Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, ngày 18 tháng 3 năm 2002 về Tiếp tục Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả linh tế tập thế đã chỉ ra “… cần củng cố những tổ hợp tác và hợp tác xã hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác xã với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn có điều kiện…”

Theo đó, kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh mà còn tạo việc làm,gia tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của xã viên. Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có ý nghĩa sâu sắc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và trật tự an ninh. Đặc biệt, trong cách mạng công nghiệp 4.0, muốn sản xuất hàng hóa lớn tất yếu phải liên kết hợp tác, làm theo tiêu chuẩn thì sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường. Trong những năm gần đây HTX, đặc biệt trong khu vực NN có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên so với nhu cầu của nông nghiệp thì chưa đáp ứng được. Chính phủ có chủ trương xây dựng Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025. Bài viết đề cập đến những khía cạnh cần được quan tâm nhằm hỗ trợ hiệu quả phát triển các hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp trong giai đoạn tới.

Đang xem: Hợp tác xã nông nghiệp là gì

*

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng giới thiệu mô hình hoa tại Triển lãm thành tựu Nông nghiệp 2019

1. Kinh tế hợp tác và các loại hình hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

1.1.Kinh tế hợp tác

Là một phạm trù có phạm vi hẹp trong phát triển, mô hình kinh tế hợp tác xuất hiện ban đầu không chỉ trong nông nghiệp mà còn ở nhiều ngành sản xuất và dịch vụ. Những người khởi xướng phong trào hợp tác xã (HTX), khởi đầu thường tìm cách kết hợp với nhau theo từng tổ, nhóm nhỏ, rồi mới dần hình thành nên các HTX. Kinh tế hợp tác thể hiện mối quan hệ tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau của những người cùng tham gia; Thông qua HTX, hoạt động sản xuất kinh doanh đã kết hợp được sức mạnh của từng thành viên. Với ưu thế của sức mạnh tập thể, nhiều hợp tác xã đã nâng cao dược hiệu quả hoạt động và lợi ích của từng thành viên.

Từ thực tế nước ta, Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, Khóa IX Đảng Công sản Việt Nam đã chỉ ra, “…tiềm năng phát triển khu vực hợp tác xã rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thông qua các hợp tác xã, những xã viên, nông dân sản xuất với quy mô nhỏ có thể liên kết lại với nhau nhằm phát huy lợi thế của kinh tế theo quy mô, tăng cường năng lực và hiệu quả sản xuất đi đôi với việc hạ giá thành, kiểm soát chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã; trong nông nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002).

1.2 Các loại hình kinh tế hợp tác phổ biến

Ở nước ta hiện đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp tác.song có 2 dạng phổ biến đó là tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX). Mỗi loại hình đều phản ánh đặc điểm, trình độ phát triển riêng của lực lượng sản xuất và hình thức phân công lao động xã hội, được thể hiện thông qua sự khác biệt về nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát huy tác dụng trong những điều kiện khac nhau. Làm rõ được những đặc điểm của từng loại mô hình kinh tế hợp tác để lựa chọn phương thức hỗ trợ, tạo thuận lợi nhằm phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội là việc làm cần thiết.

Trong giai đoạn 2015-2020, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ban ngành đã triển khai thực hiện đồng bộ Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Qua 5 năm thực hiện, nhìn chung, khu vực HTX đang đà hồi phục và có nhiều tiềm năng phát triển. Số lượng THT và HTX tăng theo từng năm và phát triển rộng khắp ở các vùng miền với chất lượng ngày một cải thiện, nâng cao. Các HTX đã góp phần hỗ trợ kinh tế hộ thành viên, tạo nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực cho phát kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, số HTX quy mô lớn còn ít, quá trình hợp nhất, sáp nhập HTX chưa nhiều; hiệu quả hoạt đông của THT, HTX chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn, còn chậm so với các hình thức tổ chức kinh doanh khác trong xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020).

*

Đối với loại hình Tổ hợp tác.

Trong cả nước cả nước, THT phát triển tương đối ổn định về số lượng, đa dạng về loại hình. Hoạt động của nhiều THT đã thể hiện sự phù hợp với nhu cầu của nông dân sản xuất nhỏ, lao động còn nghèo; đặc biệt đối với nông thôn miền núi, nơi sản xuất nặng tính thời vụ và hợp tác theo vụ việc đang còn phổ biến. Tính đến 31tháng 12 năm 2019 cả nước có 110.000 THT, thu hút được trên 1.506.000 thành viên, đạt bình quân khoảng 13 thành viên/THT. Các THT đi vào hoạt động đã góp phần khắc phục tình trạng yếu kém của kinh tế hộ đơn lẻ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; giúp kinh tế hộ thành viên nâng cao năng lực hoạt động; sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, vật tư và tiền vốn cũng như tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy phát triển sản xuất đồng thời với phát huy giá trị tinh thần về văn hóa xã hội; khích lệ ý thức tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Nhiều THT đã trở thành cầu nối giữa chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội với người dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đối với tổ chức Hợp tác xã

Cuối năm 2019, cả nước có khoảng 24.448 HTX, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia, tăng 22% về số lượng, nhưng lại giảm 26,8% về lượng thành viên so với năm 2015. Tuy nhiên, tổng số lao động làm việc thường xuyên trong các HTX năm 2020 có thể lên tới 1.257.600 người, tăng 9%. so với năm 2015.

Mặc dù còn không ít khó khăn, nhưng hoạt động HTX ngày càng ổn định và có chiều hướng phát triển tốt hơn với hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. Doanh thu bình quân năm 2020 ước tăng 390 triệu đồng/HTX (tăng khoảng 17%) so với năm 2015.Trong đó, doanh thu bình quân bao gồm cả của gia đình thành viên, chiếm khoảng 71% tổng doanh thu của HTX. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên được cải thiện, năm 2020 ước đạt 48,6 triệu đồng tăng 80% so với năm 2015. Thông qua HTX, đời sống của thành viên và lao động trong HTX tăng lên đáng kể. Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp trực tiếp của khu vực HTX vào GDP trung bình đạt khoảng 4%; nhưng vai trò quan trọng là HTX đã đem lại giá trị gia tăng cao cho kinh tế hộ thành viên (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020).

*

PGS. TS Đào Thế Anh thăm mô hình Coffee cùng đại biểu Quốc tế

Thực tế ở nhiều vùng đã chỉ ra, năng suất lao động giữa hộ thành viên HTX so với hộ không phải là thành viên chênh nhau không nhiều, nhưng giá thành sản phẩm lại có sự chênh lệch rõ rệt. Các hộ thành viên HTX bán hàng với giá cao hơn các hộ không phải thành viên HTX khoảng 10%,và chi phí sản xuất giảm tới 25%. Do vậy, thu nhập của hộ thành viên HTX cao hơn so với các hộ không phải thành viên tới 30% (thậm chí ở thành phố Hồ Chí Minh là 35,7%). Điều này đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình, đưa tỷ trọng của khu vực này lên trên 30% GDP cả nước.

2. Mô hình HTX nông nghiệp với trình độ sản xuất khác nhau ở các vùng sinh thái phía Bắc

Khảo sát trên địa bàn nhiều vùng sinh thái khác nhau, các nhà nghiên cứu nhận thấy, mô hình kinh tế hợp tác phát triển rất đa dạng. Những mô hình có khả năng phát triển đều xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của từng vùng cụ thể và thích hợp với trình độ sản xuất của người nông dân.

2.1. Trên địa bàn đất rộng người thưa thuộc vùng núi cao

Trong khảo sát tỉnh Sơn La, một Tỉnh đất rộng người thưa thuộc vùng cao miền núi Tây Bắc; Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lê Đức Thịnh nhận thấy: Ba năm gần đây, mỗi năm Tỉnh thành lập mới từ 60 đến 80 HTX nông nghiệp, song quy mô HTX chỉ từ có 7 đến vài chục thành viên. Nhiều HTX có thành viên chủ yếu là bà con, anh em thân thiết, ..nhiều người cho rằng, đây là mô hình trang trại hay công ty trá hình. Tuy nhiên, ông lại nhìn nhận theo hướng tìm hiểu và phân tích kỹ bản chất của mô hình hoat động, để làm rõ vai trò của những HTX này. Theo ông, tuy còn hạn chế về vốn đóng góp nhỏ, quản lý chưa chuyên nghiệp; nhưng các HTX đều đã tuân thủ và đáp ứng được quy định của Luật HTX cả về tổ chức, đăng ký và triển khai hoạt động. Đa phần HTX đều làm dịch vụ quản lý quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn, quảng bá xúc tiến thương mại và làm đầu mối đại diện ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản. Tuy quy mô nhỏ, nhưng các HTX đều làm tốt vai trò hợp tác kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, chuyển đổi cây trồng vật nuôi và xây dựng mô hình sản xuất mới,.. Đối với những HTX quy mô lớn hơn, ngoài liên kết với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra, họ còn liên kết với nhau trong sản xuất kinh doanh; liên kết với các HTX mới thành lập làm “vệ tinh” trong cung cấp sản phẩm đầu vào và bổ sung sản phẩm đầu ra, nhằm đáp ứng yêu cầu hợp đồng nông sản với các đối tác. Một số còn giúp nông dân thành lập các Tổ hợp tác nhằm mở rộng quy mô liên kết, tạo quy mô sản xuất hàng hóa vàvùng chuyên canh lớn ở địa phương.

Nhìn từ góc độ rộng hơn trên toàn địa bàn Tỉnh, ông nhận thấy; nếu các HTX nông nghiệp quy mô nhỏ biết hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau theo hiều ngang thì vẫn tạo ra được quy mô sản xuất lớn, xây dựng được vùng nguyên liệu chuyên môn hóa tập trung đáp ứng dược nhu cầu thị trường. Việc HTX và các THT nhỏ chưa xây dựng thành HTX quy mô lớn có những lý do từ nhiều hạn chế …,song tương lai không xa, từ yêu cầu tích tụ, họ sẽ sáp nhập lại để cùng nhau tạo ra những HTX có quy mô to lớn hơn.

2.2. Tại địa bàn đất ít người đông trong vùng đồng bằng có nền nông nghiệp phát triển

Nghiên cứu khảo sát ở vùng đất ít người đông thuộc vùng châu thổ sông Hồng, nơi có phong trào Hợp tác hóa từ lâu, với hầu hết các HTX nông nghiệp ở quy mô xã đang đà chuyển đổi, các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học và Phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO) lại có cách nhìn thiết thực để phát hiện vấn đề. Theo đó, kết quả xây dựng mô hình HTX nông nghiệp đa dạng đã trở thành nhân tố hỗ trợ hiệu quả cho phát triển kinh tế hộ gia đình và mở ra triển vọng mới để tái cơ cấu và đổi mới ngành nông nghiệp phục vụ hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Trên cơ sở phân ích tính khách quan và đặc điểm của hình thái kinh tế nông nghiệp gia đình, các nhà nghiên cứu cho rằng, kinh tế hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng hàm chứa những tư cách liên hệ mật thiết hữu cơ với nhau trên tất cả các phương diện kinh tế và phi kinh tế, vật chất và phi vật chất. Đây là những đơn vị sản xuất, tiêu dùng và xã hội huyết thống đặc thù. Trong cấu trúc sản xuất nông nghiệp, cho dù đạt tới ngưỡng tiên tiến, song kinh tế hộ vẫn còn là những đơn vị cơ sở và chiếm số lượng lớn nhất. Sự phát triển của các loại hình sản xuất nông nghiệp về cơ bản đều dựa trên sự phát triển của kinh tế hộ nông dân. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa đất nước và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp sẽ chuyển dần sang sản xuất hàng hoá là chủ yếu và sản xuất hàng hoá hoàn toàn ngày càng mở rộng (Đào Thế Anh, Lê Thành Ý, 2019).

Khi kinh tế hộ bước vào sản xuất hàng hoá, ở mỗi sản phẩm đều đòi hỏi những ngưỡng tối thiểu về đất đai, lao động và tiền vốn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đối với hộ sản xuất nông sản hàng hoá lại là năng lực sản xuất kinh doanh. Sự khác biệt về năng lực này của hộ gia đình là yếu tố quyết định đến mức độ mở rộng sản xuất nông sản hàng hoá. Quá trình phát triển, phân tầng, phân hóa kinh tế hộ nông dân là cơ sở khách quan của sự ra đời đa dạng, đa trình độ, đa quy mô của các hình thức hợp tác và liên kết sản xuất kinh doanh nông nghiệp dựa trên sự phát triển của kinh tế hộ nông dân.

Xem thêm:

Phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của các hộ nông dân, trong thực thi Luật HTX 2012, ở các vùng châu thổ đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tập thể với cách làm sáng tạo và đa dạng, đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM. Những mô hình tiêu biểu được thể hiện dưới dạng HTX chuyên ngành mang tính dẫn dắt, hỗ trợ kinh tế hộ thành viên phát triển; HTX đảm nhận nhiều khâu dịch vụ trong chuỗi giá trị hoặc tích tụ tập trung ruộng đất để ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi có hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

*

GS. TSKH Trần Duy Quý thăm mô hình lúa tại HTX Nông nghiệp Phú Xuyên, Hà Nội

2.2.1. Về HTX dịch vụ tổng hợp thực hiện nhiều khâu công việc trong chuỗi giá trị

Trong thực thi Luật HTX 2012, theo hướng chuyển đổi HTX kiểu cũ, những HTX được tổ chức lại theo Luật đã trở thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ, thực hiện nhiều khâu công việc phục vụ sản xuất của hộ nông dân. Đây là mô hình HTX phổ biến nhất hiện nay ở vùng ĐBSH. Theo hướng phát triển này, có 2 cách làm đó là, giữ nguyên quy mô cũ, chỉ tinh giản, kiện toàn bộ máy lãnh đạo và đội ngũ lao động làm việc thường xuyên; hình thức thứ hai là giải thể HTX kiểu cũ, vận động người có tâm huyết cùng góp vốn để đăng ký thành lập HTX theo luật HTX ban hành năm 2012 (Lê Thành Ý, Vương Xuân Nguyên, 2019).

Hình thức đầu tiên là cách làm phổ biến ở tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu mô hình chuyển đổi của HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Bình Định huyện Kiến Xương cho thấy, năm 1997 HTX được thành lập với quy mô toàn xã mang tên HTX nông nghiệp xã Bình Định. HTX chuyển sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 từ tháng 01 năm 2016 với tên gọi HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Bình Định với số thành viên là 3.145 hộ gia đình. Theo chủ trương của tỉnh Thái Bình, khi chuyển đổi toàn bộ vốn, quỹ, tài sản của HTX cũ không chia và chuyển sang HTX kiểu mới.

Với chức năng tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên, HTX đã tập trung vào 11 khâu dịch vụ nông nghiệp bao gồm Thuỷ nông; Khoa học kỹ thuật; Bảo vệ thực vật; Cung ứng vật tư nông nghiệp,giống cây trồng; Cung ứng thuốc thú y, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm; tiêu thụ nông sản; làm dịch vụ môi trường; máy nông nghiệp; tín dụng nội bộ và quản lý, thu thuế chợ.

HTX đã quan tâm ưu tiên phát triển dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho thành viên theo hướng tích tụ ruộng đất. Qua đó, đã gia tăng giá trị thu nhập hàng năm của các thành viên lên từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, HTX còn thực hiện quy vùng sản xuất theo tiêu chí cánh đồng mẫu lớn, tạo thuận lợi để canh tác cùng một giống, gieo cấy và thu hoạch vào cùng thời điểm…. Nhờ đó, đã rút ngắn được thời gian bơm nước, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hoá công việc đồng ruộng…Những dịch vụ HTX thực hiện, đã giảm đáng kể chi phí sản xuất và gia tăng giá trị thu nhập của thành viên là các hộ gia đình.

Khác với mô hình chuyển đổi HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ ở tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định lại có nhiều huyện thực hiện theo cách làm thứ 2 là giải thể các HTX kiểu cũ để thành lập HTX mới theo Luật định.

Khảo sát mô hình HTX Đông Tiến thuộc huyện Hải Hậu, các nhà nghiên cứu nhận thấy, HTX đã được thành lập sau ngày Đại hội HTX nông nghiệp kiểu cũ kết thúc nhiệm kỳ và hoàn tất hồ sơ, thủ tục giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 2015.

Căn cứ vào Luật HTX ban hành năm 2012, một số cán bộ và thành viên tâm huyết với sản xuất nông nghiệp đã đăng ký góp vốn và xin thành lập HTX với số vốn ban đầu là 350 triệu đồng (người góp cao nhất 70 triệu và người thấp nhất là 5 triệu đồng). Ngày 15 tháng 01 năm 2016 HTX được thành lập mang tên HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Kinh doanh Tổng hợp (HTXDVNN&KDTH) với đầy đủ quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm.

Thành viên tham gia HTX gồm 18 người chính thức góp vốn và trên 1.700 hộ gia đình sử dụng dịch vụ của HTX. Thành viên chính thức góp vốn bầu ra bộ máy quản lý gồm 3 người trong Hội đồng Quản tri; HTX có 16 lao động thường xuyên trong đội thuỷ nông chuyên trách và 06 nhân viên bán hàng làm dịch vụ. Kinh doanh dịch vụ được quy định cụ thể gồm có dịch vụ bắt buộc; dịch vụ cung ứng giống lúa, sản xuất giống lúa và thuốc bảo vệ thực vật.

Về các dịch vụ bắt buộc được giao quản lý 10 kênh dẫn nước cấp 2 và 201 mương cấp 3 với tổng chiều dài trên 61,8 Km. HTX chịu trách nhiệm hợp đồng làm thuỷ nông dẫn nước,nạo vét thuỷ lợi, diệt chuột cho các hộ sản xuất. Định mức thu dịch vụ này được xây dựng sau khi bàn bạc, được thành viên trong HTX đồng thuận và xã thu phí dịch vụ thông qua các trưởng thôn.

Đối với sản xuất và cung ứng lúa giống. HTX có nhiệm vụ thường xuyên theo rõi, tìm hiểu những giống mới, có năng suất cao và chất lượng tốt để phục vụ sản xuất; chịu trách nhiệm cam kết cùng các công ty cung cấp giống bảo hành chất lượng đến khu thu hoạch, đáp ứng ít nhất 90% nhu cầu sản xuất. Việc liên kết sản xuất lúa giống, thông qua hợp đồng, HTX phảỉ hình thành được những cánh đồng mấu lớn cấy lúa giống với giá sản xuất cao hơn 25% so với giá sản xuất lúa tiêu dùng thông thường.

Về cung ứng thuốc BVTV. HTX phải đảm bảo hợp đồng mua bán sản phẩm chất lượng tốt, thân thiện với môi trường và đáp ứng được từ trên 80% nhu cầu.

Với cơ chế quản lý theo luật, HTX Đông Tiến đã góp phần ổn định giá cả trên địa bàn. Nông dân được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới về giống lúa. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh HTX được tự chủ, không bị ràng buộc như trước đây đã giúp phát phát triển mạnh mẽ kinh tế các hộ gia đình.

2.2.2.Về mô hình HTX dẫn dắt kinh tế hộ thành viên phát triển sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

Là mô hình mang tính phổ biến sau mô hình HTX làm dịch vụ tổng hợp, những HTX mới thành lập có quy mô không lớn; khởi đầu thường chỉ có từ 7 đến vài chục thành viên. Thành viên tham gia HTX thường là những hộ có kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế khá để cùng phát triển một hay một số nhóm sản phẩm nông nghiệp.

Từ nhu cầu thị trường và mong muốn nâng cao thu nhập, nhiều trang trại và hộ nông dân đã cùng liên kết, hợp tác để tham gia vào chuỗi giá trị nông sản an toàn. Ở đây, HTX giữ vai trò là người tổ chức sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Nhờ chuyên môn hoá sâu và áp dụng công nghệ tiên tiến nên giá trị sản xuất kinh doanh của HTX đạt được khá cao, có thể từ hàng trăm triệu đến nhiều chục tỷ đồng.

Xem thêm: Garena Gold Membership Là Gì, Yêu Cầu Và Quyền Lợi Của Gold Membership

2.2.2.HTX sản xuất và thương mại thuỷ sản Xuyên Việt, xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc

Trong những HTX dẫn dắt kinh tế hộ thành viên phát triển ở châu thổ sông Hồng, Hồng Hưng là một điển hình nổi bật của tỉnh hải Dương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *