XEM NGÀY GIỜ TỐT XẤU – HƯỚNG XUẤT HÀNH HÔM NAY

Trong một tháng có 2 loại ngày đó là: Ngày tốt và ngày xấu. Trong một ngày thì lại có: 6 Giờ tốt và 6 Giờ xấu thường được gọi là: Ngày/Giờ Hoàng Đạo (Tốt, Đẹp) và Ngày/Giờ Hắc Đạo (Xấu, Không tốt). Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay đều có phong tục chọn ngày tốt, giờ tốt và tránh giờ xấu, ngày xấu để làm những việc lớn như: Cưới hỏi, ma chay, động thổ khởi công làm nhà, nhập trạch chuyển về nhà mới, ký kết văn bản giấy tờ quan trọng, hợp tác kinh doanh, mua bán, khai trương cửa hàng, khởi hành đi xa, chọn ngày sinh con… Cách tính giờ theo 12 con giáp: Tý (23-1), Sửu (1-3), Dần (3-5), Mão (5-7), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Thân (15-17), Dậu (17-19), Tuất (19-21), Hợi(21-23).

Đang xem: Hoôm Nay Là Ngày Gì – Hôm Nay Ngày Con Gì

Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là:

Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ Thần: Niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: Tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.

XEM SAO TỐT, VIỆC NÊN LÀM VÀ KIÊNG KỴ HÔM NAY

Trong Lịch Vạn Niên có 12 Trực (Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế) được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng tốt/xấu tùy từng công việc:

Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (Rất tốt cho mọi việc) như: Thiên ân, Nguyệt ân, Thiên đức, Nguyệt đức. Có những sao Đại hung (Rất xấu cho mọi việc) như Trùng tang, Kiếp sát, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như: Không phòng, Xích khẩu, Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư… (Xấu cho hôn thú, cưới xin, đám hỏi nói chung cần tránh). Hoặc ngày có Nguyệt phá, Địa phá, Thiên hỏa… (Xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh).

Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo và Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào để tránh những sao xấu, chọn sao tốt. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (Hoặc làm tượng trưng lấy giờ)

XEM LỊCH ÂM HÔM NAY ĐỂ LÀM GÌ?

Hiện nay mọi người thường xem lịch âm hôm nay, ngày mai, ngày kia để biết ngày âm lịch đó là ngày gì? (Con gì?) theo dương lịch. Và để biết ngày hôm nay tốt hay xấu, giờ hoàng đạo (Giờ tốt), hắc đạo (Giờ xấu) là vào giờ nào âm lịch hôm nay? Nhằm chọn ngày đẹp, giờ đẹp hợp với tuổi người xem (Gia chủ) và né tránh ngày xấu, gờ xấu để làm những việc hệ trọng như: Khai trương cửa hàng, cửa tiệm, xuất hành đi chơi xa, du lịch xa, đi công tác, giao dịch tiền bạc, làm ăn buôn bán, ăn hỏi, rước râu, sinh con giờ đẹp, mua vàng bạc, ma chay, cưới xin, giao dịch… giúp mang lại may mắn, thuận lợi, phát tài, phát lộc cho bản thân và gia đình người xem cũng như người khác được xem.

LỊCH ÂM LÀ GÌ? NGUỒN GỐC ÂM LỊCH

Lịch Âm hay còn gọi là Âm lịch được người xưa tính dựa vào chu kỳ của tuần trăng (Mặt trăng quay quanh trái đất). Tuy nhiên thực tế chỉ có lịch hồi giáo là thuần túy sử dụng âm lịch và hằng năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng.

Trong lịch âm thuần tuý (Lịch Hồi giáo) là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn tuy nhiên chúng lại không gắn liền với các mùa. Vì thế năm âm lịch Hồi giáo sẽ ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 cho đến 12 ngày. Và chỉ trùng nhau với năm dương lịch sau 33 hay 34 năm Hồi Giáo.

Lịch Hồi giáo (Âm lịch) được sử dụng chủ yếu vào mục đích tín ngưỡng tôn giáo, chỉ một số nước được dùng cho mục đích thương mại như: Ả Rập Xê út (Ả Rập Saudi). Mặc dù được gọi là “Lịch âm” nhưng trên thực thế phần lớn các loại lịch khác nhau đều chính là lịch âm dương. Có nghĩa là lịch này được duy trì các tháng theo chu kỳ của mặt trăng và các tháng nhuận được thêm vào một số quy tắc để điều chỉnh chu kỳ trăng cho ăn khớp với năm dương lịch.

Ở nước ta Lịch âm thường dùng chỉ “Nông Lịch” đó là loại lịch âm dương chứ không phải lịch âm lịch thuần túy. Hiện nay Việt Nam dùng múi giờ GMT+7 để tính Nông Lịch còn Trung Quốc lại dùng múi giờ GMT+8 nên Tết Nguyên Đán đôi khi không ứng cùng với một ngày với Tây Lịch.

năm âm lịch tính theo chu kỳ trăng nên 1 năm chỉ có 12 tháng âm lịch (Tháng giao hội) với 354,367 ngày chứ không phải 365 ngày một năm như dương lịch vì thế sẽ ngắn hơn 11 ngày. Do đó người ta đã gộp lại và tính thành 1 tháng nhuận cho khớp với ngày dương lịch.

Xem thêm:

LỊCH VẠN NIÊN LÀ GÌ? XEM LỊCH VẠN NIÊN LÀM GÌ?

Lịch vạn niên là lịch tính theo chu kỳ năm, tháng, ngày, giờ hàng can, hàng chi cứ 60 năm thì lặp lại 1 vòng. Xem lịch vạn niên để biết ngày tốt, ngày xấu nhằm mang lại may mắn cho bản thân để tránh được vận khí xấu và làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió.

Lịch vạn niên được người xưa dựa theo thuyết âm dương ngũ hành khắc chế hóa lẫn nhau và kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác nhau thuộc khoa học cổ đại Phương Đông như: Nhị thập bát tú, Thập nhị trực (Kiến trừ thập nhị khách), 12 cung hoàng đạo và hắc đạo… nhằm tính ngày, giờ tốt xấu cho chu kỳ 60 năm một.

LỊCH ÂM DƯƠNG LÀ GÌ?

Lịch âm dương hay âm dương lịch là loại lịch trong đó bao gồm lịch ngày, tháng, năm của lịch âm (Tính theo tuần trăng) và Lịch Dương (Tính theo thời gian của năm Mặt Trời) được hơn 200 quốc gia trên thế giới sử dụng hiện nay và gồm nhiều nền văn hóa khác nhau.

LỊCH ÂM DƯƠNG THEO WIKIPEDIA.ORG:

Âm dương lịch là loại lịch được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch). Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra. Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay 3) năm lại có một năm với 13 tháng.

Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của âm lịch thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Xê Út lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại.

Xem thêm: Vape Trick 1 : Hướng Dẫn Nhả Khói Chữ O Người Mới Chơi Vape, Top 7 Cách Hút Thuốc Nghệ Thuật Mà Bạn Nên Biết

Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là “âm lịch”, trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Hiện nay, trong tiếng Việt âm lịch thường được dùng để chỉ nông lịch. Đó là một loại âm dương lịch chứ không phải âm lịch thuần túy. Do Việt Nam hiện nay dùng múi giờ UTC+7 để tính nông lịch, trong khi Trung Quốc thì dùng múi giờ UTC+8 nên ngày tết nguyên đán theo nông lịch Việt Nam và Trung Quốc đôi khi không ứng với cùng một ngày Tây lịch. Do âm lịch thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là năm âm lịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *