Hợp đồng PPP là gì? Quy định về hợp đồng hợp tác công tư PPP? Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP? Quyền và nghĩa vụ khi tham gia ký kết hợp đồng đối tác đầu tư PPP? Tỷ lệ lãi suất huy động vốn đầu tư đối với dự án PPP? Thủ tục quyết toán công trình dự án PPP đã hoàn thành?

Trên thế giới, hợp đồng đối tác công tư không phải là khái niệm mới bởi nhiều quốc gia đã áp dụng hình thức đầu tư này từ nhiều năm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về mặt lý luận. Bởi lẽ trên thực tế, mô hình, phương thức và các nội dung của hợp tác công – tư được xây dựng và tiếp cận theo những phạm vi và cách thức khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố về lịch sử, văn hóa, chính sách, luật pháp, và mức độ phát triển của từng quốc gia nên tại mỗi quốc gia cách hiểu về thuật ngữ này có đặc trưng riêng.

Đang xem: Hợp tác công tư ppp là gì

1. Hợp đồng đối tác công tư PPP là gì?

Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm của hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là hợp đồng PPP) theo Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư công năm 2014.

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2014 có quy định: Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư năm 2014.

Tại Việt Nam, hợp đồng đối tác công tư được tiếp cận là một hình thức đầu tư (gọi tắt là hợp đồng PPP – public private partnership), là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công theo Điều 27 Luật Đầu tư năm 2014. Chính Phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

Như vậy, hợp đồng PPP là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.

2. Các loại hợp đồng PPP và ý nghĩa của hợp đồng PPP

Theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư năm 2014 quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP như sau:

– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

– Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

Về vai trò, hợp đồng PPP có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn tư nhân vào xây dựng hạ tầng, các công trình thiết yếu. Thay vì phải bỏ vốn toàn bộ, thông qua hợp đồng PPP, Nhà nước đã thu hút vốn đầu tư tư nhân vào xây dựng. Nhà nước áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư để nhận lại hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua các phương thức chuyển giao quyền sở hữu từ nhà đầu tư. Trên khía cạnh kinh tế, hợp đồng PPP giúp Nhà nước tiết kiệm vốn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện ở các địa phương trong những lĩnh vực cụ thể.

3. Quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Khi lựa chọn nhà đầu tư thì việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có báo cáo nghiên cứu khả thi được bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Trình tự thành lập doanh nghiệp dự án được thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

Xem thêm:

Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án. Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ góp vào vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Hướng dẫn ký kết hợp đồng dự án và soạn thảo nội dung hợp đồng dự án:

Khi ký kết hợp đồng dự án, căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và kết quả đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc ký kết hợp đồng dự án theo một trong các cách thức sau đây:

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết hợp đồng dự án. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án (nếu có) ký kết văn bản về việc cho phép doanh nghiệp dự án tiếp nhận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư quy định tại hợp đồng dự án. Văn bản này là một bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.

Khi soạn thảo nội dung hợp đồng dự án, căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên thỏa thuận toàn bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau đây:

1. Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án;

2. Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp;

3. Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;

4. Giá trị của hợp đồng, điều kiện khi thực hiện hợp đồng, có thể quy định tỷ lệ và tiến độ thực hiện phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP; các nguyên tắc xử lý khi quy hoạch của quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư trong dự án BT được cấp có thẩm quyền điều chỉnh dẫn đến giá trị quyền sử dụng đất thay đổi;

5. Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;

6. Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

7. Thi công xây dựng; yêu cầu về kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu, quyết toán công trình dự án hoàn thành;

8. Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;

9. Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;

10. Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay;

11. Phân chia rủi ro và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền (trường hợp ủy quyền ký kết) và nhà đầu tư; nguyên tắc xử lý khi phát sinh tranh chấp; sự kiện bất khả kháng;

12. Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);

13. Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp;

14. Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;

15. Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;

16. Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.

– Các tài liệu kèm theo hợp đồng dự án (nếu có) bao gồm phụ lục, tài liệu và giấy tờ khác là bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.

– Hợp đồng hỗn hợp quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) do bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, tài chính dự án và nguyên tắc hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng.

– Trường hợp áp dụng loại hợp đồng khác các loại hợp đồng quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP):

*

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

3. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện trong trường hợp được UBND cấp tỉnh ủy quyền ký và thực hiện hợp đồng dự án.

4. Cơ quan thẩm tra quyết toán:

a) Đối với dự án do Bộ, ngành quản lý: Đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành tổ chức thẩm tra.

b) Đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính thực hiện thẩm tra;

c) Đối với dự án do UBND cập huyện ký và thực hiện hợp đồng dự án: Phòng Tài chính – Kế hoạchcấp huyện thực hiện thẩm tra.

Xem thêm:

5. Kiểm toán báo cáo quyết toán:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với nhà đầu tư lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình dự án.

6. Nội dung thẩm tra quyết toán thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *