Thông tư 35/2016/TT-BTC hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung quy định Quy trình thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản nhà nước; quản lý thu, chi liên quan đến mua sắm tập trung.

Đang xem: Hướng dẫn mua sắm tập trung

 

1. Quy trình thực hiện mua sắm tập trung

Quy trình thực hiện mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung được Thông tư số 35 quy định như sau:

– Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản.

– Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung.

– Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.

– Tổ chức lựa chọn nhà thầu.

– Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo thỏa thuận khung.

– Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung.

– Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản.

– Thanh toán, bàn giao, tiếp nhận tài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản.

– Bảo hành, bảo trì tài sản.

2. Quản lý thu, chi liên quan đến mua sắm tập trung

Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ mua sắm tập trung của đơn vị mua sắm tập trung chuyên nghiệp được Thông tư 35/2016 Bộ Tài chính quy định như sau:

– Đối với gói thầu thực hiện theo nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao: Trường hợp các khoản thu không đủ để bù đắp các khoản chi thì phần chênh lệch được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của đơn vị mua sắm tập trung; trường hợp các khoản thu lớn hơn các khoản chi, đơn vị mua sắm tập trung được bổ sung số tiền chênh lệch vào kinh phí hoạt động của đơn vị để sử dụng theo quy định pháp luật;

– Thông tư số 35/2016/BTC quy định đối với các gói thầu thực hiện theo hợp đồng cung cấp dịch vụ tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản, đơn vị mua sắm tập trung quản lý, sử dụng số tiền thu được từ mua sắm tập trung theo quy định.

3. Công khai, báo cáo mua sắm tập trung

Trình tự và thời hạn báo cáo tình hình mua sắm tập trung hàng năm được Thông tư 35/2016/TT-BTC quy định như sau:

– Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Y tế trước ngày 31/01;

– Đơn vị mua sắm tập trung của Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh báo cáo Bộ, cơ quan trung ương và UBND tỉnh để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính trước ngày 28/02;

– Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh lập báo cáo gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/3;

– Theo Thông tư số 35 năm 2016, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả mua sắm tập trung của cả nước cùng với Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hàng năm theo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trước ngày 31/3;

– Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong phạm vi cả nước trước ngày 30/4.

 

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ TÀI CHÍNH ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 35/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC MUA SẮM TÀI SẢN NHÀ NƯỚC THEO PHƯƠNG THỨC TẬP TRUNG

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sảnnhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nướcngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CPngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hànhmột số Điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CPngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều củaLuật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CPngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số08/2016/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việcmua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quảnlý công sản,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hànhThông tư hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viĐiều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc mua sắmtài sản nhà nước (hàng hóa, dịch vụ) theo phương thức tập trung, bao gồm:

a) Quy trình thực hiện mua sắm tậptrung đối với các loại tài sản nhà nước. Riêng quy trình thực hiện mua sắm tậptrung áp dụng cho đơn vị mua sắm tập trung thuốc tại Bộ Y tế và các địa phươngthực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

b) Quản lý thu, chi liên quan đến muasắm tập trung;

c) Các quy định khác liên quan đến việcmua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

2. Việc mua sắm các loại tài sản sauđây không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Thông tư này:

a) Tài sản đặc biệt và tài sản chuyêndùng tại đơn vị vũ trang nhân dân; tài sản của cơ quan đại diện nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Việt Nam ở nướcngoài;

b) Tài sản mua sắm từ nguồn vốn việntrợ, tài trợ, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài mànhà tài trợ có yêu cầu về mua sắm khác với quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Đơn vị mua sắm tập trung bao gồm:

a) Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia;

b) Đơn vị mua sắm tập trung của các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọichung là Bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(sau đây gọi chung là tỉnh).

2. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, Ban quản lý dự án (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị)thuộc các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh trực tiếp sử dụng tài sản thuộcdanh Mục mua sắm tập trung.

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộcphạm vi quy định tại Khoản 2 Điều này khi mua sắm tài sản bằng nguồn kinh phíkhông thuộc phạm vi quy định tại Điều 4 Thông tư này được khuyến khích áp dụngtheo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Yêu cầutrong mua sắm tập trung

1. Việc mua sắm phải tuân thủ tiêuchuẩn, định mức, chế độ, danh Mục tài sản mua sắm tập trung do cơ quan nhà nướccó thẩm quyền ban hành và công bố.

2. Thực hiện mua sắm trong phạm vi dựtoán được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, bảo đảm công khai, minh bạch,Tiết kiệm và có hiệu quả.

3. Bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại phùhợp với yêu cầu, nội dung hoạt động và quá trình cải cách nền hành chính nhà nước,cải cách tài chính công.

4. Việc mua sắm tập trung phải đượcthực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung.

5. Thực hiện theo đúng quy định củapháp luật về đấu thầu.

Điều 4. Nguồnkinh phí mua sắm tập trung

1. Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩmquyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Nguồn công trái quốc gia, trái phiếuChính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.

3. Nguồn vốn thuộc các chương trình,dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trongvà ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầumua sắm khác với quy định tại Thông tư này.

4. Nguồn kinh phí từ quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thườngxuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thườngxuyên; nguồn kinh phí từ Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước.

5. Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thutừ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế cônglập.

Điều 5. Cách thứcthực hiện mua sắm tập trung

Việc mua sắm tập trung được thực hiệntheo một trong hai cách thức sau đây:

1. Mua sắm tập trung theo cách thứcký thỏa thuận khung: Đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp nhu cầu mua sắm, tiến hànhlựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thuê tổ chức đấuthầu chuyên nghiệp lựa chọn nhà thầu, ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựachọn. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản trực tiếp ký hợp đồng mua sắm vớinhà thầu được lựa chọn, trực tiếp thanh toán cho nhà thầu được lựa chọn (trừtrường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán cho đơn vị mua sắm tậptrung), tiếp nhận tài sản, hồ sơ về tài sản và thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, chếđộ bảo hành, bảo trì tài sản từ nhà thầu được lựa chọn;

2. Mua sắm tập trung theo cách thứcký hợp đồng trực tiếp: Đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp nhu cầu mua sắm, tiếnhành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thuê tổ chứcđấu thầu chuyên nghiệp lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu đượclựa chọn và trực tiếp thanh toán cho nhà thầu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụngtài sản tiếp nhận tài sản, hồ sơ về tài sản và thực hiện chế độ bảo hành, bảotrì tài sản từ nhà thầu được lựa chọn.

Chương II

QUY TRÌNH THỰCHIỆN MUA SẮM TẬP TRUNG

Mục 1: QUY TRÌNH THỰC HIỆN MUA SẮMTẬP TRUNG THEO CÁCH THỨC KÝ THỎA THUẬN KHUNG

Điều 6. Quy trìnhthực hiện mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung

1. Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tàisản.

2. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tậptrung.

3. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạchlựa chọn nhà thầu.

4. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.

5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu.

6. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thươngthảo thỏa thuận khung.

7. Thẩm định, phê duyệt và công khaikết quả lựa chọn nhà thầu.

8. Ký kết thỏa thuận khung về mua sắmtập trung.

9. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản.

10. Thanh toán, bàn giao, tiếp nhậntài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản.

11. Bảo hành, bảo trì tài sản.

Điều 7. Lập, phê duyệtdự toán mua sắm tập trung

1. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độquản lý, sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, nhu cầu vàhiện trạng sử dụng tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sảnđề xuất nhu cầu mua sắm tài sản cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm,trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhànước; trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, dự toán kinh phí mua sắmtài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định giaodự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước cho cơ quan, tổ chức,đơn vị có nhu cầu và đủ Điều kiện được mua sắm tài sản.

Điều 8. Tổng hợpnhu cầu mua sắm tập trung

1. Căn cứ thông báo dự toán mua sắmtài sản được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lậpvăn bản đăng ký mua sắm tập trung gửi cơ quan quản lý cấp trên (sau đây gọi làđầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung củacác Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

Nội dung chủ yếu của văn bản đăng kýmua sắm tập trung bao gồm:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếpsử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc mua sắm;

b) Chủng loại, số lượng tài sản mua sắmtập trung;

c) Dự toán, nguồn vốn thực hiện mua sắmtập trung và phương thức thanh toán;

d) Dự kiến thời gian, địa Điểm giao,nhận tài sản sau khi hoàn thành mua sắm và các đề xuất khác (nếu có).

2. Đơn vị mua sắm tập trung tại các Bộ,cơ quan trung ương, các tỉnh có trách nhiệm:

a) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trungcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Mẫusố 01a/TH/MSTT ban hành kèm theo Thông tư này để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầuvà hồ sơ mời thầu đối với tài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung cấp Bộ, cơquan trung ương và địa phương;

b) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trungcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Mẫusố 01b/TH/MSTT ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Bộ, cơ quan trung ương, Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhândân cấp tỉnh) phê duyệt, gửi Bộ Tài chính đối với tài sản thuộc danh Mục mua sắmtập trung cấp quốc gia trước ngày 28 tháng 02 hàng năm.

3. Đơn vị mua sắm tập trung quốc giatổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung cấp quốc gia theo Mẫu số 02/TH/MSTT ban hànhkèm theo Thông tư này để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu đối vớitài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung cấp quốc gia.

4. Trường hợp quá thời hạn quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này mà cơ quan, tổ chức, đơn vị và các Bộ, cơ quan trungương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không gửi nhu cầu mua sắm tập trung thì không đượcphép mua sắm tài sản đó.

Điều 9. Lập, phêduyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Đơn vị mua sắm tập trung lập kế hoạchlựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việcthẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về đấu thầu.

2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựachọn nhà thầu mua sắm tập trung được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kếhoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung quốc gia;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quantrung ương phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung của Bộ, cơquan trung ương;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung thuộc địa phương.

3. Việc phân chia tài sản mua sắmthành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảođảm đồng bộ trong việc mua sắm, quy mô gói thầu hợp lý, bảo đảm khả năng bảohành và các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp. Nghiêm cấm việc chia dự án,dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật nhằm Mụcđích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

Điều 10. Chuẩn bịlựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thươngthảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổchức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định,phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định củapháp luật về đấu thầu.

2. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiệnlựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đơnvị mua sắm tập trung được phép thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện lựachọn nhà thầu cung cấp tài sản theo quy định tại Điều 26 Thông tư này trong trườnghợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thực hiện.

3. Đối với thông tin về đấu thầu muasắm tập trung, ngoài việc đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấuthầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được thuêcung cấp dịch vụ đấu thầu phải thực hiện đăng tải trên Trang thông tin về tài sảnnhà nước của Bộ Tài chính (đối với tất cả các gói thầu mua sắm tập trung) và Cổngthông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương và của tỉnh (đối với các gói thầumua sắm tập trung của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương).

Điều 11. Ký kếtthỏa thuận khung về mua sắm tập trung

1. Thỏa thuận khung về mua sắm tậptrung được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu cung cấp tài sản đượclựa chọn.

2. Thỏa thuận khung về mua sắm tậptrung được lập thành văn bản theo Mẫu số 03/TTK/MSTT ban hành kèm theo Thông tưnày.

3. Đơn vị mua sắm tập trung có tráchnhiệm:

a) Đăng tải danh sách các nhà thầu đượclựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa nhà thầu và Đơn vị mua sắm tập trung,tài liệu mô tả chi Tiết từng tài sản (tên, tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, màu sắc,xuất xứ); mẫu hợp đồng mua sắm với từng loại tài sản trên Trang thông tin vềtài sản nhà nước của Bộ Tài chính (đối với tất cả các gói thầu mua sắm tậptrung) và Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh (đối vớicác gói thầu mua sắm tập trung của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương);

b) Thông báo bằng hình thức văn bản đếncác cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp gửi nhu cầu mua sắm tập trung về đơn vịmua sắm tập trung, cụ thể:

– Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia gửithông báo đến các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh;

– Đơn vị mua sắm tập trung của Bộ, cơquan trung ương, các tỉnh gửi thông báo đến các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắmtập trung.

4. Trên cơ sở thông báo bằng văn bảncủa đơn vị mua sắm tập trung theo quy định nêu trên, các Bộ, cơ quan trung ương,các tỉnh, các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung thông báo cho cơ quan, tổchức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản biết để ký hợp đồng mua sắm tài sản.

Điều 12. Ký kếthợp đồng mua sắm tài sản

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếpsử dụng tài sản ký hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu đã được đơn vị mua sắmtập trung ký thỏa thuận khung. Trường hợp tại thời Điểm ký hợp đồng mua sắm tàisản, giá bán tài sản do nhà cung cấp công bố thấp hơn giá trúng thầu mua sắm tậptrung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đàm phán với nhà thầuđể giảm giá, bảo đảm giá mua không cao hơn giá do nhà cung cấp công bố tại thờiĐiểm ký hợp đồng.

2. Hợp đồng mua sắm tài sản được lậpthành văn bản theo Mẫu số 04a/HĐMS/MSTT ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hợp đồng mua sắm của các cơ quan,tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản được gửi 01 bản cho đơn vị mua sắm tậptrung hoặc đăng nhập thông tin về hợp đồng mua sắm tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốcgia về tài sản nhà nước theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng của Bộ Tài chính.

Điều 13. Thanhtoán mua sắm tài sản

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếpsử dụng tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựachọn.

2. Việc thanh toán tiền mua sắm tài sảnđược thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận khung và hợp đồngmua sắm tài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn.

3. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểmsoát chi đối với các Khoản mua sắm từ ngân sách nhà nước theo quy định của phápluật.

Điều 14. Bàngiao, tiếp nhận tài sản

1. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sảnđược thực hiện giữa hai bên (nhà thầu cung cấp tài sản và cơ quan, tổ chức, đơnvị trực tiếp sử dụng tài sản) theo hợp đồng mua sắm tài sản đã ký kết.

2. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sảnphải lập thành Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định tạiMẫu số 05a/BBGN/MSTT ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo các hồ sơ, tài liệucó liên quan, gồm:

a) Hợp đồng mua sắm tài sản (bảnchính);

b) Hóa đơn bán hàng (bản chính);

c) Phiếu bảo hành (bản chính);

d) Hồ sơ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫnsử dụng (bản chính);

đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếucó).

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếpsử dụng tài sản có trách nhiệm tiếp nhận, theo dõi trên sổ kế toán, quản lý, sửdụng tài sản được trang bị theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật vềquản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 15. Quyếttoán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếpsử dụng tài sản có trách nhiệm:

a) Thanh lý hợp đồng mua sắm tài sảnvới nhà thầu được lựa chọn;

b) Quyết toán kinh phí mua sắm tài sản.

2. Việc quyết toán, thanh lý hợp đồngmua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật và hợp đồng mua sắmtài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn.

Điều 16. Bảohành, bảo trì tài sản

1. Nhà thầu được lựa chọn cung cấptài sản có trách nhiệm bảo hành, bảo trì đối với tài sản đã cung cấp.

2. Nội dung công việc bảo hành, thờihạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên (cơ quan, tổ chức,đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu trúng thầu)phải được thể hiện trong hồ sơ mời thầu, thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắmtài sản.

Mục 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN MUA SẮMTẬP TRUNG THEO CÁCH THỨC KÝ HỢP ĐỒNG TRỰC TIẾP

Điều 17. Quytrình thực hiện mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp

1. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tậptrung.

2. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạchlựa chọn nhà thầu.

3. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.

4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu.

5. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thươngthảo hợp đồng.

6. Thẩm định, phê duyệt và công khaikết quả lựa chọn nhà thầu.

7. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản.

8. Thanh toán, bàn giao, tiếp nhậntài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản.

9. Bảo hành, bảo trì tài sản.

Điều 18. Tổng hợpnhu cầu mua sắm tập trung

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầumua sắm tài sản để phục vụ hoạt động các chương trình, dự án sử dụng vốn nướcngoài mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp cótrách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung, gửi cơ quan quản lý cấptrên. Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, gửi đơn vị mua sắm tập trung để tập hợpnhu cầu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 19. Lập,phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọnnhà thầu mua sắm tập trung thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 20. Chuẩn bịlựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thươngthảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổchức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định,phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều10 Thông tư này.

Điều 21. Ký kếthợp đồng mua sắm tài sản

1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầucung cấp tài sản, đơn vị mua sắm tập trung đàm phán, ký hợp đồng mua sắm tài sảnvới nhà thầu được lựa chọn.

2. Hợp đồng mua sắm tài sản được lậpthành văn bản theo Mẫu số 04b/HĐMS/MSTT ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 22. Thanhtoán mua sắm tài sản

1. Đơn vị mua sắm tập trung có tráchnhiệm thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản thông qua một trong các hình thứcsau đây:

a) Đơn vị mua sắm tập trung đề nghịcơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu cung cấptài sản;

b) Đơn vị mua sắm tập trung đề nghịcơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung đểthanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản.

2. Việc thanh toán tiền mua sắm tài sảnthực hiện theo quy định của pháp luật và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhàthầu cung cấp tài sản.

3. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểmsoát chi đối với các Khoản mua sắm từ ngân sách nhà nước theo quy định của phápluật.

Điều 23. Bàngiao, tiếp nhận tài sản

1. Căn cứ hợp đồng mua sắm tài sản đãký kết, đơn vị mua sắm tập trung thông báo kế hoạch và thời gian bàn giao tài sảncho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản chậm nhất là 15 ngày trướcngày bàn giao.

2. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sảnđược thực hiện giữa ba bên (nhà thầu trúng thầu, đơn vị mua sắm tập trung và cơquan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản). Địa Điểm bàn giao, tiếp nhậntài sản cần phải thuận lợi cho cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài sản và Tiếtkiệm chi phí khi bàn giao, tiếp nhận tài sản.

3. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sảnphải được lập thành Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản theo Mẫu số05b/BBGN/MSTT ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo các hồ sơ, tài liệu cóliên quan gồm:

a) Hợp đồng mua sắm tài sản (bảnchính);

b) Hóa đơn bán hàng (bản chính hoặc bảnsao theo quy định);

c) Phiếu bảo hành (bản chính);

d) Hồ sơ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫnsử dụng (bản chính);

đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếucó).

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếpsử dụng tài sản có trách nhiệm tiếp nhận, hạch toán kế toán, quản lý, sử dụngtài sản theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về quản lý, sử dụngtài sản nhà nước. Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm mở sổ theo dõi tài sảnbàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.

Điều 24. Quyếttoán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản

1. Thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản:

a) Đơn vị mua sắm tập trung có tráchnhiệm thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu cung cấp tài sản;

b) Việc thanh lý hợp đồng mua sắm tàisản thực hiện theo quy định của pháp luật và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký vớinhà thầu cung cấp tài sản.

2. Quyết toán kinh phí mua sắm tài sản:

a) Cơ quan quản lý chương trình, dựán chịu trách nhiệm quyết toán trong trường hợp thanh toán tiền mua tài sảntheo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Thông tư này.

b) Đơn vị mua sắm tập trung có tráchnhiệm quyết toán với cơ quan quản lý chương trình, dự án trong trường hợp thanhtoán tiền mua tài sản theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 22 Thông tư này.

Điều 25. Bảo hành,bảo trì tài sản

1. Nhà thầu được lựa chọn cung cấptài sản có trách nhiệm bảo hành, bảo trì đối với tài sản đã cung cấp.

2. Nội dung công việc bảo hành, thờihạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên (cơ quan, tổ chức,đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu trúng thầu)phải được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng mua sắm tài sản.

Mục 3: LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐẤU THẦUCHUYÊN NGHIỆP TRONG MUA SẮM TẬP TRUNG

Điều 26. Lựa chọntổ chức đấu thầu chuyên nghiệp trong mua sắm tập trung

Trường hợp đơn vị mua sắm tập trungkhông đủ năng lực tổ chức lựa chọn nhà thầu thì được phép thuê tổ chức đấu thầuchuyên nghiệp để tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản. Việc lựa chọn tổchức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Xem thêm: Nằm Mơ Thấy Con Ó Là Con Gì, Chiêm Bao Mơ Thấy Con Ó Số Đề Số Mấy

Điều 27. Hợp đồngthuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp trong mua sắm tập trung

1. Hợp đồng thuê tổ chức đấu thầuchuyên nghiệp trong mua sắm tập trung được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trungvà tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp.

2. Hợp đồng thuê tổ chức đấu thầuchuyên nghiệp trong mua sắm tập trung phải được lập thành văn bản và có các nộidung chủ yếu sau đây:

a) Thông tin của đơn vị mua sắm tậptrung;

b) Thông tin của tổ chức đấu thầuchuyên nghiệp;

c) Chủng loại, số lượng tài sản kèmtheo mô tả chi Tiết các yêu cầu về tài sản cần mua sắm;

d) Giá trị mua sắm dự kiến;

đ) Hình thức lựa chọn nhà thầu;

e) Thời hạn hoàn thành việc lựa chọnnhà thầu cung cấp tài sản;

g) Chi phí thuê tiến hành lựa chọn nhàthầu trong mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật;

h) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

i) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

k) Các nội dung khác do các bên thỏathuận phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Việc chấm dứt thực hiện lựa chọn tổchức đấu thầu chuyên nghiệp trong mua sắm tập trung thực hiện theo quy định củapháp luật về dân sự.

Chương III

QUẢN LÝ THU, CHILIÊN QUAN ĐẾN MUA SẮM TẬP TRUNG

Điều 28. Các Khoảnthu liên quan đến mua sắm tập trung

1. Đối với đơn vị mua sắm tập trungchuyên nghiệp:

a) Thu từ việc bán hồ sơ mời thầutheo quy định của pháp luật về đấu thầu;

b) Thu từ nhà thầu trong trường hợpgiải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

c) Thu về bảo đảm dự thầu, bảo đảm thựchiện hợp đồng trong trường hợp nhà thầu không được nhận lại các Khoản chi phínày theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

d) Thu từ cung cấp dịch vụ trong trườnghợp cung cấp dịch vụ tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản cho đơn vịmua sắm tập trung khác;

đ) Các Khoản thu khác theo quy định củapháp luật.

2. Đối với đơn vị mua sắm tập trungkiêm nhiệm được thu các Khoản quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ Khoản thu quyđịnh tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

Điều 29. Các Khoảnchi liên quan đến mua sắm tập trung

1. Nội dung chi:

a) Chi phí trong lựa chọn nhà thầucung cấp tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật đấu thầu năm2013, Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật đấu thầuvề lựa chọn nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Chi thuê tổ chức đấu thầu chuyênnghiệp và chi phí thuê tư vấn (nếu có) để lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sảntrong mua sắm tập trung theo quy định;

c) Chi phí bàn giao, tiếp nhận tài sản;

d) Chi giải quyết các kiến nghị củanhà thầu (nếu có);

đ) Chi hoạt động liên quan trực tiếpthực hiện mua sắm tập trung;

e) Các Khoản chi khác có liên quantheo quy định của pháp luật.

2. Mức chi đối với các Khoản chi phíquy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ docơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, định mứcvà chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì người đứng đầu đơn vịmua sắm tập trung quyết định mức chi, đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý tàichính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 30. Quảnlý, sử dụng số tiền thu được từ mua sắm tập trung

1. Quản lý, sử dụng số tiền thu đượctừ mua sắm tập trung của đơn vị mua sắm tập trung chuyên nghiệp:

a) Đối với gói thầu thực hiện theonhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao: Trường hợp các Khoản thu khôngđủ để bù đắp các Khoản chi thì phần chênh lệch được sử dụng từ nguồn kinh phíđược phép sử dụng của đơn vị mua sắm tập trung; trường hợp các Khoản thu lớnhơn các Khoản chi, đơn vị mua sắm tập trung được bổ sung số tiền chênh lệch vàokinh phí hoạt động của đơn vị để sử dụng theo quy định của pháp luật;

b) Đối với các gói thầu thực hiệntheo hợp đồng cung cấp dịch vụ tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản,đơn vị mua sắm tập trung quản lý, sử dụng số tiền thu được từ mua sắm tập trungtheo quy định của pháp luật.

2. Quản lý, sử dụng số tiền thu đượctừ mua sắm tập trung của đơn vị mua sắm tập trung kiêm nhiệm: Trường hợp cácKhoản thu không đủ để bù đắp các Khoản chi thì phần chênh lệch được sử dụng từnguồn kinh phí được phép sử dụng của đơn vị mua sắm tập trung; trường hợp cácKhoản thu lớn hơn các Khoản chi, đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm nộpngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương IV

CÔNG KHAI, BÁOCÁO MUA SẮM TẬP TRUNG

Điều 31. Côngkhai trong mua sắm tập trung

Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệmcông khai các thông tin về mua sắm tập trung bao gồm:

1. Công khai nhu cầu mua sắm tậptrung:

a) Nội dung công khai: Số lượng tài sảnmua sắm; chủng loại tài sản mua sắm; dự toán mua sắm tài sản; nguồn vốn mua sắmtài sản.

b) Thời gian thực hiện công khai: Chậmnhất là 30 ngày, kể từ ngày tổng hợp xong nhu cầu mua sắm tập trung.

2. Công khai kế hoạch lựa chọn nhà thầumua sắm tập trung: Nội dung và thời gian thực hiện công khai theo quy định củapháp luật về đấu thầu.

3. Công khai kết quả mua sắm tậptrung:

a) Nội dung công khai: Số lượng tài sảnmua sắm; chủng loại tài sản mua sắm; đơn giá mua sắm tài sản; nguồn vốn mua sắmtài sản; hình thức mua sắm tài sản; nhà thầu cung cấp tài sản; các Khoản hoa hồng,chiết khấu, khuyến mãi (nếu có) khi thực hiện mua sắm.

b) Thời gian thực hiện công khai:Theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Hình thức công khai: Ngoài cáchình thức công khai được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; việccông khai các thông tin về mua sắm tập trung tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản3 Điều này được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương,địa phương có liên quan và Trang thông tin về tài sản nhà nước.

Điều 32. Báo cáomua sắm tập trung

1. Hàng năm, đơn vị mua sắm tập trungcó trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện mua sắm tập trung của năm trước theoquy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

2. Báo cáo tình hình thực hiện mua sắmtập trung là một nội dung trong báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhànước. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn các Bộ,cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, đơn vị về một sốnội dung cụ thể của báo cáo (nếu cần).

3. Nội dung báo cáo bao gồm:

a) Danh Mục mua sắm tập trung;

b) Kết quả mua sắm tập trung trongnăm;

c) Tổng số tiền Tiết kiệm được do muasắm tập trung (Tổng dự toán mua sắm tài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung -Tổng chi thực tế mua sắm tài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung) trong năm;

d) Xử lý vi phạm trong mua sắm tậptrung.

4. Trình tự và thời hạn báo cáo tìnhhình mua sắm tập trung hàng năm được quy định như sau:

a) Đơn vị mua sắm tập trung quốc giabáo cáo Bộ Tài chính, Bộ Y tế trước ngày 31 tháng 01;

b) Đơn vị mua sắm tập trung của Bộ,cơ quan trung ương và tỉnh báo cáo Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnhđể tổng hợp, gửi Bộ Tài chính trước ngày 28 tháng 02;

c) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy bannhân dân cấp tỉnh lập báo cáo gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3;

d) Bộ Tài chính tổng hợp báo cáoChính phủ kết quả mua sắm tập trung của cả nước cùng với Báo cáo tình hình quảnlý, sử dụng tài sản nhà nước hàng năm theo quy định của Luật quản lý, sử dụngtài sản nhà nước trước ngày 31 tháng 3;

đ) Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hìnhquản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong phạm vi cả nước trước ngày 30 tháng 4.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 33. Hiệu lựcthi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 10 tháng 4 năm 2016.

Bãi bỏ Thông tư số 22/2008/TT-BTCngày 10 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung củaQuy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thứctập trung ban hành kèm theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thực hiện mua sắm tập trung trongnăm 2016:

a) Đối với các gói thầu đã được cấpcó thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày 10 tháng 4 năm2016 (đối với xe ô tô thuộc danh Mục mua sắm tập trung cấp quốc gia), trướcngày 30 tháng 6 năm 2016 (đối với tài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung củaBộ, cơ quan trung ương, địa phương) thì tiếp tục thực hiện mua sắm theo quy địnhhiện hành.

b) Đối với các trường hợp mua xe ô tôtrong danh Mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia không thuộc phạm vi quy địnhtại Điểm a Khoản này thì thực hiện như sau:

– Căn cứ thông báo dự toán mua sắmtài sản được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lậpvăn bản đăng ký mua sắm tập trung đối với xe ô tô thuộc danh Mục mua sắm tậptrung cấp quốc gia, gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, gửi đơn vị mua sắmtập trung của Bộ, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trướcngày 30 tháng 4 năm 2016.

– Đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vịkhác (trong trường hợp chưa có đơn vị mua sắm tập trung) của các Bộ, cơ quantrung ương, các tỉnh có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của Bộ,cơ quan trung ương, địa phương theo Mẫu số 01b/TH/MSTT ban hành kèm theo Thôngtư này, báo cáo Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, gửiBộ Tài chính đối với xe ô tô thuộc danh Mục mua sắm tập trung cấp quốc gia trướcngày 30 tháng 5 năm 2016.

– Đơn vị mua sắm tập trung quốc giathuộc Bộ Tài chính thực hiện việc mua sắm đối với xe ô tô thuộc danh Mục mua sắmtập trung cấp quốc gia theo quy trình quy định tại Thông tư này.

c) Đối với các trường hợp mua tài sảntrong danh Mục mua sắm tập trung của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương khôngthuộc phạm vi quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trungương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn đăng ký mua sắmtập trung và thời hạn tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung cho phù hợp với tìnhhình thực tế.

3. Trong quá trình triển khai thực hiệnThông tư này, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vịphản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước; – Cổng TTĐT Chính phủ; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – Cổng TTĐT Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; – Lưu: VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Chí

Mẫu số 01a/TH/MSTT

ĐƠN VỊ MUA SẮM TẬP TRUNG CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:…… ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM TẬPTRUNG CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG ………

Năm:…………

Số TT

Tên tài sản

Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản

Đơn vị tính

Số lượng

Dự toán (đồng)

Nguồn vốn mua sắm

Phương thức thanh toán

Dự kiến thời gian, địa Điểm giao nhận tài sản

Các đề xuất khác (để tham khảo)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Tài sản A

1

Đơn vị…

II

Tài sản B

1

Đơn vị…

III

Tài sản…

1

Đơn vị…

TỔNG CỘNG

NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên)

…………, ngày tháng năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

– Các cột 2, 3, 4, 5, 6, 7 là chỉtiêu bắt buộc.

– Cột 5: Ghi theo dự toán mua sắm đượccấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Cột 7: Ghi rõ phương thức thanhtoán (một lần hay nhiều lần, tiền mặt hay chuyển Khoản).

– Cột 8: Đề xuất thời gian, địa Điểmgiao nhận tài sản để đơn vị mua sắm tập trung tính toán phương án tổ chức thựchiện mua sắm cho phù hợp với thực tế.

– Cột 9: Ghi các thông tin để đơn vịmua sắm tập trung tham khảo trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp như: Màu sắc,công suất, xuất xứ của tài sản,…

Mẫu số 01b/TH/MSTT

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:……. ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM TẬPTRUNG QUỐC GIA

Năm:………..

Kính gửi:Bộ Tài chính

Số TT

Tên tài sản

Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản

Số lượng (chiếc)

Chủng loại

Dự toán (đồng)

Nguồn vốn mua sắm

Phương thức thanh toán

Dự kiến thời gian, địa Điểm giao nhận xe ô tô

Các đề xuất khác (để tham khảo)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Xe ô tô phục vụ chức danh

1

Đơn vị…

II

Xe ô tô phục vụ công tác chung

1

Đơn vị…

III

Xe ô tô chuyên dùng

1

Đơn vị…

TỔNG CỘNG

NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên)

…………….., ngày tháng năm…….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

– Các cột 2, 3, 4, 5, 6, 7 là chỉtiêu bắt buộc.

– Cột 2: Đề nghị nêu rõ chức danh đượcđề nghị trang bị xe ô tô: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh,…

– Cột 4: Ghi số chỗ ngồi (4 chỗ, 5 chỗ,…);nếu là xe 02 cầu thì ghi rõ xe 02 cầu và số chỗ ngồi.

– Cột 5: Ghi theo dự toán mua sắm đượccấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Cột 7: Ghi rõ phương thức thanhtoán (một lần hay nhiều lần, tiền mặt hay chuyển Khoản).

– Cột 8: Đề xuất thời gian, địa Điểmgiao nhận tài sản để đơn vị mua sắm tập trung tính toán phương án tổ chức thựchiện mua sắm cho phù hợp với thực tế.

– Cột 9: Ghi các thông tin để đơn vịmua sắm tập trung tham khảo trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp như: Màu sắc,công suất, xuất xứ của xe ô tô,…

Mẫu số 02/TH/MSTT

ĐƠN VỊ MUA SẮM TẬP TRUNG QUỐC GIA ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM TẬPTRUNG QUỐC GIA

Năm:………..

Số TT

Tên tài sản

Bộ, ngành, địa phương

Số lượng (chiếc)

Chủng loại

Dự toán (đồng)

Nguồn vốn mua sắm

Phương thức thanh toán

Dự kiến thời gian, địa Điểm giao nhận

Các đề xuất khác (để tham khảo)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Xe ô tô phục vụ chức danh

1

Chức danh…

II

Xe ô tô phục vụ công tác chung

1

Bộ, ngành, địa phương…

III

Xe ô tô chuyên dùng

1

Bộ, ngành, địa phương…

TỔNG CỘNG

NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội, ngày tháng năm……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 03/TTK/MSTT

CỘNGHÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc——————

THỎA THUẬN KHUNG MUA SẮM TẬP TRUNG

Số:………………

Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CPngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều củaLuật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Quyết định số08/2016/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việcmua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung;

Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BTCngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhànước theo phương thức tập trung;

Căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu,hồ sơ lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu….

Hôm nay, ngày tháng năm , tại ……………., chúng tôi gồm có:

I. Đơn vị mua sắm tập trung:

Tên đơn vị:…………………………………………………………………………………………………………

Quyết định thành lập:……………………………………………………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………………..

Đại diện:………………………………………………………., chức vụ………………………………………

II. Nhà thầu cung cấp tài sản:

Tên đơn vị:…………………………………………………………………………………………………………

Giấy đăng ký kinh doanh:………………………………………………………………………………………

Quyết định thành lập:……………………………………………………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………………..

Đại diện:………………………………………………………., chức vụ………………………………………

Hai bên thống nhất ký kết thỏa thuậnkhung mua sắm tập trung với các nội dung sau:

Điều 1. Phạmvi cung cấp tài sản

1. Tên tài sản (mô tả chi Tiếttên, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ của hàng hóa) cung cấp.

2. Bảng kê số lượng tài sản.

3. Danh sách các cơ quan, tổ chức,đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.

Điều 2. Giábán tài sản

Giá bán tài sản tương ứng với từng loạitài sản tại Điều 1 của Hợp đồng.

Điều 3. Thanhtoán, thanh lý thỏa thuận khung

1. Thanh toán.

2. Thanh lý.

Điều 4. Thờigian, địa Điểm bàn giao tài sản (dự kiến)

1. Thời gian giao tài sản.

2. Địa Điểm giao tài sản.

Điều 5. Bảohành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng tài sản

1. Điều kiện bảo hành, bảo trì.

2. Đào tạo, hướng dẫn sử dụng tài sản.

Điều 6. Quyềnvà nghĩa vụ của các Bên có liên quan

1. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầucung cấp tài sản.

2. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị trựctiếp ký hợp đồng mua sắm, sử dụng tài sản.

3. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị mua sắmtập trung.

Điều 7. Thờihạn có hiệu lực của thỏa thuận khung.

Điều 8. Xửphạt do vi phạm thỏa thuận khung.

Xem thêm: Xét Nghiệm Hbeag Dương Tính Là Gì Trong Chẩn Đoán Viêm Gan B?

Điều 9. Cácnội dung liên quan khác.

Thỏa thuận khu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *