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc các hình thức khenthưởng khác.

Xem thêm: Bật Mí Cách Chữa Ung Thư Gan Bằng Lá Đu Đủ Hiệu Quả Nhất, Uống Nước Lá Đu Đủ Để Khỏe Đẹp Hơn

Điều 14:Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc các quân chủng, binh chủng khác nhau phải đeo cấphiệu, phù hiệu và mang trang phục theo đúng cấp bậc, phù hiệu thuộc quân, binhchủng mình.

Điều 15:

Hạ sĩquan, binh sĩ có đủ điều kiện, tự nguyện thì sẽ được tuyển vào học ở các trườngđào tạo của Quân đội, sau khi tốt nghiệp được bố trí công tác phù hợp với nghềnghiệp được đào tạo.

Trong thời chiến, những Hạ sĩquan, binh sĩ chiến đấu dũng cảm, lập được chiến công hoặc có thành tích xuất sắctrong công tác và có đủ điều kiện có thể được giao phụ trách chức vụ sĩ quan vàđược xét phong quân hàm sĩ quan, hoặc đi đào tạo sĩ quan, hoặc được quân đội gửiđi đào tạo tại các trường Nhà nước.

Điều 16:

Hạ sĩquan, binh sĩ tại ngũ được hưởng các chế độ theo Luật nghĩa vụ quân sự và cácLuật sửa đổi bổ sung một số điều Luật nghĩa vụ quân sự tháng 12 năm 1990 vàtháng 6 năm 1994 và các Nghị định của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Được đảm bảo cung cấp kịp thời,đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòngbệnh, chữa bệnh, được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá,tinh thần phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội theo chế độ, tiêu chuẩn,định lượng theo quy định riêng của Chính phủ.

2. Từ năm thứ 2 trở đi được điphép.

3. Từ tháng thứ 25 đến tháng thứ36 hàng tháng được hưởng thêm một khoản phụ cấp bằng 200% tính trên mức phụ cấpquân hàm cơ bản của mỗi cấp.

Từ tháng thứ 37 trở đi ngoài khoảnphụ cấp nói trên, hàng tháng được hưởng thêm khoản phụ cấp bằng 50 tính trên mứcphụ cấp quân hàm cơ bản của mỗi cấp.

4. Được tính nhân khẩu trong giađình, khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ởvà đất canh tác.

5. Được tính thời gian phục vụ tạingũ vào thời gian công tác.

6. Được ưu tiên mua vé đi lại bằngcác phương tiện giao thông thuộc các thành phần kinh tế.

7. Được ưu đãi về bưu phí theoquy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 17:

Hạ sĩquan, binh sĩ khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường.

– Trợ cấp xuất ngũ: Lấy số nămphục vụ tại ngũ nhân với 2 tháng tiền lương tối thiểu.

– Trợ cấp tạo việc làm bằng 3tháng tiền lương tối thiểu.

Điều 18:Hạ sĩ quan, binh sĩ phụ vụ tại ngũ thời hạn 3 năm, khi xuất ngũ được trợ cấpthêm một khoản tiền bằng 2 tháng phụ cấp quân hàm cơ bản của mỗi cấp.

Điều 19:

Hạ sĩquan, binh sĩ khi xuất ngũ kể từ khi đăng ký vào ngạch dự bị thì được miễn làmnghĩa vụ lao động công ích.

– Thời gian binh sĩ dự bị hạng 2khi tập trung huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được trừ vào thời gianlàm nghĩa vụ lao động công ích hàng năm.

Điều 20:

Quân nhândự bị hạng một trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵnsàng chiến đấu, gia đình được trợ cấp như sau:

a. Quân nhân dự bị hạng 1 khônghưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1so với lương tối thiểu.

b. Quân nhân dự bị hạng một đanghưởng tiền lương, tiền công do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tếtrả thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu.

– Đơn vị trực tiếp quản lý huấnluyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu đối với quân nhân dự bị hạng mộtcó kế hoạch về kinh phí với cơ quan tài chính địa phương nơi quân nhân dự bị cưtrú để chi trả trực tiếp một lần cho quân nhân dự bị trong ngày cuối cùng của đợttập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Điều 21:

1. Hạ sĩquan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, đủ thời hạn hoặc trên hạn định khi xuất ngũ về địaphương được cơ quan quản lý lao động, các cơ sở đào tạo dạy nghề, ưu tiên trongtuyển sinh, tuyển dụng hoặc sắp xếp và giới thiệu việc làm.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước lúcnhập ngũ làm việc ở cơ quan, cơ sở kinh tế nào thì khi xuất ngũ cơ quan cơ sởkinh tế đó có trách nhiệm tiếp nhận lại, nếu cơ quan cơ sở đã giải thể, bị đóngcửa hoặc phá sản, thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết việclàm.

Trường hợp cơ quan cấp trên cũngđã giải thể hoặc không có cơ quan cấp trên trực tiếp, thì cơ quan lao động,thương binh xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan nhànước khác, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội để giải quyết việc làm thựchiện chế độ, chính sách cho Hạ sĩ quan, binh sĩ nói trên theo quy định của phápluật về lao động và các lĩnh vực khác có liên quan.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũngay sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳnghoặc đại học (sau đây gọi chung là các trường đào tạo) thì khi xuất ngũ được cơquan lao động, các cơn quan, đơn vị, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinhtế ưu tiên xét sắp xếp việc làm và được miễn chế độ tập sự.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước lúcnhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường đào tạo thì kết quả thi được bảo lưu,khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.

Điều 22:Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị nếu bị thương, bị bệnh hoặc chết trongkhi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự thì bản thân vàgia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo chính sách hiện hành của Nhà nước.

Điều 23:

Quyền lợicủa gia đình Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

1. Bố hoặc vợ được tạm miễn thamgia lao động công ích trong những trường hợp gia đình thực sự khó khăn được Uỷban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận.

2. Bố, mẹ, vợ, và con được miễnviện phí khi đi khám bệnh và chữa bệnh tại các bệnh viện của Nhà nước và đượcưu tiên xét trợ cấp khó khăn đột xuất theo chính sách chung của Nhà nước.

3. Con gửi ở nhà trẻ, học tạicác trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiềnđóng góp xây dựng trường.

Chương 4:

HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ XUẤTNGŨ PHỤC VỤ Ở NGẠCH DỰ BỊ, GIẢI NGẠCH DỰ BỊ

Điều 24:

Hạ sĩquan, binh sĩ có một trong những trường hợp sau đây được xuất ngũ chuyển sangngạch dự bị:

– Đã hết thời hạn phục vụ tạingũ.

– Không đủ điều kiện sức khoẻ hoặcthiếu những điều cần thiết khác theo quy định của Bộ Quốc phòng để tiếp tục phụcvụ tại ngũ.

– Quân đội chấn chỉnh tổ chức,biên chế.

Điều 25:Việc cho xuất ngũ chuyển sang ngạch dự bị đối với hạsĩ quan, binh sĩ thuộc quyền do Thủ trưởng trung đoàn và tương đương trở lênquyết định. Trường hợp cho xuất ngũ trước thời hạn đối với hạ sĩ quan thì do Thủtrưởng sư đoàn và tương đương trở lên quyết định.

Điều 26:Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ chuyển sang ngạch dự bị vẫn được giữ cấp bậcquân hàm cũ.

Điều 27:

Hạ sĩquan, binh sĩ dự bị phải chấp hành các chế độ đăng ký nghĩa vụ quân sự, thamgia huấn luyện quân sự và kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theoquy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 28:Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên quathời gian tập trung huấn luyện, nếu được bổ nhiệm vào một chức vụ mà thực hiệntốt thì được xét phong, thăng quân hàm tương ứng với chức vụ đảm nhiệm theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 29:Trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấuHạ sĩ quan, binh sĩ dự bị phải tuân thủ kỷ luật quân đội, những người có thànhtích thì được xét khen thưởng, những người vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo Điềulệnh kỷ luật của Quân đội. Trường hợp phạm pháp luật phải truy cứu trách nhiệmhình sự.

Xem thêm: Value Chain Analysis Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa

Điều 30:Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã phục vụ đến hết hạn tuổi dự bị, hoặc bị bệnh,bị thương không đủ sức khoẻ phục vụ thì được giải ngạch dự bị. Chỉ huy trưởngquân sự địa phương cấp huyện, quận ra quyết định giải ngạch cho hạ sĩ quan,binh sĩ thuộc quyền.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *