Trang chủ » Nấm Và Sức Khỏe » Nấm Mối Là Gì ? Nhận Biết Và Công Dụng Tuyệt Vời Của Nấm Mối (P1)

Nấm mối là một loại nấm cực hiếm và khá đắt trên thị trường. Đây là một loại nấm dường như là đặc sản mỗi năm chỉ có một lần vào mùa mưa. Nấm mối mang lại giá trị dinh dưỡng vô cùng cao, kèm theo đó là những công dụng về hỗ trợ giảm thiểu mắc các loại bệnh, lợi ích cho cơ thể phụ nữ vô cùng tuyệt vời…

*

Nấm mối mọc trong tự nhiên

Đến mùa mưa vào tầm tháng 6, 7, nấm mối lại trở nên hút hàng, thậm chí là cháy hàng. Dù cho khách có đặt trước chỉ là 3, 4kg/ lần nhưng cung vẫn không đủ cầu. Tại sao nấm mối lại HOT như vậy ? Các bạn cùng Trâm Anh Food tìm hiểu loại nấm đặc biệt này nhé.

Đang xem: Nấm mối và những thông tin cần biết về loại nấm mối

Mục lục bài viết

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ NẤM MỐI?

Cái tên nấm mối nghe thật lạ tai phải không ? Nó có khiến bạn liên tưởng tới con vật nào không ?. Bing bong, con mối là chính xác rồi đấy.

*

Nấm mối tự nhiên 

Tên tiếng Anh: Collybia albuminosaTên khoa học: Termitomyces albuminosus hoặc Macrolepiota albuminosaHọ: LyophyllaceaeGiới: Fungi

Nấm mối có cái tên lạ như vậy là bắt nguồn từ con mối các bạn ạ. Khi trời vào mùa mưa, thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng cao cũng là lúc nấm mối bắt đầu phát triển. Dù vậy, đây chỉ là điều kiện thích hợp nấm mối phát triển thôi. Nấm mối được hình thành nhờ nước bọt của mối thợ tiết ra và vương vãi trong đất. Có khi nấm mọc đến vài mét vì mối thợ đi đến đâu, hầu như đều để lại nước bọt đến đó.

Tại sao mối thợ lại vương vãi nước bọt nhiều đến như vậy nhỉ ? Theo Trâm Anh food tìm hiểu, 70-80% mối trong tổ đều là mối thợ, chúng có nhiệm vụ xây tổ, vận chuyển, tìm thức ăn v…v…Chúng xây thành tổ bằng nước bọt và chất thải của chúng. Trong nước bọt có một loại chất dịch có thể lên men và tạo ra meo giống nấm, gặp điều kiện thích hợp, nấm mối sẽ mọc lên. Chính vì thế, loại nấm này có tên là nấm mối đấy.

Nước bọt của con mối trên đất khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ tạo ra meo giống nấm. Và từ đó, nấm mối hình thành và phát triển. Vì thế, nấm này được gọi là nấm mối.

HÌNH DẠNG ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN CỦA NẤM MỐI

Nấm mối thường mọc trong tự nhiên, chúng được sinh trưởng từ nước bọt của mối thợ. Vì thế, chúng ta rất khó lai trồng loại nấm mối.

*

Nấm mối vừa được hái

Nấm mối trong tự nhiên thường có đặc điểm như sau:

Thân nấm mối hình trụ trắng nõnGốc có chút ngả vàngỞ đầu nấm, thường có độ trơn, nhẵn, mịnNấm mối khi chưa bung, đầu sẽ có hình búp và màu nâu đậm.Nấm mối khi đã bung hết, đầu nấm thường xòe như ô dù và có màu nâu sáng.

Loại nấm này thường chỉ mọc ở gần tổ mối (nếu có mối). Nếu chẳng may, bạn thấy một ụ mối nhỏ ở trong vườn nhà mình thì đừng sợ mối sẽ đục ruỗng gỗ hay làm nứt bê tông, chân móng nhà bạn nhé. Điều may mắn đầu tiên là ổ mối chỉ trong vườn cách xa nhà bạn. Và điều thứ 2 là chắc chắn trong mùa mưa, trời lạnh, bạn sẽ có nấm mối mà ăn đấy.

Nấm mối có thân hình trụ, gốc ngả vàng, khi chưa nở sẽ hình búp màu nâu đậm, khi đã nở sẽ xòe thành ô dù màu nâu sáng. Đầu nấm thường có độ trơn, nhẵn mịn.

TÌM KIẾM NẤM MỐI NHỜ Ổ MỐI

Theo Trâm Anh food tìm hiểu thì không phải bất cứ nơi nào có ổ mối thì sẽ có nấm mối. Mặc dù các bạn thấy tổ mối nhô cao, tổ mối trông to và rõ nhưng xung quanh những tổ mối này lại thường không có nấm.

Những tổ mối càng cao, càng rõ, tường thành vững chắc thường là những tổ mối già không có hoặc có rất ít mối thợ. Những tổ mối to như thế này thường có nhiều mối lính làm nhiêm vụ canh gác, bảo vệ cho mối chúa và mối vua. Nếu bạn đào tổ mối và nhìn thấy rất nhiều con mối đầu to, mình vàng, răng kẹp như càng cua thì các bạn biết chắc chắn xung quanh sẽ không có nấm mối nè.

Tổ mối với thành mối lớn

Sau khi tổ mối được hoàn thành với bề dày thành mối khá to và vững chắc thì đến mùa mưa, mối lại có xu hướng sợ tổ bị diệt vong. Chính vì thế, những con mối thợ đều đi đến gò đất cao hơn để bắt đầu làm tổ. Chúng bắt đầu dùng nước bọt và chất thải của mình để xây dựng một tổ mối khác và sau khi xây xong, chúng sẽ về tổ cũ xin trứng và đem qua tổ mới.

*

Ụ mối nhỏ sâu trong lòng đất

Chính vì vậy, nấm mối chỉ có ở những tổ mới với những ụ mối nhỏ sâu trong lòng đất khoảng chừng một hoặc hai gang tay. Lúc này những mối thợ tiết nước bọt xây tổ mối gặp điều kiện trời mưa khiến cho nấm mối bắt đầu mọc.

Nếu bạn thấy nấm mối nhưng vẫn sợ nhầm lẫn với các loại nấm độc đơn sắc khác thì bạn có thể đào xung quanh gần nấm mối. Nếu thấy những con mối nhỏ, mình dài đầu trắng như hình tăm thì chắc chắn 100% các bạn yên tâm đây là nấm mối nhé.

Xem thêm:

Ngoài ra, để tìm kiếm nấm mối bạn có thể lùng quanh những cây cổ thụ, chỗ mát mẻ, hoặc lùm cây um tùm. Bởi vì, thức ăn ưa thích của mối là lá cây khô nên chúng thường trú ngụ ở những nơi như trên đấy.

Vào mùa mưa, nếu bạn thấy nấm mọc trên đất nhưng vẫn sợ lẫn với các loại nấm độc đơn sắc khác thì bạn có thể kiểm tra xem có ổ mối nào xung quanh không. Bạn chỉ cần đào xung quanh gần chỗ có nấm. Nếu thấy ụ mối nhỏ, sâu khoảng một hoặc hai gang tay, có những con mối nhỏ mình dài đầu trắng thì 100% đây là nấm mối.

THỜI ĐIỂM THU HOẠCH NẤM MỐI

Mỗi năm, nấm mối chỉ mọc một lần tùy vào điều kiện các vùng miền.

Có vùng từ khoảng tháng 5 đến tháng 6Có vùng từ khoảng tháng 7 đến tháng 9

Dù là vậy, nấm thường chỉ mọc 1 đến 2 ngày là có thể thu hoạch và có thể thu hoạch với nhiều đợt ở nhiều ổ mối khác nhau. Lộ trình mọc nấm:

Ngày đầu tiên, nấm sẽ nhú lên khỏi mặt đất một chút, vừa chỉ bằng một hạt tiêu mà thôi. Lúc này, chúng ta rất khó có thể nhận biết được nấm mối để thu hoạch.Đến ngày thứ hai, nấm vươn nhanh lên cao tầm 3 – 4cm. Và đến cuối ngày, nấm sẽ bung nở hoàn toàn trên mặt đất, trông hình dạng rất rõ rệt. Lúc này, bạn đã có thể thu hoạch được nấm và mang về nhà thưởng thức.

*

Người dân thu hoạch nấm mối mỗi năm

Thông thường, những người đi hái nấm đều phải canh lúc 3-5 giờ sáng để thu hoạch nấm. Bởi vì lúc này, đầu nấm vẫn còn là búp, đem lại giá trị dinh dưỡng và lợi nhuận rất cao, lại ngon hơn lúc nấm đã bung xòe nên người hái nấm đều đi vào khoảng thời gian này.

Đặc biệt, khi đi hái nấm đêm, nếu bạn rọi đèn xung quanh thì nấm sẽ có khả năng tự động bắt sáng và phát quang. Trong đêm, không khí trở nên đặc hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được mùi hương của nấm mối.

Khoảng từ 6h hơn, nấm sẽ bắt đầu bung nở. Và nếu còn nhiều nấm, bạn sẽ phải cố gắng hái thật nhanh đấy. Bởi vì, những con mối thợ sẽ quay trở lại và bắt đầu ăn, đục khoét thân nấm.

Vào mùa mưa, thời gian thu hoạch nấm mối tốt nhất là từ khoảng 3-5h sáng và chậm nhất là trước 7h sáng.

CÁCH THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN NẤM MỐI

*

Sơ chế nấm mối đúng cách

Để thu hoạch nấm mối cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần nắm phần gốc nấm mối và bứng gốc nấm mối lên là có thể bỏ vào rỗ mang về nhà ăn rồi.

Nếu bạn sợ khó bứng gốc nấm mối hoặc khi bứng sẽ làm đứt gốc nấm mốc thì đây là mẹo cho bạn. Bạn có thể dùng một que gỗ cắm sâu vào 1 – 2cm ở gốc nấm mối và bới nó lên. Cách này có thể khiến bạn không sợ đứt gốc nấm mối khi bứng bằng tay.

Tuy nhiên, tuyệt đối bạn không được dùng các vật dụng kim loại như dao, thìa và nĩa để bới gốc nấm bạn nhé. Bởi vì khi nghe mùi kim loại, những con mối này sẽ “cuốn gói” mà đi mất thôi.

Việc sơ chế nấm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cạo phần đất trên thân nấm, cắt chân, bỏ vào túi nilong thổi phồng lên và cho vào tủ lạnh bạn nhé. Điều này sẽ khiến nấm giữ được tươi và lâu hơn.

Một điều mà bạn cần lưu ý rằng: Những phần hư hỏng, dập nát, úng nước của cây nấm bạn đều phải loại bỏ hết nhé. Bởi vì, những chỗ bị như thế đều sẽ tạo ra một loại vi sinh vật có hại. Những vi sinh vật này lan nhanh chóng ra toàn bộ cây nấm thậm chí là những cây nấm khác. Chính vì vậy, các bạn phải sơ chế sao cho đúng cách để tránh những cây nấm còn lại bị hư hao.

Xem thêm: Gỡ Chromium, Xóa Trình Duyệt Chromium Là Gì Và Có Gì Khác Với Google Chrome?

Cách thu hoạch nấm đơn giản: Bạn có thể dùng tay bứng gốc nấm hoặc dùng que gỗ để bới gốc nấm lên. Sau đó, bạn cạo sạch phần đất, cắt chân, cắt những phần hư hỏng, úng nước, rửa sạch và cho vào túi nilong, bỏ tủ lạnh.

#honamphoto.com #namtuoi #namkho #patenamtramanh #patenambaonguxam #nammoi #congdungnam #nam #nhanbietnam #namdongco #namduiga #namlinhchi #namhuong #namkimcham #namtuyenyen #nambaongu #nambachtuyet #namhoangkim #namngocthach #nammeo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *