Đào tạoĐại họcKhoa Kiến trúcKhoa Quy Hoach Đô Thị – Nông ThônKhoa Quản lý đô thịKhoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệpKhoa Lý luận chính trịKhoa Kỹ thuật thực hànhSau đại họcKhoa Sau đại họcTuyển sinhHợp tác quốc tếTuyển sinhNghiên cứu khoa họcVăn bảnSinh viên

*
*
*
*
*

Theo quy định tại Điều 16 của Luật Giáo dục Đại học, Hội đồng Trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Nhà trường, có quyền hạn: Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường; Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, Khoa học – Công nghệ, hợp tác Quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục; Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của Nhà trường; Quyết nghị về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục Đại học; Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Nhà trường.

Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng Trường gồm 25 thành viên, bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường, Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường; Đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của một số Khoa, Viện; Đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số thành viên bên ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường.

 

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

– Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất (nếu cần) báo cáo, giải trình với Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ban, Ngành có liên quan về các điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của Trường;

– Đề nghị Bộ Xây dựng thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm hoặc thay thế các thành viên của Hội đồng Trường;

– Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy Trường, Hội đồng Trường thảo luận xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; Quyết nghị về mục tiêu, phương hướng, kế hoạch phát triển Trường đồng thời thực hiện giám sát các hoạt động của Trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Trường;

– Thông qua các quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; định hướng phát triển và tham gia vào quy trình giám sát việc tuyển dụng, quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động của Trường;

– Tham gia vào quy trình giới thiệu nhân sự Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thành viên Hội đồng Trường và giám sát quy trình bổ nhiệm theo quy định; Kết hợp với Đảng ủy và cán bộ chủ chốt thực hiện đánh giá hàng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thành viên Hội đồng Trường; Căn cứ kết quả công tác, Hội đồng Trường có thể kiến nghị Bộ Xây dựng miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thành viên Hội đồng Trường theo quy định; Tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thành viên Hội đồng Trường giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Bộ Xây dựng;

– Hội đồng Trường giám sát việc triển khai thực hiện các quyết nghị của Hội đồng Trường; thông qua Ban Giám hiệu và lãnh đạo các đơn vị, tổ chức đoàn thể của Trường với tư cách là thành viên của Trường để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng Trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;

– Yêu cầu Hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện đúng, chưa được thực hiện đầy đủ theo quyết nghị của Hội đồng Trường. Nếu Hội đồng Trường không đồng ý với giải trình của Hiệu trưởng thì báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *