Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy hiện là nhu cầu của không ít đơn vị kinh doanh. Với trường hợp này, hóa đơn chuyển đổi có cần đóng dấu hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tới bạn và doanh nghiệp một cách chi tiết nhất.

Đang xem: Hóa đơn chuyển đổi là gì

*

Hóa đơn chuyển đổi có cần đóng dấu không?

1. Quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy mới nhất

2. Yêu cầu nội dung với hóa đơn chuyển đổi

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, hóa đơn chuyển đổi phải đảm bảo sự trùng khớp nội dung so với hóa đơn điện tử được chuyển đổi. Do đó, hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử cũng cần đáp ứng đầy đủ tiêu thức nội dung như một hóa đơn điện tử thông thường.Cụ thể, một hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử thông thường sẽ phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu thức nội dung sau:- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và số hóa đơn.- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán.- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng và tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.- Chữ ký số, chữ ký điện tử của hai bên bán và mua.- Thời điểm lập hóa đơn điện tử.- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.- Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).Với các trường hợp đặc biệt, hóa đơn điện tử không cần đáp ứng đầy đủ tiêu thức nội dung theo quy định, sẽ được hướng dẫn bởi Bộ Tài chính.

3. Hóa đơn chuyển đổi không có giá trị pháp lý và không cần đóng dấu

*

Chứng từ giấy chuyển đổi từ HĐĐT không cần đóng dấu.

Tại khoản 3, Điều 10, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định như sau: “Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Xem thêm:

”Như vậy, các chứng từ giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử chỉ có giá trị lưu giữ chứ hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Ngoại trừ trường hợp các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo đúng quy định pháp luật.Hiện nay, chưa một văn bản pháp luật nào về hóa đơn điện tử có quy định bắt buộc hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử phải có đóng dấu. Bên cạnh đó, các hóa đơn chuyển đổi hoàn toàn không có giá trị pháp lý, chỉ dùng để lưu giữ, ghi sổ hay theo dõi. Vì vậy, các hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử không cần thiết phải có dấu dấu của doanh nghiệp.>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4. Cách chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy đơn giản, nhanh chóng

Hiện nay, để chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy đơn giản, nhanh chóng, người dùng có thể thực hiện thao tác in chuyển đổi ngay trên phần mềm hóa đơn điện tử đang sử dụng.

Xem thêm: Hậu Quả Pháp Lý Là Gì ? Hậu Quả Pháp Lý Của Miễn Trách Nhiệm Hình Sự

*

Quy trình chuyển đổi HĐĐT sang chứng từ giấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *